Cô gái người Dao trở thành Đảng viên khi vừa tròn 18 tuổi
Đối với Đảng viên Lý Thị Thiêm trong suốt quá trình công tác tại xã Lao Chải, Mù Cang Chải, Yên Bái cô “được” nhiều hơn, được trưởng thành, được yêu quý và sống hết mình với đam mê hoạt động cộng đồng. Cô gái dân tộc Dao cho rằng, tuổi trẻ trọn vẹn chính là sống không hối tiếc, vượt qua hết mọi thử thách sẽ đạt được thành công.
Các thành tích Lý Thị Thiêm đã đạt được:
- Bằng khen đã có thành tích xuất sắc trong phong trào an ninh quốc phòng của UBND tỉnh Yên Bái năm 2019;
- Bằng khen đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện chương trình công tác Hội và phong trào thanh niên giai đoạn 2014 – 2019.
- Giấy khen hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2018 của Đảng ủy Lao Chải, Mù Cang Chải.
- Giấy khen có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện nhiệm vụ diễn tập khu vực phòng thủ huyện Mù Cang Chải năm 2018.
- Bằng khen “Đã có thành tích xuất sắc trong Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè 2017″, Số QĐ: 146 QĐKT/ TĐTN-VP, ngày 28 tháng 08 năm 2017 của Tỉnh Đoàn Yên Bái
- Giấy khen “Đã có thành tích xuất sắc trong công tác Đoàn và phong trào Thanh thiếu nhi năm 2017″ năm 2017 của Huyện đoàn Mù Cang Chải.
- Đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước năm 2017 của Ủy Ban Nhân dân xã Lao Chải.
- Giấy khen ” Hoàn Thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2017″ của Đảng Ủy Lao Chải…
Lý Thị Thiêm cảm thấy hạnh phúc khi được theo đuổi đam mê hoạt động cộng đồng.
Lý Thị Thiêm sinh năm 1992, cô vinh dự đứng vào hàng ngũ của Đảng cộng sản Việt Nam khi vừa tròn 18 tuổi. Lý Thị Thiêm về công tác tại Yên Bái được 3 năm, và quãng thời gian đầu với cô thật sự là thử thách cần kiên trì vượt qua.
“Cuộc sống của bà con trên này vẫn còn rất nhiều khó khăn, chủ yếu là dân tộc H’Mông, lúc ấy mình lại không biết tiếng, lại là người dân tộc khác nên cũng có nhiều rào cản lắm. Mình phải luôn cố gắng tìm hiểu phong tục tập quán, văn hóa, tiếp xúc, chuyện trò với mọi người nhiều hơn, rồi dần dần mọi thứ cũng trở nên ổn hơn”, Lý Thị Thiêm chia sẻ.
Video đang HOT
Cô không thể nào quên được những lần cõng con nhỏ đi đến các bản để học tiếng, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của người dân và vận động mọi người tham gia các phong trào chung.
Cuộc sống miền cao còn nhiều khó khăn nhưng Lý Thị Thiêm luôn vượt qua những thiếu thốn để hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Lý Thị Thiêm kể: “Có những lần mình đi họp bản về đường trơn, trời tối nữa vừa dắt xe vừa khóc, về đến nhà người lấm lem bùn đất. Mùa rét đậm rét hại thì lại đeo ủng đi từng nhà vận động bà con tránh rét cho gia súc. Mùa mưa lũ thì lại huy động đoàn viên đi tìm kiếm cứu nạn, di dời nhà cửa cho nhân dân, khi ấy mình phải để con ở nhà, cứ thế mà đi thôi.
Về đến nhà con đã ngủ hay có những lúc con ốm, sốt nặng mà mẹ vẫn không về được. Nói chung công tác ở vùng cao, có những khó khăn nhưng cũng hạnh phúc không kém khi được góp phần nhỏ giúp cuộc sống của bà con trở nên tốt đẹp hơn”.
Dường như những thử thách càng khiến cô gái này kiên trì, mạnh mẽ hơn. Bởi khó khăn là thế nhưng chưa bao giờ Lý Thị Thiêm muốn bỏ cuộc.
“Khi mình đã lựa chọn theo đuổi một điều gì đó thì mình luôn quyết tâm làm cho tròn. Dù công tác ở miền xuôi hay miền núi thì đều có những niềm vui riêng.
Cho đến bây giờ mình rất vui vì người dân biết đến mình, yêu quý mình và mình cảm thấy bản thân thật sự hạnh phúc”, Lý Thị Thiêm nói.
Cô cho rằng, sự lạc quan sẽ khiến mọi khó khăn cũng trở nên nhẹ nhàng hơn.
Lý Thị Thiêm luôn gương mẫu, đi đầu trong các phong trào, hoạt động của Đoàn – Hội, tiêu biểu như: Huy động hội viên hót gạt đất 9km đường sạt lở do ảnh hưởng mưa lũ tại xã Mồ Dề; Huy động hội viên thanh niên mở 22ha ruộng bậc thang trên địa bàn xã Lao Chải, Nậm Có và La Pán Tẩn; Tu sửa và làm mới 27km đường giao thông nông thôn với 3.882 ngày công tham gia trị giá trên 800 triệu đồng; huy động trên 1000 lượt hội viên tham gia khắc phục hậu quả bão lũ tại xã Lao Chải và Nậm Có…
Cũng chính tại Lao Chải, cô đã gặp gỡ, nên duyên và xây dựng mái nhà nhỏ hạnh phúc của riêng mình. Với cô, miền núi Mù Cang Chải dù khó khăn bao quanh nhưng con người thì vẫn luôn lạc quan và yêu đời.
Thi Thi
Theo dantri
Đảng viên đi đầu, TP.HCM rộ phong trào hiến đất làm đường
Quận 3, TP.HCM là nơi đi đầu mở rộng các con hẻm theo chủ trương nhà nước và dân cùng làm, trong đó đảng viên là ngọn cờ đầu hiến đất làm đường, tạo nên phong trào cho toàn thành phố.
Đảng viên đi trước...
Chị Nguyễn Thị Thu Thảo, cán bộ UBND phường 8 cho biết, để có con đường hẻm 62, Lý Chính Thắng, đẹp và khang trang như hôm nay, chị và nhiều cán bộ đảng viên phải đi mòn dép hàng năm trời để thuyết phục người dân. Thành quả là 153 hộ trong hẻm hiến đất để có được con hẻm này.
Gia đình ông bà Trần Văn Hương - Phạm Thị Minh Thêm đều có tuổi đảng trên 30 năm cũng chính là đảng viên đi đầu hiến đất khi phường có chủ trương mở hẻm.
Theo bà Thêm, mở rộng hẻm là chủ trương đúng đắn, đảng viên, cựu chiến binh trong hẻm mong muốn từ lâu. Nhớ con hẻm xưa nhỏ, xe đi vào chật chột, mưa lớn là thoát nước khó khăn. Nhiều người lo lắng lỡ có hỏa hoạn thì không biết phương án cứu hỏa thế nào...
Nhưng điều người dân trăn trở nhất, khi nơi đây là một m2 đất có giá hơn 150 triệu đồng. Hiến đất tư thành đất công cộng, một vài mét đất cũng là khoản tiền lớn.
Chị Nguyễn Thị Thu Thảo, cán bộ phường 8, quận 3 đang trò chuyện cùng ông Nguyễn Văn Tư, đảng viên đi đầu hiến đất mở đường. Phía sau là con hẻm 62 đẹp và khang trang hơn sau khi mở rộng. (Ảnh: HV)
Trong hẻm có 36 đảng viên tham gia chi bộ khu phố, từ khi có chủ trương thì tất cả đi đầu xin hiến đất. Ngoài ra, chi bộ thường xuyên họp để bàn cách đi thuyết phục người dân hiến đất.
" Nếu đảng viên hiến đất mà người dân còn băn khoăn thì khó mở rộng con hẻm. Giờ xong việc thì thấy vậy, chứ khi đó chi bộ họp liên miên, thuyết phục hàng năm trời, kiên trì theo kiểu mưa dầm thấm lâu để có được sự đồng thuận.
Nay thì nhìn con hẻm ai ai cũng cho rằng sự hiến đất, mở hẻm là xứng đáng. Thành quả có được hôm nay là nhờ đảng viên, cựu chiến binh đi đầu làm gương cho người dân làm theo", bà Thêm cho hay.
Ông Nguyễn Văn Tư (90 tuổi), đảng viên trên 30 tuổi đảng lớn lên và sinh sống tại con hẻm 62 cho hay, khi chưa mở rộng, hẻm hẹp có nơi chỉ khoảng 2m, có nới rộng nhất cũng chỉ hơn 3m, chật chội, nhếch nhác, hễ mưa xuống là ngập lênh láng.
" Ngay khi chủ trương mở hẻm được phát động, tôi là người đi đầu hiến hơn 5m2 đất và cũng là người đi vận động thêm anh em đảng viên, người dân trong hẻm hiến đất làm đường.
Kiên trì vận động 4 năm, họp chi bộ thuyết phục, tận dụng các buổi cà phê, trà nước thuyết phục mọi lúc, mọi nơi để có được con hẻm rộng rãi ngày hôm nay", ông Tư cho biết.
Nhìn con hẻm rộng có nơi 5-6m, xe hơi vào được so với trước đây chỉ chạy được xe máy, theo ông Tư và nhiều người dân là một thành quả xứng đáng.
" Hiến đất mở hẻm đến nay ai cũng biết được nhiều hơn mất, mất vài mét đất nhưng có được con hẻm khang trang, điện nước được đưa ngầm xuống, đường càng đẹp hơn. Trước đây hễ mưa là ngập, nay cảnh đó không còn, bà con ai cũng nhận ra chủ trương hiến đất, mở hẻm là đúng đắn", lời ông Tư.
Theo thống kê của UBND quận 3, từ năm 2015 đến nay, quận đã mở rộng được 23 tuyến hẻm từ đất người dân hiến. Đến hết năm 2019, cả quận có 37 tuyến hẻm được mở rộng với số hộ là 1.292 hộ, tổng diện tích đất được hiến hơn 7.200m2, tương ứng với số tiền gần 363,437 tỉ đồng.
Nở rộ phong trào hiến đất
Phó bí thư Thành ủy Trần Lưu Quang khi đến dự khánh thành hẻm 62 Lý Chính Thắng vui mừng cho biết, hẻm mở rộng không chỉ vì lợi ích của người dân, mà còn cho thấy cuộc vận động hiến đất đã được người dân đồng thuận, tin tưởng vào chính quyền.
Phó Bí thư thường trực Thành ủy Trần Lưu Quang chung vui với bà con hẻm 62 Lý Chính Thắng, Q3 trong ngày khánh thành mở rộng một con hẻm. (Ảnh: TL)
Theo UB Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM, đến nay, hàng chục ngàn người dân thành phố hiến hơn 2,2 triệu m2 đất, tương đương trên 2.200 tỷ đồng (tính giá trị đất theo đơn giá nhà nước). Điển hình như Quận 2, người dân hiến 21.100m2 (giá trị gần 122 tỷ đồng), Quận 7 trên 5.500m2 (trị giá 74 tỷ đồng), Quận 12 trên 11.000m2 (trị giá 33 tỷ đồng)...
Hưởng ứng phong trào hiến đất mở rộng hẻm, từ năm 2003-2018, người dân khu vực ngoại thành như Hóc Môn hiến trên 510.000m2 đất (giá trị hơn 33 tỷ đồng), huyện Củ Chi hiến gần 750.000m2 đất (giá trị 355 tỷ đồng), huyện Bình Chánh hiến 790.000m2 đất (trị giá trên 540 tỷ đồng)...
Tại Quận 9, qua 15 năm vận động đã mở rộng trên 100 tuyến hẻm, đường với số tiền 180 tỷ đồng, người dân hiến gần 20.000m2 đất làm đường trị giá khoảng 350 tỷ đồng...
Đi đầu trong phong trào hiến đất mở rộng hẻm, hiến đất cho các hoạt động xã hội từ thiện có thể kể đến là Hội Cựu chiến binh TP.HCM. Điển hình như cựu chiến binh Nguyễn Văn Coi, ngụ tại xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi đã hiến 500m2 đất khi Hội phát động; ông Bùi Công Hiệp ngụ tại phường Long Trường, Quận 9 tặng mảnh đất 2.500m2 cùng căn nhà để mở trường nuôi dạy trẻ mồ côi...
Theo Chủ tịch Hội Cựu chiến binh TP Nguyễn Văn Chương, những người lính sau khi rời quân ngũ đều giữ được truyền thống, phẩm chất tốt đẹp Bộ đội cụ Hồ luôn vì cộng đồng, xã hội.
Nhiều người không ngại đi đầu trong các hoạt động phong trào tại địa phương mà còn tuyên truyền, vận động người thân tham gia hiến đất, ngày công mở rộng đường cũng như nhiều hoạt động xã hội từ thiện khác.
Nhờ sự vận động, tuyên truyền của chính quyền, tổ chức đoàn thể cũng như sự đồng tình của nhân dân, đến nay, nhiều tuyến hẻm được mở rộng khang trang, diện mạo đô thị cải thiện đáng kể.
Nguồn: Vietnamnet
Kỷ luật 2 nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký quyết định thi hành kỷ luật đối với 2 vị nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ. Tại kỳ họp thứ 42, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật nhiều đảng viên, trong đó có ông Nguyễn Hữu Vũ và Văn Trọng Lý. Cụ thể tại Quyết định 156/QĐ-TTg,...