Cô gái mất tích 17 năm bất ngờ trở về
Chị Hồ Thị H., người dân tộc Bhnoong năm nay 33 tuổi, trú quán tại xã Phước Mỹ, huyện Phước Sơn, Quảng Nam, bất ngờ trở về với gia đình sau 17 năm mất tích bí ẩn.
Câu chuyện cô gái mất tích đã 17 năm bất ngờ trở về vào một ngày cuối tháng 2 vừa qua khiến dư luận tại xã Phước Mỹ, huyện Phước Sơn, Quảng Nam xôn xao.
Bị bắt bán sang Trung Quốc
Từ khi chị H. trở về sau 17 năm mất tích, lúc nào trong nhà chị cũng có dân làng đến thăm hỏi và nhìn mặt chị xem có thay đổi gì không.
Qua lời kể của chị Hồ Thị H., vào năm 16 tuổi, một hôm chị đang ở nhà một mình thì có người phụ nữ khoảng 40 tuổi, nói giọng Bắc, đi vào nhà hỏi chị có muốn xuống thành phố làm việc kiếm nhiều tiền không. Nếu muốn thì chị phải đi ngay, không được đợi người thân về.
Nghe lời dụ dỗ của người phụ nữ bí ẩn này, chị T. đã đi theo mà không chút do dự. Kể từ đó, gia đình mất liên lạc với chị T., nên nghĩ rằng chị đã bị bắt cóc.
Chị Hồ Thị H. bị mất tích 17 năm bất ngờ trở về nhà (Ảnh S.Y).
Ngồi cạnh mẹ mình, chị H. kể lại câu chuyện cách đây 17 năm: “Năm đó tôi khoảng 15 hay 16 tuổi gì đó, lúc này cả nhà đi rẫy hết, chỉ có mình tôi ở nhà. Tôi đang lúi húi trong nhà, bất ngờ từ ngoài ngõ có một người phụ nữ ăn mặc sang trọng đi thẳng vào nhà. Người phụ nữ này hỏi tôi là “có ai ở nhà không”, tôi nói đi rẫy hết rồi. Nghe vậy, người phụ nữ này hỏi tôi có muốn xuống Đà Nẵng làm việc kiếm tiền không và tôi đồng ý.
Video đang HOT
Chị H. kể tiếp: “Lúc này gia đình đi rẫy hết, người phụ nữ cứ hối thúc tôi phải đi nhanh cho kịp xe từ thị trấn Khâm Đức xuống Đà Nẵng. Thế là tôi chỉ kịp vơ bộ quần áo rồi đi theo người phụ nữ này. Khi xe chạy đến Đà Nẵng, người phụ nữ luôn đi bên cạnh cầm tay tôi dẫn đi không rời nửa bước. Sau đó, chị ta tiếp tục đưa tôi ra ga rồi lên tàu lửa đi tiếp. Lúc này, tôi cũng không biết mình đang được người ta đưa đi đâu”.
Chị H. cho biết, mất hơn 3 ngày ngồi tàu hỏa đi từ Đà Nẵng ra Hà Nội, sau đó lại thêm 2 ngày ngồi xe đến Lạng Sơn và cuối cùng bị mấy người đàn ông lạ mặt dẫn đi bộ trong rừng sâu đến biên giới Việt – Trung.
Sau khi đến biên giới Việt – Trung, chị bị ép hoăc là lấy một người đàn ông Trung Quốc to béo làm chồng, hoặc là vào nhà chứa mại dâm. “Đứng trước mặt tôi là một người đàn ông to béo, nói tiếng gì tôi không hiểu lại nữa. Tôi sợ quá, nhưng không biết làm sao, nên chấp nhận lấy một người đàn ông Trung Quốc lớn hơn tôi nhiều tuổi làm chồng”, chị H. kể lại.
17 năm ước mơ gặp lại gia đình ruột thịt
Theo lời chị H., ban đầu, chị rất bỡ ngỡ và sợ hãi vì không hiểu họ nói gì. Nhưng rất may chị đã gặp được một người chồng tuy lớn tuổi nhưng rất thương chị. Sau này chị mới biết là đang sống cùng chồng ở thành phố Bằng Tường, thuộc tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Trong 17 năm làm vợ người đàn ông Trung Quốc, chị đã sinh được 6 người con.
May mắn chị nhận được sự động viên của chồng, chị luôn tìm cách để trở về Việt Nam thăm gia đình nhưng do không có giấy tờ tùy thân, lại sợ bị lừa thêm một lần nữa nên chị lần lữa không đi. Chị tâm sự: “Tôi may mắn gặp được người đàn ông tốt bụng và không đánh đập tôi như những người phụ nữ Việt Nam bị bán sang Trung Quốc. Chồng tôi luôn động viên và tìm cách cho tôi được trở về Việt Nam thăm gia đình. Đầu năm 2014, tôi được một người hàng xóm ở Trung Quốc gúp đỡ và được chồng cho 10.000 nhân dân tệ (tương đương 30 triệu đồng) để có tiền về quê. Tôi và người hàng xóm đã vượt biên trái phép để về Việt Nam”, chị H. kể tiếp.
Nước mắt bà M. lăn dài theo từng câu chuyện kể của con gái đã bị mất tích cách đây 17 năm. Bà M. kể lại: “Ngày con H. mất tích khi đi rẫy về thấy nhà trống hoắc trống hươ, cứ tưởng con gái bỏ đi chơi đâu đó, nhưng đến tối vẫn không thấy H. về nhà ăn cơm. Hai ngày sau, cả nhà kéo nhau đi tìm khắp làng xóm vẫn không thấy con đâu. Sau những ngày tìm kiếm không có kết quả, cả gia đình vô vọng và chấp nhận nỗi đau mất con”.
Hiện chị H. đã vượt biên trái phép về được Việt Nam để gặp gia đình ruột thịt của mình, nhưng chị vẫn nhớ các con của mình đang sống ở Trung Quốc với gia đình chồng.
Được biết, sau khi chị Hồ Thị H. mất tích 17 năm bỗng nhiên trở về lại địa phương, gia đình báo cáo với chính quyền địa phương và cơ quan chức năng để vào cuộc điều tra, xác minh làm rõ ai đã dụ dỗ, bán chị sang Trung Quốc.
Theo Khampha
Phận đời những cô gái nơi đầu sông
Phía bên kia là "đất khách", phía bên này là quê mẹ cùng những mỏi mòn ngóng trông của ngày trở lại với hy vọng trong tay có một lưng vốn cho con.
Với cả một ngàn lẻ những nguyên nhân mà họ - những cô gái trẻ đã có mặt ở nơi này
Chuyện buồn của cô gái tên Lệ
Cửa khẩu Hà Khẩu (Lào Cai) một buổi sáng mặt trời lên muộn. Dúi vào tay tôi tấm giấy thông hành, H một người quen đang công tác tại tỉnh dè dặt bảo: Sang bên ấy, vào khu vực nhà hai tầng của Trung tâm thương mại Hà Khẩu là chỗ của họ. Ở thị trấn Hà Khẩu, mọi hoạt động buôn bán khá sầm uất và xem chừng dư thừa sự phóng túng. Cái ngạc nhiên đầu tiên đối với tôi, đó là ở các hiệu thuốc. Các hiệu thuốc ở nơi đây từ thuốc nam, thuốc bắc đến thuốc tân dược đều "chình ình" một tấm biển lớn " Thuốc kích dục" viết rất rõ ràng bằng tiếng Việt một cách rất thoải mái. Toàn bộ tầng hai của khu nhà hai tầng ở thị trấn này là những biển cắt tóc, gội đầu bằng tiếng Việt lẫn tiếng Trung Quốc. Dọc theo hành lang tầng hai là rất nhiều những cô gái nước ta với những bộ váy khá khêu gợi đang đứng ngồi. Những tiếng chào mời, những bước chân vội vã bắt đầu rộn ràng như buổi chợ phiên vào giờ mãn. Trong cái thứ âm thanh hỗn tạp đó tôi thấy đủ các giọng Nam Định, Thái Bình, Thanh Hoá, Nghệ An...
Trong những hổ lốn và tái tê lòng người ấy, ấn tượng nhất đối với tôi là một cô gái. Cô gái ấy còn trẻ lắm, mắt rất tròn, vừa đen vừa ướt. Với dáng người thanh mảnh, cô tựa đôi vai gầy vào chiếc cột hành lang ẩm ướt mốc thếch. Không chào mời, không xăng xái, nhìn cô rất buồn! Tôi tìm đến với cô, bằng cái giọng miền biển tỉnh Thái Bình, cô mời tôi rất nhẹ nhàng, rồi đưa tôi vào phòng. Trong cái phòng tin hin, nhỏ tí xíu như một nhà vệ sinh công cộng, ngoài mùi son phấn còn có một chiếc ghế nửa nằm nửa ngồi, mấy lọ hoá mỹ phẩm, và đặc biệt nhất là chiếc nệm cáu bẩn kéo hờ rèm vải nơi góc phòng. Tôi cho biết, tôi sang đây, vào đây không mục đích gì ngoài chuyện thăm những người như cô. Như được giải toả, cô gái kéo chiếc ghế nhựa ngồi lấy nước tiếp tôi. Cô cho biết, cũng như những bạn gái khác, cô sang đây bắt đầu từ đầu năm theo lời rủ của một đứa bạn. Cô tên Lệ, là con thứ nhất trong một gia đình có hai chị em. Em Lệ hiện là sinh viên khoa Văn, năm thứ hai ở trường Đại học S.
Những cô gái Việt đang trông chờ vận may.
Lệ kể về gia đình với giọng buồn rười rượi. Bố Lệ chết trong một lần đi đào vàng ở Đắc Lắc. Sáu tháng sau mẹ cô lấy chồng, bỏ Lệ và đứa em ở lại với căn nhà cũ nát. Hai chị em dặt dẹo sống với nhau được hơn một năm thì bà dì ở xã về đón Lệ lên để nuôi ăn học. Đứa em cũng được người cậu đón về. Lên thị xã, ngoài giờ học, Lệ phải giúp chú kinh doanh ở một tiệm cà phê. Cuộc sống thơ ngây với những điều trái tai, gai mắt ở cái quán cà phê không lành mạnh này đã đem đến cho tuổi thơ vụng dại của Lệ một vết thương khó lành. Cái vết thương chưa lành đó cùng với bao sự va đập của cuộc sống cũng như những điều khá gây cấn ở quán cà phê chưa có nguy cơ phục hồi thì Lệ bị chính người chú rể của mình cướp đi cái quý giá nhất đời con gái trong một lần ông say rượu còn bà dì thì đi vắng. Chuyện trên được ông chú tiếp diễn nhiều lần cho tới lúc Lệ không chịu được và bỏ đi khi tiếng trống trường vẫn vang rền vào những ngày đầu tháng 9/2008.
Lên Hà Nội, lang thang vạ vật khắp mọi nơi; bước đường cùng đã buộc Lệ vào con đường bán thân kiếm sống ở một nhà hàng nơi đường Bưởi. Không có kỹ nghệ nổi trội, cùng với sự cạnh tranh quyết liệt nên Lệ cứ đói dài và nợ lần chồng chất cùng chủ. Buồn bã, bất lực, tấm thân như lá thu rớt cành bị gió cuốn đã đưa Lệ lên đây. Sang đây Lệ cùng người bạn "thuê" căn phòng này với giá 10 triệu đồng/tháng, đó còn chưa kể đến tiền "an ninh" phải nộp cho má mỳ (tên một loại bảo kê gái ở đây). Thông thường, cứ 7h sáng, Lệ dậy. Ăn sáng qua quýt rồi ra cửa chờ "vận may". Chờ đợi, rồi "phục vụ" khách cho tới 2-3h sáng. Ăn lót dạ, lăn ra ngủ, sáng hôm sau công việc lại tuần tự như vậy. Cái gánh nặng lớn nhất của Lệ bây giờ là phải chu cấp tiền ăn học cho đứa em. Lệ cho biết, đời cô đã nát bây giờ chỉ hy vọng vào đứa em. ở trường Đại học, đứa em chỉ biết cô đang làm nhân công cho nhà máy apatit. Cô đã lừa dối nó, đã nuôi nấng nó bằng tấm thân thảm hại của mình.
Người đời có câu: "Không nghe cave nói chuyện, không nghe nghiện hút trình bày", nhưng với Lệ qua câu chuyện và cung cách của em, tôi tin đó là thật.
Đường về quê mẹ còn nhiều chông gai
Chia tay với khu nhà hai tầng trước những cái nhìn hụt hẫng, thậm chí là chửi đểu của những cô gái trẻ, tôi tìm đến những địa chỉ mà mấy người bạn đã cho hôm tôi còn ở Lào Cai. Hoàng, một người quê ở Thổ Tang (Vĩnh Phúc) có một cửa hàng buôn bán nông lâm sản khá bề thế cho biết: Khu nhà hai tầng nơi mà các cô gái nước ta đang làm cái nghề đặc biệt này bắt đầu sôi động từ năm 1989 - 1990. Qua câu chuyện của Hoàng, qua những giờ thực tế ở đây, tôi được biết, phụ nữ bán dâm (PNBD) ở đây có tới 80% là người nước ta. 20% còn lại là gái ở những miền hẻo lánh của Trung Quốc. Với PNBD của ta, họ lên đây như một sự kiếm tìm tới một "thị trường" thuận lợi. Cô gái nào có nhu cầu, thông qua môi giới được sàng lọc lần thứ nhất bên nước ta. Qua "vòng đấu loại này", các cô gái bước vào một "vòng loại" nữa do má mỳ nước bạn làm "giám khảo". Được chấp nhận, các cô được làm hộ chiếu và đưa sang. Sang qua cửa khẩu cũng là lúc bao nhiêu "vòng kim cô" được đăng quang trên tấm thân bèo bọt của các cô. Tiền phòng, tiền "an ninh" khoảng 500.000 tệ (1.500.000VNĐ), ngoài ra, chưa kể đến những khoản thu phí khác như ăn uống hay có sự "viếng thăm" đột xuất của cơ quan chức năng. Theo lời của các cô gái ở đây thì số tiền bỏ túi hàng tháng kiếm được là rất ít. Cuộc mưu sinh nghiệt ngã và trái quy luật sống của con người là nơi đây phần lớn đều bắt tuổi xuân và sức lực các cô giái xuống nhanh chóng. "Ai có sức thì cũng chỉ trụ nổi khoảng 6-7 tháng. Chỉ sau thời gian ngắn ấy, nhan sắc còn nhưng sức lực thì đã không kham nổi. Phần lớn bọn em sang đây, ai cũng cố gắng tận dụng quỹ thời gian để "lao động" kiếm thêm chút ít vốn còm", một cô gái tên là T, quê ở Thanh Hóa kể.
Đồ kích dục, thuốc kích dục được bán tràn lan nơi cửa khẩu.
Ngoài những nghiệt ngã của những thân phận bèo bọt trong cái tầng lớp những người dưới đáy này, cái lo lắng nhất với tôi là đó là một thứ bệnh tật đang bủa vây các cô. Ở đây, các cô "vui, đùa" với khách làng chơi mà không có cho mình một sự ngăn ngừa của những căn bệnh. Vì tiền, vì cuộc mưu sinh đầy khốc liệt, họ trở thành một thứ hàng hóa. Với khách làng chơi, đã là hàng thì họ muốn sử dụng thế nào là mặc họ. Không có sự ngăn ngừa, không có một chính sách bảo hộ, khách làng chơi thập phương ngả ngốn lao vào. Bệnh tật được lan truyền, được nhân lên và và tiềm ẩn trong những thân thể khốn khổ. "Hết niên hạn" các cô lại trở về nước. Và thế là vô tình, chúng ta sẽ là người hứng chịu những hậu quả của một số lối sống vô trách nhiệm trên. Đây là một cảnh báo ở những vùng cửa khẩu đặc biệt như cửa khẩu Hà Khẩu.
Những khắc giờ cho cuộc xuất ngoại của tôi chóng vánh qua đi. Chiều buông, sông Hồng nơi đầu nguồn hắt nên một màu đỏ suộm phù sa. Chợ tình Hà Khẩu bước vào giờ nhộn nhịp nhất. Dưới ánh nắng của từng cột đèn, tôi ngoái nhìn và chợt nhói đau trước những hình dáng gầy gò của các cô gái làm nghề mạt hạng đang chèo kéo khách làng chơi như chèo kéo những vận may mỏng manh. Tôi phải về, với tổ quốc thân yêu của mình. Dù thế nào đi chăng nữa, tôi cũng sẽ tìm đến chỗ đứa em của Lệ. Ngoài số tiền nhận chuyển, tôi cũng sẽ phải nói dối nó về số phận nghiệt ngã mà người chị mang tên Lệ đang đối mặt.
Theo Xahoi
Người phụ nữ trở về sau 19 năm lưu lạc Trung Quốc Sau bữa cơm tối, Hoa xây xẩm mặt mày rồi mê man. Tỉnh dậy cũng là lúc cô biết mình bị đưa sang Trung Quốc mở đầu cho chuỗi 19 năm lưu lạc. Chị Trần Thị Hoa (ở giữa) khóc nghẹn trong vòng tay của mẹ và người thân. Sau hai đời chồng và có 3 đứa con, chiều 22/12, Hoa tìm về...