Cô gái khoe bát canh nấu từ một loài cây mọc dại khắp nơi khiến dân mạng ngỡ ngàng, lại còn ăn rất ngon là đằng khác
Dù nhiều người từng gặp loài cây này nhưng không phải ai cũng biết nó có thể ăn được.
Về độ sáng tạo trong ẩm thực, có thể khẳng định người Việt chẳng thua kém người dân quốc gia nào. Đến cả những loại cây dại mọc tùm lum khắp nơi, dưới óc sáng tạo, tìm tòi của người Việt cũng có thể trở thành món rau hấp dẫn.
Gần đây, trong nhóm Ghét bếp, không nghiện nhà, một bài viết giới thiệu về Bông Mã Đề – một loại cây mọc dại có thể ăn được đã thu hút sự chú ý của cư dân mạng. Loài cây này mọc rất phổ biến ở khắp nơi, nhiều người đã gặp nhưng không phải ai cũng biết đến công dụng tuyệt vời của nó.
Bài viết giới thiệu về món canh làm từ cây mã đề nhận về hơn 4,1k reaction và 1,2k comment.
Cây Bông Mã Đề là loài cây thân thảo sống lâu năm, dễ mọc, không cần chăm sóc cầu kỳ, có nơi trồng để thu hoạch, không thì chúng cũng tự mọc dại gần như ở khu đất nào cũng thấy.
Bông Mã Đề có thể đạt chiều cao từ 10-15cm, dễ dàng nhận biết qua phiến lá có hình giống chiếc thìa hoặc quả trứng.
Dù là cây mọc dại nhưng Bông Mã Đề từ lâu đã được tận dụng để làm thuốc vì có tính lạnh, nhiều canxi, khoáng chất. Từ phần lá, thân đến rễ, hạt có thể được sử dụng trong các bài thuốc khác nhau. Bên cạnh đó, một số địa phương còn chế biến Bông Mã Đề làm các món rau, nấu canh được ưa chuộng hơn cả vì có vị ngọt, giải nhiệt rất tốt.
Video đang HOT
Nấu canh Bông Mã Đề cũng chẳng cầu kỳ, như cô gái đã giới thiệu trong bài viết trên nhóm Ghét bếp: Phi hành thơm với thịt lên xong đổ nước vừa ăn, cho rau đã thái vào rồi nêm gia vị là xong. Nguồn ảnh: Tracy Vũ/ Ghét bếp, không nghiện nhà.
Đa phần các thành viên đều chỉ nghĩ Bông Mã Đề là cây dại, cùng lắm là có người biết đến nó có thể làm thuốc, còn lại phần lớn đều bày tỏ thái độ bất ngờ, thích thú:
- “Ra vườn mình đầy, còn phải nhổ bớt đi vì tưởng cỏ dại, cứ có trận mưa to là mấy hôm sau lại thấy um tùm mọc lên rồi”.
- “Ôi cây này ăn được à, trước giờ nhà em toàn dùng để pha nước uống cho mát thôi”.
- “Giờ mình mới biết là ăn được đó, cây này đun nước uống tốt lắm”.
- “Rau này có bữa hàng xóm mình kho với cá và xào này, sang ăn chực thấy ngon phết”.
Thế mới biết kho ẩm thực Việt Nam có những nguyên liệu bất ngờ như vậy. Một số người như cô gái trong bài viết cứ đến hè là thèm canh Bông Mã Đề cơ đấy!
Loại quả gắn liền với tuổi thơ của bao người nhưng đến giờ đã bị "thất truyền", muốn tìm mua ở các thành phố khó như tìm vàng
Tuổi thơ dữ dội một thời ăn loại quả này rồi nhằn hạt mỏi hết cả miệng, ai còn nhớ không?
Trước đây, thức quà vặt của lũ trẻ đôi khi chỉ là cây dại, quả ngọt. Mỗi khi được mẹ đi chợ mua quà, hay hái được loại cây quả ngon, lũ trẻ miệt vườn lại tíu tít rủ nhau ra một góc nhâm nhi, dù không phải là món ngon xuất sắc nhưng lần nào cũng háo hức và thèm thuồng như lần đầu. Âu cũng là những cái thú ăn giản đơn, chứa đựng biết bao hồ hởi và kỷ niệm tuổi thơ.
Nhưng giờ khi xã hội phát triển, điều kiện vật chất đủ đầy, những đứa trẻ xưa kia đã lớn và đi thật xa, những loại quả tuổi thơ cũng dần bị quên lãng, thậm chí ở các thành phố lớn còn không thấy những loại quả này được bày bán, và cũng chẳng mấy ai biết, mấy ai mua.
Mới đây, một topic trên MXH về một loại quả tuổi thơ đã bị "thất truyền" như thế khiến dân mạng không khỏi tò mò (và cả bồi hồi). Theo như lời của chủ nhân bài viết: "Mình hỏi 10 người bạn ở Sài Gòn thì chỉ có 2-3 bạn biết thôi. Trong đó có vài người từng nghe qua nhưng chưa được nếm qua bao giờ vì nó rất hiếm ở đây".
Loại quả tuổi thơ giờ không còn thấy nhiều ở các thành phố lớn nữa. Nguồn: Nike Lê/ Thánh Riviu.
Đây là quả bình bát, một số nơi còn gọi là trái na nước, trái nê (vì nó là loại cây mọc hoang, xuất hiện ven kênh, sông). Trước đây bình bát được trồng rất nhiều, là loại quả gắn liền với tuổi thơ của người miền Nam. Bình bát có vị ngọt đậm, ăn vào mát và có nhiều công dụng cho sức khoẻ. Bình bát cũng dễ trồng, thậm chí là tự mọc khỏi cần chăm bón vẫn cho trái mọng.
Món bình bát dầm đường đến giờ vẫn được ưa thích nhưng không phải lúc nào cũng gặp bình bát để mua được. Một số nơi còn dầm bình bát với sữa.
Cách làm bình bát dầm đường rất đơn giản: trái bình bát rửa sạch, gọt vỏ bỏ cuống và tách lấy thịt, bỏ 2 thìa đường hoặc sữa đặc vào ly, sau đó dầm đều tay, thêm chút đá bào là có ngay món giải khát cực ngon.
Cũng theo chủ bài viết, ngày nay quả bình bát rất hiếm gặp (đặc biệt ở các thành phố) vì "trồng nhiều nhưng không được giá nên dần dần nó không được nhiều nhà nông trồng nữa", "nó không thuộc loại cây mang lại kinh tế cao, bây giờ tìm ở quê thì còn có thể có nhưng ở Sài Gòn thì các chợ bán khá là hiếm và giá có thể giao động từ 30k-50k/kg bình bát".
Dưới phần bình luận có không ít người lần đầu thấy quả bình bát, hoặc đã rất lâu không được thưởng thức lại loại quả này:
- "Mình ở miền Tây, lúc nhỏ rất nhiều luôn, hay đi hái ăn suốt, còn lấy lá may vá chơi nữa, bây giờ hiện đại kiếm 1 trái thôi cũng rất là khó".
- "Hồi nhỏ ra đợi sẵn ngoài cây. Bỏ vỏ dầm ra cho sữa đặc đường đá, thích uống cái nước lúc đá tan ra. Còn phần thịt thì vừa nhai vừa lừa hạt mất hết kiên nhẫn".
- "Dầm đá đường hết xảy nha, chợ ở quê tôi bán đầy, rẻ mà ngon. Chỉ là Sài Gòn không ai bán nên nhiều người thấy lạ".
- "Từ hồi 18 tuổi ăn dưới quê rồi lên Sài Gòn mình không được ăn lại luôn, trên thành phố kiếm như vàng mà hiếm bán lắm, mà còn đắt nữa".
Dù hiếm gặp và ít được ưa chuộng hơn trên thành phố, nhưng quả bình bát vẫn có nhiều ở các vùng nông thôn. Nếu có dịp gặp mua trên Sài Gòn hoặc về quê, thử ăn trái bình bát xem hương vị tuổi thơ như thế nào nhé!
Minh chứng cho cái nóng muốn ngất xỉu của thời tiết Hà Nội những ngày này: Đem củ cải ra phơi, lấy vào teo lại còn mỏng hơn tờ giấy! Tờ giấy A4 còn dày hơn chỗ củ cải thái lát này. Mấy ngày gần đây, Hà Nội đang vào độ nóng cao điểm, nhiệt độ ban ngày ở ngưỡng 37-40 độ C, nhưng trên thực tế do hiệu ứng đô thị, bê tông hoá mà mức nhiệt còn có thể tăng cao hơn nữa. Ngoài ảnh hưởng sức khoẻ, nắng nóng hầm...