Cô gái Hưng Yên xây nhà báo hiếu, bố mẹ nhìn thấy hứng khởi, dân mạng ganh tị không ngớt
Khi xây nhà báo hiếu bố mẹ, Phương Thảo thống nhất sẽ thiết kế mọi hạng mục sinh hoạt cơ bản ở tầng 1.
Với mong muốn xây một căn nhà làm nơi an dưỡng cho bố mẹ khi về già, Phương Thảo ở Hưng Yên đã lên ý tưởng và tự tay hoàn thiện một không gian sống yên bình tặng bậc sinh thành. Việc sử dụng toàn bộ cửa vòm khiến không ít người e ngại, tuy nhiên nhìn thành quả khi hoàn thiện ai cũng phải trầm trồ khen ngợi xin tư vấn về phong cách, về thi công, nơi mua đồ…
Căn nhà theo phong cách cổ điển, cửa vòm, mái chéo của Phương Thảo được xây cạnh căn nhà hiện đại, cửa vuông, mái bằng của anh chị cô.
Thiết kế các hạng mục sinh hoạt cơ bản ở tầng 1
Phương Thảo cho biết, căn nhà mới được chị xây trên nền nhà cũ của bố mẹ có diện tích 60m2. Từ năm 18 tuổi cô đã ấp ủ sau này khi trưởng thành sẽ xây một căn nhà như một nơi an dưỡng cho bố mẹ khi về già. Vì làm cho bố mẹ ở là chính Thảo muốn mọi sinh hoạt cơ bản đều có thể diễn ra ở tầng 1 do về lâu dài ông bà không leo lên tầng được.
Xuất phát từ suy nghĩ đó, khi trao đổi với đội ngũ thiết kế cô thống nhất căn nhà sẽ chia thành 3 tầng. Tầng một bao gồm, 1 phòng khách liền bếp, 1 phòng ngủ và một nhà vệ sinh. “Sở dĩ mình bố trí phòng khách liền bếp cũng để tạo sự kết nối, ông bà vừa có thể nấu ăn vừa trông cháu chơi ở gian khách chẳng hạn” – cô nói.
Tầng 2 Thảo sắp xếp một phòng thờ, 2 phòng ngủ và một nhà vệ sinh. Tầng 3 là tầng áp mái dùng để téc nước và làm kho. Vì nhà bố mẹ cũng là nơi thờ cúng ông bà tổ tiên, dịp giỗ tết con cháu về nhiều, khách với bếp cần rộng rãi đủ làm mấy mâm cơm nên Thảo không chọn thiết kế thông tầng chiếm diện tích, không lấn ra sân để còn chỗ đỗ ô tô.
Thảo tự đóng 2 chiếc bàn gỗ.
Thảo sử dụng gạch giả gỗ để lát sàn nhà.
Phòng khách liền bếp cũng để tạo sự kết nối, ông bà vừa có thể nấu ăn vừa trông cháu chơi
Thảo bố trí phòng thờ tổ tiên ở tầng 2 của căn nhà.
Thay vào đó, để có ánh sáng, không khí và gió tự nhiên thì cô đã chừa ra 70cm đất trồng cây chạy dọc sườn nhà và mở nhiều cửa sổ để không gian thoáng đãng, xanh mát nhất có thể. Phòng nào cũng làm cửa sổ lớn để tạo cảm giác rộng rãi và đặc biệt là nhiều khí trời.
Video đang HOT
Cô cho biết, phong cách này là do bản thân Thảo và kiến trúc sư cùng bàn bạc lên ý tưởng. Trước đó Thảo từng đi du lịch ở Đà Lạt và rất thích những căn biệt thự phong cách như vậy, ngoài ra cô cũng tham khảo trên mạng những căn nhà ngoại ô châu Âu để có thêm kiến thức và định hướng phong cách.
Thảo thú nhận là người có kinh nghiệm trong việc “setup” nhiều chuỗi cửa hàng kinh doanh, đối tượng khách trẻ trung rất cần sáng tạo. Tuy nhiên, khi về xây nhà thì đòi hỏi kiến thức rất nhiều nên cần có sự hỗ trợ của kiến sư mới đưa ra bản thiết kế hoàn thiện nhất.
Vì xây nhà đúng thời điểm dịch COVID-19 bùng phát, cả xã hội phải giãn cách nên Thảo chủ yếu trao đổi qua mạng với kiến trúc sư. Cô cho biết: “Cũng khó để diễn đạt được ý nhưng kiến trúc sư cũng rất thông minh và hiểu nhau nên mọi thứ cũng trôi chảy. Ngoài ra có nhiều hạng mục xây khác với phong cách thông thường ở địa phương nên thợ xây cũng lúng túng, cần phải sát sao để họ làm đúng thiết kế và mong muốn”.
Các phòng ngủ đều đón nhiều ánh sáng tự nhiên.
Tận dụng đường cong, bo tròn hoạ tiết, đồ dùng để tạo sự mềm m ại
Dù có kiến trúc sư tư vấn song Thảo luôn ý thức được việc bản thân cần gì ở căn nhà, bởi vậy cô tìm hiểu khá nhiều các bản vẽ nhà, các phong cách nội thất khác nhau, cách phối màu, các chất liệu sử dụng cho từng hạng mục, mọi đáp án đều phải giải được cả 3 bài toán: Công năng, thẩm mỹ và chi phí.
Theo lời Phương Thảo, căn nhà của cô pha trộn khá nhiều phong cách nhưng xuyên suốt là 2 từ “thoải mái”. Thảo muốn mọi người về đến nhà sẽ cảm thấy dễ chịu, nhẹ nhàng nên không ưu tiên đồ cầu kỳ và cố gắng tận dụng các đường cong, bo tròn hoạ tiết, đồ dùng để tạo sự mềm mại và trẻ con va vào đỡ đau. “Tiêu chí thì đơn giản vậy mà lúc nghĩ cũng hại não, làm nhà xong mình sút mấy lạng, chưa kể lúc hoàn thiện có nhiều hạng mục không làm được như thiết kế và mong muốn, trong lòng cũng có chút buồn” – Thảo kể.
Thảo là người thích cổ điển, cửa vòm, mái chéo.
Để có ánh sáng, không khí và gió tự nhiên thì cô đã chừa ra 70cm đất trồng cây chạy dọc sườn nhà.
Việc Thảo lựa chọn toàn bộ cửa vòm khiến không ít người mới nhìn vào e ngại bởi không biết sau khi hoàn thiện có quá lập dị?. Tuy nhiên, nhìn thành quả đã rất nhiều người khen, chia sẻ hình ảnh về căn nhà lên mạng xã hội có rất nhiều người biết đến và xin tư vấn về phong cách, về thi công, nơi mua đồ…
Về phía các thành viên trong gia đình Thảo, tất cả đều tỏ ra phấn khởi, bản thân cô cảm thấy mãn nguyện vì báo hiếu được phần nào tới bố mẹ. Từ ngày có nhà mới, bố mẹ Thảo có không gian sống mới, thoáng đãng và hiện đại, tiện cho việc sinh hoạt kết nối của mọi người trong đại gia đình hơn rất nhiều.
Chi 1.25 tỷ đồng cho năm tháng vừa phá dỡ nhà cũ, xây thô, làm sân cổng tường bao, cả nội thất, trang trí… cuối cùng Phương Thảo cùng đội ngũ thi công hoàn thiện công trình nhà ở báo hiếu đấng sinh thành.
Các hạng mục trong nhà đều được bố trí thiết kế khoa học, phù hợp với công năng của gia đình.
Người phụ nữ 'vẽ tranh' bằng vỏ ốc
Tình cờ nhặt nhiều vỏ ốc ở bãi biển, chị Hiếu không ngờ mình có thể làm thành bông hoa, tạo chúng thành một bức tranh có giá trị.
Chị Trần Thị Ngọc Hiếu, 36 tuổi, bị khuyết tật từ nhỏ nên đi lại khó khăn, đôi tay cầm nắm khó. Nghề cũ của chị là làm tranh đá quý.
Sáu năm trước, một vị khách người Anh muốn đặt hàng một loại tranh từ vỏ ốc nên tìm đến chị Hiếu nhờ giúp đỡ. Ban đầu, vì chưa nghĩ mình có thể làm được nên từ chối.
"Trong một lần đi biển Vũng Tàu, ngồi trên bờ nhặt những mảnh vỏ ốc, tôi thử ghép lại với nhau thì làm được một bông hoa. Thấy tôi khuyết tật, người dân ở đó giúp tôi cào rất nhiều vỏ ốc. Có nguyên liệu và nghĩ mình làm được tôi mới nhắn lại vị khách đó để nhận làm", người phụ nữ quê Đồng Nai nói.
Để làm tranh, vỏ ốc được chị Hiếu đặt mua của người dân đi biển ở Vũng Tàu. Khi nhận được hàng, chị phân loại, làm sạch rồi mới bắt tay vào làm.
"Tôi ít khi lên ý tưởng bức tranh từ trước. Chỉ khi cầm những loại vỏ ốc khác nhau trong tay, những ý tưởng mới bật ra", chị cho biết.
Hai chân yếu không thể đi lại nên người phụ nữ này thường di chuyển bằng một chiếc bàn trượt. Đôi tay cũng khó cầm nắm nên mỗi lần dùng súng bắn keo nến lại dễ bị bỏng.
Ban đầu, chị xếp những vỏ ốc thành bông hoa nhưng không đẹp, nhìn rất thô cứng. Làm nhiều chị mới phát hiện ra, nếu sắp xếp theo kích thước, màu sắc tự nhiên của vỏ ốc, bông hoa nhìn mềm mại, sắc sảo hơn.
Bức tranh này chị Hiếu làm bằng 10 loại vỏ ốc khác nhau trong gần hai ngày.
Người phụ nữ quê Đồng Nai nói thêm, chỉ những vỏ ốc có màu trắng, hồng nhạt và tím là có thể làm hoa. Những bông hoa ốc của chị hoàn toàn là màu tự nhiên, không nhuộm.
Những loại ốc có hoa văn hay màu tối, chị dùng để trang trí, điểm xuyết thêm cho bức tranh. Những vỏ vẹm xanh được chị trang trí xung quanh làm thành những chiếc lá.
Nhiều loại ốc được cào trên bãi biển nên chị Hiếu không biết tên. Với những vỏ ốc có màu hồng nhạt như thế này, chị Hiếu kết thành những bông hoa đào.
Niềm vui của chị là những sản phẩm của mình không chỉ được khách hàng mua về nhà trang trí mà còn thường được dùng để bán đấu giá gây quỹ từ thiện.
Trong một buổi bán đấu giá chiếc bình xung quanh đính hoa làm từ vỏ ốc trong đêm nhạc của người khiếm thị. "Nhiều bạn sờ vào bình và nói với tôi, đây là một chiếc bình mà xung quanh có rất nhiều hoa khiến tôi rất xúc động. Tôi vui vì mình làm ra được những sản phẩm, những bức tranh mà người mù sờ vào họ biết trên đó có gì", chị kể.
Ngoài làm tranh, vỏ ốc còn được chị Hiếu dùng để trang trí lên nhiều đồ vật khác nhau như bình hoa, khung ảnh, ly tách...
"Từ ngày gắn bó với vỏ ốc, nhìn thứ gì mình cũng nghĩ, tìm cách để gắn vỏ ốc lên cho bằng được", chị Hiếu chia sẻ.
Để làm cho chiếc khung ảnh trở nên đặc biệt, người phụ nữ kết hoa vỏ ốc ở hai góc và đập nhỏ vỏ hến có màu tím tự nhiên đính lên phần còn lại của khung.
Chị Hiếu có thể làm được nhiều hình dáng hoa khác nhau tùy vào từng loại vỏ ốc.
Trong hình là chiếc ly được phủ đều một lớp vỏ nghêu đập vụn.
Cặp bông tai được chị kết từ những vỏ ốc nhỏ.
Một góc nhỏ trong cửa hàng tranh vỏ ốc của chị Hiếu trên đường Đề Thám, quận 1.
Điều khiến một người thợ làm tranh đá quý như chị Hiếu trở nên đam mê và yêu tranh vỏ ốc là bởi đã làm được một tác phẩm nghệ thuật từ những mảnh "rác" tự nhiên tưởng chừng đã bỏ đi.
"Những vỏ ốc vỡ cũng có thể làm được thành những bông hoa đẹp. Cũng giống như tôi, dù là một người khuyết tật nhưng cố gắng thì vẫn có thể tạo cho mình một cuộc đời đẹp", chị Hiếu tâm sự.
Mẹ Hưng Yên cẩu đất lên sân thượng trồng cà chua, vài tháng sau được cả vườn sai lúc lỉu Không còn phơi khô đất như trước, chị Oanh đem ủ đất, vôi cùng các phân hữu cơ để phục vụ cho công tác trồng rau sạch. Lo ngại vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, nhiều năm nay chị Oanh (44 tuổi, đang làm nhân viên kế toán) ở Hưng Yên đã tự mình lên ý tưởng, dọn dẹp sân thượng...