Cô gái Nhật và tiếng đàn nơi bệnh viện
Sáng thứ hai, nhiều người tìm đến khám bệnh ở Trung tâm Điều trị theo yêu cầu và quốc tế thuộc Bệnh viện Trung ương Huế với tâm trạng nặng nề, lo âu cho bệnh tình của mình.
Bất chợt tiếng đàn piano du dương từ xa vọng vào tiền sảnh. Những người đến khám bệnh đưa mắt tìm nơi phát ra tiếng nhạc và bất ngờ khi thấy cô gái tóc dài chấm lưng mải mê đánh đàn. Đó là Aya Muranushi (26 tuổi, người Nhật) hiện đang làm việc tại Phòng Chăm sóc khách hàng thuộc Trung tâm Điều trị theo yêu cầu và quốc tế. Mỗi ngày, Muranushi có nhiệm vụ tiếp đón và hướng dẫn bệnh nhân đến khám chữa bệnh như phát số thứ tự gọi khám, chỉ vị trí phòng khám nếu người bệnh yêu cầu.
Aya Muranushi đánh đàn giữa bệnh viện
Đã 5 tháng nay, Muranushi còn dùng tiếng đàn để xoa dịu bệnh nhân đến khám và điều trị. Trong lúc chờ đợi kết quả xét nghiệm, nhiều bệnh nhân đã tìm đến hàng ghế ngồi bên tiền sảnh để lắng nghe tiếng đàn của Muranushi. Mỗi khi có bệnh nhân yêu cầu, Muranushi không ngần ngại đàn và hát tặng bệnh nhân.
“Tôi mang hai dòng máu Việt – Nhật. Cha tôi là một giáo sư còn ông nội tôi là một bác sĩ. Tôi chơi nhạc từ lúc nhỏ và cảm thấy rất vui khi mang tiếng đàn, tiếng hát đến với bệnh nhân” – Muranushi chia sẻ.
Video đang HOT
Ông Trần Đức Minh, ngụ tại TP Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình), lần đầu tiên bắt gặp hình ảnh này tại bệnh viện. “Tiếng đàn đã làm cho không khí bệnh viện vơi bớt nặng nề, giúp tôi đỡ lo lắng khi đến khám bệnh” – ông tâm sự.
GS-TS Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế, cho biết bệnh viện thường xuyên tổ chức vệ sinh môi trường nhằm tạo quang cảnh xanh – sạch – đẹp. Bệnh viện cũng tổ chức các hoạt động âm nhạc, đàn piano để giúp bệnh nhân trong khi chờ khám được thưởng thức các bản nhạc hay. Các khu vực chờ cũng được bố trí tiện nghi, sạch sẽ hơn để giúp họ cảm thấy thân thiện, đỡ căng thẳng trong quá trình điều trị.
Bài và ảnh: Quang Nhật
Theo Người lao động
Bác sĩ áp lực vì quá nhiều người gọi điện hỏi về virus corona
Lo nhiễm virus corona, nhiều người liên tục gọi điện cho bác sĩ đặt câu hỏi, hoặc tới bệnh viện yêu cầu làm xét nghiệm.
Tại buổi tập huấn Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh viêm phổi cấp do virus corona chủng mới (nCoV) ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, nhiều bác sĩ than thở vì quá nhiều người gọi điện đặt câu hỏi về việc nghi nhiễm virus corona.
"Tôi thậm chí còn nhận được nhiều cuộc điện thoại ở địa phương hỏi tại sao có 3 người Trung Quốc vẫn đi lại bình thường ngoài đường", bác sĩ Lê Hồng Nga, Trung tâm Kiểm dịch TP.HCM (CDC), kể.
Bác sĩ Nga giải thích rõ, người Trung Quốc không phải yếu tố dịch tễ để nghi ngờ nhiễm bệnh mà chỉ có người từ vùng dịch trở về mới phải tính đến yếu tố này.
TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới. Ảnh: T.H.
TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, cũng chia sẻ áp lực khi bệnh viện liên tục phải tiếp nhận những cuộc gọi nghi nhiễm bệnh. Thậm chí, nhiều người đến tận bệnh viện yêu cầu xét nghiệm vì từng hát karaoke, ăn chung, hay ăn ở nhà hàng của người Trung Quốc...
Ngoài ra, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới còn phải chịu áp lực từ chính các cơ sở y tế tuyến dưới khi họ liên tục chuyển bệnh nhân lên, dù không có triệu chứng và yếu tố dịch tễ như hướng dẫn của Bộ Y tế.
Cụ thể, theo hướng dẫn của Bộ Y tế, nếu bệnh nhân không có các yếu tố dịch tễ thì không nhất thiết phải cách ly tại viện mà có thể tự cách ly tại nhà/cơ sở lưu trú nếu nghi ngờ.
Yếu tố dịch tễ bao gồm: Tiếp xúc gần với ca bệnh nghi hoặc xác định nhiễm 2019-nCoV; Làm việc hoặc có mặt tại nơi đang điều trị người nhiễm virus corona và tiếp xúc trực tiếp với người bệnh này.
"Có tình huống tuyến dưới chuyển lên, bệnh nhân không ngờ bị cách ly nên càng lo lắng. Ở ngoài thì nghi có virus chứ vào phòng cách ly là có virus thật. Vào trong thấy có người dương tính với virus trong đó hoảng quá lại chạy ra", bác sĩ Châu kể lại câu chuyện thực tế ở bệnh viện.
Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới cảnh báo nếu các cơ sở y tế tuyến dưới có bao nhiêu ca nghi nhiễm đều đẩy hết lên tuyến trên mà không tự xử lý, thì bệnh viện sẽ vỡ trận giống như Vũ Hán hiện nay.
Ông khuyến nghị các cơ sở y tế nếu không thấy đầy đủ triệu chứng và yếu tố dịch tế như hướng dẫn của Bộ Y tế thì cần tư vấn cho người bệnh, không cần vào viện cách ly.
"Nếu phân tuyến ngay từ đầu thì khi dịch chuyển biến xấu, các cơ sở có thể linh động tự xử lý. Bệnh viện chúng tôi chỉ hồi sức hô hấp như mọi bệnh viện chứ không có thuốc đặc trị gì đặc biệt hết", ông Châu giải thích.
Theo news.zing.vn
Sử dụng khẩu trang y tế hợp lý, tránh lãng phí không cần thiết Người già, trẻ em dù phải đội mưa vẫn hồ hởi chờ đến lượt nhận khẩu trang miễn phí, tình người là sự cho đi mà không cần nhận lại Trong buổi sáng ngày 8/2, tại Hà Nội có mưa nhỏ, tuy nhiên đông đảo người dân vẫn đội mưa chờ đến lượt được nhận khẩu trang miễn phí để phòng dịch nCoV....