Cô gái mù và điếc đầu tiên tốt nghiệp trường Luật Harvard
Dù không thể nghe, nhìn từ nhỏ, Haben Girma vẫn quyết tâm đỗ trường luật với mong muốn sử dụng kinh nghiệm và kiến thức của bản thân để giúp đỡ người khuyết tật.
Haben Girma (32 tuổi) sinh ra với căn bệnh khiếm thị và khiếm thính bẩm sinh khiến cô không thể nghe, nhìn như người bình thường.
Từ khi còn nhỏ, cô vẫn luôn được cha mẹ và giáo viên dạy rằng cuộc sống của cô không bị giới hạn bởi những khiếm khuyết trên cơ thể vì tất cả vấn đề đều có giải pháp riêng. Vì thế, dù có một cơ thể không lành lặn, Girma chưa bao giờ tự ti về bản thân và luôn cố gắng đạt được mục tiêu của mình.
“Cha mẹ luôn cố gắng để tôi được tiếp cận mọi thứ. Họ dạy tôi sự bền bỉ. Do đó, tôi lớn lên với suy nghĩ rằng tôi có thể làm bất cứ điều gì”, Girma nói với Harvard New Bulletin.
Girma luôn nhận được sự động viên từ gia đình để thực hiện ước mơ của mình. Ảnh: NBC.
Trong cuộc phỏng vấn với NPR vào năm 2015, Girma cho biết mẹ của cô là người nhập cư. Bà rời bỏ Eritrea vào năm 1983, trong cuộc chiến tranh với Ethiopia, để đến Mỹ tị nạn và phải mất đến 2 tuần mới tới được Sudan.
Để tránh các nhóm quân sự khác nhau đóng quân trên suốt chặng đường, mẹ Girma chỉ dám đi vào ban đêm. Có những lúc bà phải ngủ trên cây được bao quanh bởi những con linh cẩu đói khát.
Cuối cùng, bà cũng đến được California (Mỹ) và gặp cha của Girma, cũng là một người nhập cư khác đến từ Ethiopia. Họ kết hôn và đón con gái đầu lòng vào năm 1988, đặt tên là Haben – nghĩa là tự hào.
Tại trường công lập địa phương ở Oakland, cô được học ngôn ngữ ký hiệu và chữ nổi. Ngoài học tập, cô cũng tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa như leo núi, chèo thuyền, trượt tuyết, đua xe đạp và khiêu vũ.
Nữ luật sư sinh năm 1988 thích tham gia những hoạt động ngoại khóa. Ảnh: Courtesy of Girma Family Collection.
Sau khi tốt nghiệp trung học, Girma đăng ký vào trường Cao đẳng Lewis và Clark ở bang Oregon, Mỹ. Là một sinh viên khuyết tật với tầm nhìn và thính giác hạn chế, cô đã có một khoảng thời gian khó khăn để tìm ra các khu nhà ăn trong trường.
Vì thực đơn của các nhà ăn thường được dán trên tường nên cô không thể xem chúng và chọn món. Thay vào đó, cô phải ăn bất cứ món gì được đưa đến. Cuối cùng, Girma giải quyết vấn đề này bằng cách trao đổi với người quản lý nhà ăn. Mỗi ngày, cô nhận được thực đơn qua thư điện tử từ người quản lý.
Bằng những thành tích nổi bật tại trường cao đẳng, cô được nhận vào trường Luật Harvard. Haben Girma cho biết cô muốn trở thành một luật sư để giúp người khuyết tật có khả năng tiếp cận với các thiết bị công nghệ chuyên dụng, sách và thông tin kỹ thuật số.
Để có thể tiếp thu tốt kiến thức, Girma đã tự tìm cách riêng để tham gia các lớp học và sự kiện cộng đồng. Cô nhờ nhà trường gửi các bài học, sách tham khảo ở định dạng kỹ thuật số để cô có thể nghe chúng trên máy tính hoặc đọc trên màn hình cảm biến chữ nổi.
Video đang HOT
Khi học tại trường Harvard, cuộc sống của Girma tiếp diễn như những bạn bè đồng trang lứa. Với chú chó dẫn đường Maxine, cô có thể tự mình đi khắp Cambridge từ căn hộ của mình đến các lớp học, nhà hàng và đôi khi đến Boston bằng phương tiện công cộng.
Girma có thể đi đến những nơi cô muốn với sự trợ giúp của chú chó Maxine.
Ngoài ra, Girma còn nảy ra ý tưởng sử dụng người phiên dịch giọng nói trong phòng học. Người phiên dịch sẽ ngồi cuối lớp và tường thuật mọi thứ đang diễn ra cho cô qua micro truyền âm thanh vào máy trợ thính của Girma.
Lúc lớp học yên tĩnh, cô có thể trò chuyện với mọi người bằng bộ khuếch đại âm thanh. Ngoài ra, Girma còn nghĩ ra việc ghép bàn phím Bluetooth với màn hình chữ nổi của mình. Trong không gian ồn ào, mọi người có thể giao tiếp với cô bằng cách gõ nội dung lên bàn phím.
“Hệ thống này đã cho phép tôi giao tiếp ở mọi nơi từ các câu lạc bộ khiêu vũ huyên náo nhất đến những bữa tiệc chiêu đãi của trường”, cô nói.
8X luôn tự sáng tạo cách riêng để thích nghi với môi trường học tập.
Năm 2013, Haben Girma là sinh viên khiếm thị và khiếm thính đầu tiên tốt nghiệp trường Luật Harvard. Cùng năm đó, cô được mời đến Nhà Trắng tham dự sự kiện kỷ niệm Đạo luật về người khuyết tật Mỹ và đàm thoại với cựu tổng thống Barack Obama.
Tháng 8/2019, Girma xuất bản cuốn sách kể về cuộc đời mình tên là “Haben: The Deafblind Woman Who Conquered Harvard Law”. 8X hy vọng câu chuyện của cô mang đến cho độc giả một góc nhìn mới về người khuyết tật.
“Tôi mong mọi người có thể thay đổi việc xem người khuyết tật là bất tài. Nếu loại bỏ các rào cản hiện tại, chúng ta có thể hòa nhập một cách tuyệt vời”, cô nói với The People.
Hiện ngoài là một luật sư cô còn là nhà hoạt động đấu tranh cho quyền của người khuyết tật. Trong một bài phát biểu tại Nhà Trắng, cô nói rằng thành công của người khuyết tật không phải bằng phép màu mà từ những cơ hội có được ở nước Mỹ và nỗ lực chiến thắng của Đạo luật ADA.
Haben Girma trong buổi gặp gỡ với ông Obama.
Câu chuyện của Girma đã truyền cảm hứng cho nhiều người khuyết tật trên khắp thế giới và mang đến thông điệp: Dù gặp khó khăn về thể chất, sự khiếm khuyết của cơ thể không phải là rào cản để đạt được thành tích xuất sắc trong học tập.
Đến nay, Girma đã được trao tặng nhiều giải thưởng như “Champion of Change” của Nhà Trắng, “Women of Africa hero” của BBC và góp mặt trong danh sách 30 Under 30 có tầm ảnh hưởng tại Mỹ năm 2016 do tạp chí Forbes bình chọn.
“Là con gái của người tị nạn và là một phụ nữ da đen, rất nhiều người nói cuộc sống của tôi không quan trọng. Tôi đã phải học cách chống lại những điều đó. Nếu bạn phải đối mặt với thử thách thì đó là cơ hội để tìm ra các giải pháp mới. Sự khiếm khuyết thúc đẩy sự đổi mới”, Girma chia sẻ với The Guardian.
Chuyện tình đẹp như mơ của cặp đôi khuyết tật: Đôi chân không lành lặn nhưng vẫn đưa em đi khắp Việt Nam
'Có thể chúng ta sẽ chậm hơn những cặp đôi bình thường khác, nhưng anh sẽ không bao giờ để em phải đặt dấu chấm hết cho hành trình của những chuyến đi' - chàng trai khuyết tật nói với vợ mình.
Trong cuộc sống, để tìm được một nửa hoàn hảo của mình là rất khó khăn và với những người khuyết tật thì điều đó càng khó hơn nữa. Tuy nhiên, một cặp đôi tại Đồng Nai đã khiến nhiều người ngưỡng mộ khi tìm thấy nhau bất chấp những khiếm khuyết của bản thân và có một kết thúc đẹp như cổ tích.
Cặp đôi được nhắc đến trong câu chuyện tình yêu cổ tích là chị Hồ Thị Huyền Trang (SN 1988) và anh Lê Hồng Phong (SN 1985). Tình yêu của họ bắt đầu bằng những chuyến đi, gắn bó với những cung đường trên khắp đất nước Việt Nam.
Cặp đôi khuyết tật Hồng Phong và Huyền Trang.
Chị Trang quen anh Phong trong một buổi gặp gỡ của hội người khuyết tật ở Hà Nội. Trước đó, kể từ lúc mất khả năng đi lại, chị không hề nghĩ đến ngày mình được mặc váy cưới, sánh vai cùng một người đàn ông trong hôn lễ trọng đại.
Theo cảm nhận của chị Trang, anh Phong là người hiền lành. Tình cờ được xếp đi cùng nhóm trong nhiều chặng đường trong chuyến đi, chị chưa bao giờ thấy anh nói lời nặng với bất cứ ai, đối xử với mọi người đều chân thành, cởi mở.
Ấn tượng đầu tiên về anh Phong sẽ mãi chỉ dừng lại đến thế nếu không phải có một ngày anh theo một người bạn đồng hương về quê chị Trang chơi. Hai người lúc này mới có nhiều cơ hội để tiếp xúc hơn, dần dà nảy sinh cảm mến.
Cả hai quen nhau trong Hội người khuyết tật ở Hà Nội và nên duyên vợ chồng.
Chị Trang, anh Phong đều không phải là những người khuyết tật bẩm sinh mà mất đi đôi chân do tai nạn xe máy. Hai người có hoàn cảnh giống nhau nên dễ dàng tìm được mạch cảm xúc chung. Cả hai tìm đến, nương tựa vào nhau như tìm đến những bệ đỡ tinh thần, chia sẻ cho nhau những cảm xúc riêng mà người thứ 3 khó lòng hiểu được.
'Anh về quê thăm mình nhiều hơn, lần sau lâu hơn lần trước, nhưng những khó khăn của một tình yêu giữa hai người khuyết tật luôn như một bức tường vững chắc khiến cả hai chẳng thể mở lời nói tiếng yêu. Lâu dần thì hai gia đình biết chuyện, chính nhờ hậu thuẫn to lớn này mà bọn mình mới chính thức xác định mối quan hệ với nhau', chị Trang cho hay.
Trước kia, chị Trang từng là một phượt thủ ưa thích chinh phục các con đường. Tuy nhiên sau một tai nạn, chị không bao giờ dám ngồi lên xe nữa. Tuy nhiên bằng chính chiếc xe ba bánh của mình, anh Phong đã giúp chị đủ can đảm viết tiếp những trang còn đang dang dở trên hành trình mà chị chưa kịp đặt chân đến.
Đánh dấu chuyến đi đầu tiên của cả hai, anh Phong đưa chị Trang đến Hồ Cốc (Bà Rịa Vũng Tàu) và từ đó hai người khuyết tật rong ruổi cùng nhau đi khắp Việt Nam.
'Trên quãng đường đi cũng có những ánh mắt người đời kỳ thị, nhưng lòng tốt của người Việt mình thì vẫn nhiều hơn cả. Mọi người đối xử với bọn mình thật lòng và đầy tôn trọng, thậm chí nhiều lần mình muốn bật khóc', chị Trang tâm sự.
Sau Hồ Cốc là Vũng Tàu, Đà Nẵng, Bến Tre, Phú Quốc và mới đây nhất là chuyến đi 11 ngày tới Phan Thiết - Mũi Né - Đà Lạt - Nha Trang - Phú Yên - Quy Nhơn- Gia Lai - Đăk Lăk - Bình Phước, cặp đôi đã cùng nhau nắm tay khám phá vẻ đẹp khắp Việt Nam.
Những món ăn địa phương ngon, những cảm xúc choáng ngợp trước thiên nhiên hay phút giây bình yên bên cạnh người thương là kỷ niệm vô giá mà có lẽ cả chị Trang và anh Phong đều không bao giờ quên được.
Cặp đôi khuyết tật rong ruổi trên mọi nẻo đường.
Anh Phong có nói một câu khiến chị Trang nhớ mãi, câu nói khiến người phụ nữ khuyết tật biết mình đã tìm được người đàn ông của cuộc đời: 'Có thể chúng ta sẽ chậm hơn những cặp đôi bình thường khác, nhưng anh sẽ không bao giờ để em phải đặt dấu chấm hết cho hành trình của những chuyến đi'.
Cô gái khuyết tật tứ chi nổi tiếng mang bầu, đứa trẻ ra đời lành lặn ai nhìn cũng mừng Không ai nghĩ một cô gái khuyết tật tứ chi như Yumi lại có thể mang bầu và sinh con. Video Yumi tự di chuyển dù khuyết tật tứ chi. Yumi Sano (biệt danh Ami Sano) là nữ ca sinh đặc biệt và nổi tiếng ở Nhật Bản. Đặc biệt là bởi Yumi Sano là người khuyết tật nhưng lại có một nghị...