Cô gái Hà thành xinh đẹp và ký ức 100 ngày kinh hoàng bị mua đi bán lại ở xứ người
Hãi hùng vì bị bắt, cô khóc rất nhiều và cầu xin bọn chúng buông tha, sẵn sàng gọi gia đình trả tiền chuộc. Đáp lại lời thỉnh cầu đó là những nụ cười nham hiểm, ánh mắt lạnh lùng của ba tên buôn người.
Cô gái trở về sau gần 100 ngày bị bắt cóc (ảnh minh họa)
Trước khi viết về câu chuyện “cổ tích thời hiện đại” của cô gái trở về sau gần 100 ngày bị bắt cóc, cưỡng bức rồi bán làm vợ xứ người, chúng tôi đã liên hệ với những nhân chứng đã hỗ trợ, giúp chị viết nên câu chuyện khó tin nhưng có thật này. Đó là cô nữ sinh trung học tốt bụng, là anh tài xế taxi đã chở chị bỏ chạy xuyên ngày đêm để vượt hành trình hàng nghìn cây số.
Qua điện thoại, A Phàm (người lái xe taxi) xác nhận, khoảng 1 tháng trước, anh đã chở một cô gái Việt Nam từ Ưng Đàm (Giang Tây, Trung Quốc) về Nam Ninh. A Phàm vẫn nhớ như in khuôn mặt thất thần, hốt hoảng của cô gái trên suốt đường đi và nụ cười hạnh phúc khi cô gặp được người chị ở thành phố Nam Ninh.
Cô gái may mắn thoát khỏi thế giới mua bán người để trở về Việt Nam ấy chính là Nguyễn Diệu Linh (Cầu Giấy – Hà Nội). Linh bị bọn xấu bắt cóc trong một lần đi sang Quảng Châu lấy hàng…
Vì… một cốc nước
Sau nhiều lần liên lạc, đặt lịch hẹn, chúng tôi đã gặp được Nguyễn Diệu Linh, cô gái trẻ xinh xắn gốc Hà thành. Linh là nhân vật khá đặc biệt, cô chính là chủ nhân của hành trình trốn thoát khỏi thế giới buôn người, mua vợ ở bên kia biên giới thu hút sự chú ý của dư luận trong những ngày qua.
Câu chuyện mà Linh kể như một thước phim quay chậm, cận cảnh về những ngày tháng bị bắt cóc, bị đày đọa cả thể xác lẫn tinh thần của cô gái trẻ. Trong thước phim đó, chúng tôi còn bắt gặp rất nhiều phụ nữ Việt Nam khác cùng cảnh ngộ.
Sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, Diệu Linh là một cô gái xinh xắn, duyên dáng. Linh sống cùng bố mẹ và có một cô con gái ngoan ngoãn đang chuẩn bị bước vào lớp 1. Cuộc sống khá êm ả, tốt đẹp với cô gái 28 tuổi, cho đến một ngày…
Câu chuyện bắt đầu vào đầu tháng 2/2016. Linh được một người bạn thân quê ở Thái Nguyên rủ sang Quảng Châu (Trung Quốc) để đánh hàng quần áo.
Sau một hôm nghỉ ngơi ở khách sạn, buổi chiều hôm đó, trong lúc cô bạn thân đang ngủ, Diệu Linh đã tự ý rời khỏi khách sạn đi dạo phố, mua sắm.
“Mặc dù mình không biết tiếng Trung nhưng vì đồ đạc quần áo ở đây rất hấp dẫn nên mình đã tự ý đi mua một mình. Không ngờ…”, Nguyễn Diệu Linh nhớ lại ngày định mệnh ấy.
Theo lời kể của Linh, sau khi lựa đồ xong, cô gái 28 tuổi này đã ghé một quán ăn ở gần chợ. Tại đây một người thanh niên vẻ ngoài khá hiền lành bắt chuyện, làm quen với cô. Thấy người này tính tình thân thiện, lại nói tiếng Việt nên Linh không đề phòng, vô tư ngồi ăn và nói chuyện cùng anh ta.
“Vì hắn nói là người Việt nên mình đã tin ngay và không đề phòng gì cả. Mình tỏ ra rất mừng rỡ vì ở nơi xa xôi này còn gặp được một người đồng hương Việt Nam tốt bụng”, cô gái trẻ kể lại.
Chưa kịp vui mừng vì gặp được người đồng hương vui tính, Linh thiếp đi lúc nào không hay. Đến khi tỉnh lại, cô thấy mình đang ở trên một chiếc xe ô tô cùng với ba người đàn ông, một người to béo (có tên A Chẩu), một người gầy người Việt và một tên lái xe. Chiếc xe lao đi vun vút, nhìn qua cửa sổ, cô không biết mình đang ở đâu.
“Mình sợ hãi hét lên thì ngay lập tức, tên to béo lao vào bóp cổ mình đến ngạt thở. Khi thấy mình sắp không thở được nữa hắn mới buông tay ra. Tên người Việt nhỏ con ngồi ghế trên tỏ vẻ rất thờ ơ”, nạn nhân nhớ lại.
Khi trò chuyện với chúng tôi, Linh đã đủ thời gian, sự bình tĩnh để lý giải cho việc bị bắt cóc, nhưng cô vẫn không hiểu vì sao mình lại bị bắt dễ dàng đến vậy.
Linh kể về hành trình trốn thoát khỏi thế giới buôn người, mua vợ ở bên kia biên giới
Linh nhớ, chỉ uống một cốc nước tại quán ăn đó, nhưng cái cốc để gần với gã đồng hương kia. Hãi hùng vì bị bắt, cô khóc rất nhiều và cầu xin bọn chúng buông tha, sẵn sàng gọi gia đình trả tiền chuộc.
Đáp lại lời thỉnh cầu đó là những nụ cười nham hiểm, ánh mắt lạnh lùng của ba tên buôn người. Không những thế, có tên còn không ngần ngại, sàm sỡ cô ngay trên xe.
Video đang HOT
Sau khi dọa dẫm, hai gã đàn ông còn bắt cô gọi điện về cho bạn ở khách sạn dặn dò rằng, cô không muốn buôn bán nữa mà có việc đi chơi xa sẽ về sau, người bạn kia hãy đem số tiền còn lại về trao cho gia đình. Chúng bắt ép cô làm như vậy là để người bạn thân và gia đình cô yên tâm, không báo công an.
Trên xe, gã người Việt có tên là Lão Ly cho hay, sẽ bán cô cho người đàn ông Trung Quốc nào cần vợ. Gã khuyên cô nếu tử tế, nghe lời thì bán làm vợ, nếu không sẽ bán làm gái. Lời dọa dẫm đó khiến Linh vô cùng sợ hãi, vì thế trong suốt hành trình đi đến chợ người, cô đành cắn răng nghe lời bọn chúng.
Có một điều khá đau xót mà Linh kể lại, đó là trên suốt chặng đường đó, cô đi qua rất nhiều chốt công an.
Lúc đầu, cô có ý định hét lên hoặc làm dấu hiệu gì đó cho công an Trung Quốc biết để giải cứu. Tuy nhiên, cô đành phải cắn răng nín lặng vì một phần không biết tiếng, một phần tên béo ngồi cạnh lúc nào cũng kề kề dùi cui điện sát hông cô mỗi khi đi qua trạm cảnh sát. Thế là cô đành bất lực, phó mặc cho số phận và chờ cơ hội để trốn thoát.
Đêm kinh hoàng ở nhà lão gù
Sau 2 ngày 2 đêm…, những kẻ bắt cóc đưa Linh đến một thành phố gọi là Ying Tan của Trung Quốc. Tên béo A Chẩu tỏ ra khá thương cô gái tội nghiệp nên đã lỡ nói cho Linh rằng, địa điểm đó thuộc tỉnh Jiang Xi.
Mãi sau này về Việt Nam, Linh mới có điều kiện tìm hiểu và biết đó là thành phố Ưng Đàm thuộc tỉnh Giang Tây của Trung Quốc. Nơi đó, chỉ cách Thượng Hải khoảng vài trăm cây số.
Đến vùng ngoại ô, bọn chúng thuê một phòng của khách sạn rồi dẫn Linh vào. Đêm hôm đó, cả hai tên buôn người đều lộ rõ bản chất, chúng tranh nhau đòi ngủ với nạn nhân. Cuối cùng, gã béo A Chẩu đã thắng.
Đêm hôm đó, cả hai tên buôn người đều lộ rõ bản chất, chúng tranh nhau đòi ngủ với nạn nhân (ảnh minh họa)
Sáng hôm sau, chúng dẫn Linh đến chợ người, nơi đó có nhiều đàn ông đến lựa chọn và mua vợ. Sau khi ăn sáng xong, có một đám khoảng 7 người gồm đủ cả già trẻ, gái trai đến để xem mặt Linh.
Linh kể: “Trong đám đó có một người đàn ông rất dị dạng, lão tầm hơn 40 tuổi, người lão bị gù trông rất kinh. Lão Ly và người đàn bà phiên dịch nói rằng hắn là trưởng xóm, trong làng này, nhà nào có nhu cầu lấy vợ cho con thì đến tìm lão và… đặt hàng”.
Gia đình đầu tiên xem mặt nhưng họ không lựa chọn chị Diệu Linh vì lý do “cô gái này xinh quá”. Tiếp đó, có rất nhiều đàn ông đàn bà đến xem mặt chọn dâu nhưng không gia đình nào quyết định mua cô.
Sáng hôm sau, bọn chúng lại đưa Linh vào sâu hơn nữa. Những con đường ngày càng nhỏ lại, Linh phải căng mắt ghi nhớ để chờ cơ hội trốn thoát.
Đầu tiên, bọn chúng đưa Linh đến nhà một phụ nữ người Việt tên là Hồng. Tại đây, có rất nhiều người, gồm cả người bản địa và những nạn nhân bị bắt cóc.
Trước mặt “khách”, Linh phải đi đi lại lại để người ta xem trước khi quyết định mua “hàng” hay không. Nhưng cũng giống những lần trước, chưa gia đình nào chịu “xuống tiền” để mua người con gái xinh xắn này. Không bán được “hàng”, nhóm người bắt cóc đưa Linh trở lại nhà lão gù dị dạng.
Lão này đã bỏ ra 5 vạn tệ (khoảng 150 triệu đồng tiền Việt) để “ôm hàng” chờ người đến mua. Cũng từ đây, chuỗi ngày tủi cực của cô gái Hà thành bắt đầu. Chính lão gù đã nhiều lần làm nhục cô trước khi bán đi.
Đêm đầu tiên ở nhà lão gù, vì nhà khá chật nên Linh được sắp xếp ngủ cùng phòng với cả gia đình lão. Trong căn phòng nhỏ ấy, Linh nằm cạnh vợ của lão gù.
Tưởng rằng, sự sắp xếp đó sẽ mang đến một chút yên tâm cũng như sự an toàn cho cô gái chưa một lần xa gia đình này. Nhưng không ngờ…
“Nửa đêm lão lôi mình xuống đất, lấy tay bóp cổ, nhét giẻ vào miệng rồi cưỡng bức mình. Trong khi, vợ con lão vẫn ngủ rất say. Mình không dám kêu. Thật sự kinh tởm…”, Linh lau nước mắt nhớ lại đêm kinh hoàng đó.
Sáng hôm sau vợ lão gù dậy và biết chuyện. Người phụ nữ không lành lặn ấy dường như cảm thông với cô gái trẻ tội nghiệp nên đã ra hiệu cho Linh rằng, đêm nay mà ngủ thì hãy ôm bà thật chặt không được bỏ ra. Nếu lão động vào thì hãy lay bà dậy…
Trưa hôm ấy, lại có thêm một nhóm người đến để xem mặt, mua Linh về làm vợ. Đó là một thanh niên thọt chân, gã định mua cô với giá 10 vạn tệ (khoảng 300 triệu đồng tiền Việt) nhưng gã đòi lão gù phải viết “giấy bảo hành” tới 2 năm. Nghĩa là trong 2 năm nếu Linh trốn thì lão gù phải hoàn lại tiền. Vì thế, việc mua bán đã không thành.
Sau gã thọt là một ông bố đến mua vợ cho con trai. Lần này, họ có vẻ ưng Linh và chấp nhận chồng tiền cho lão gù cùng với lời hẹn, ngày mai sẽ đến đón dâu.
Có lẽ, đây cũng là một định mệnh với cô gái này. Bởi lẽ, khi rơi vào tay của gia đình đến sau, cô mới có cơ hội để bỏ trốn sau hơn 2 tháng làm vợ, bị canh phòng cẩn mật.
(Tên nạn nhân đã được thay đổi)
Theo_Phụ Nữ News
Nhiều khuất tất trong vụ tranh chấp hứa thưởng số tiền gần 55 tỷ đồng
Bản thân là một cán bộ cấp cao của Ngân hàng Á Châu (ACB) nhưng lại "đi đêm" với một người khác để ký kết hợp đồng mua bán nhà mà không hề có một thủ tục pháp lý nào.
Chưa hết, căn nhà đang được ký kết thuê giữa một ngân hàng và công ty kinh doanh nhà song lại có thêm một cái "bắt tay" giữa người đại diện pháp luật của ACB và người tự nhận mình là thừa kế duy nhất? Hàng loạt câu hỏi đang được đặt ra xung quanh vụ tranh chấp hứa thưởng đối với căn nhà hiện do ACB làm Hội sở.
Cán bộ cấp cao ACB "đi đêm"?
Ngày 4/7/2011, khi UBND TPHCM ra quyết định trả căn nhà số 446-448 đường Nguyễn Thị Minh Khai, phường 5, quận 3 (gọi tắt là căn nhà 446-448) thuộc quyền sở hữu của ông Nguyễn Đắc Kha và bà Vương Thị Khanh cho bà Khanh cũng là lúc Văn phòng Công chứng Trung Tâm ra thông báo công nhận ông Nguyễn Đắc Quang (con trai bà Khanh) là người thừa kế hợp pháp căn nhà.
Tuy nhiên, trên thực tế, đồng thừa kế với ông Quang còn có 9 người khác nữa. Biết được việc làm trái luật và trái đạo lý này của ông Quang, bà Khanh gửi đơn ngăn chặn đến cơ quan thẩm quyền.
Ngày 13/7/2011, TAND TPHCM ra Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, cấm bà Khanh và những người thừa kế được chuyển dịch tài sản trên.
Bà Khanh cũng đã có văn bản gửi đến nhiều cơ quan chức năng yêu cầu hủy ủy quyền cho ông Quang và đề nghị không cấp giấy chứng nhận nhà đất cho bất kỳ ai.
Thế nhưng, ngày 6/9/2011, ông Quang vẫn được Văn phòng Công chứng Trung Tâm hoàn tất thủ tục khai nhận di sản thừa kế xác định ông Quang là người duy nhất thừa hưởng toàn bộ khối tài sản nêu trên. Đến khi ông Quang lập tờ khai trước bạ nhà đất và đóng thuế trước bạ để được cấp giấy chứng nhận thì bị UBND quận 3 dừng lại.
Chưa hết, ngày 13/10/2011, ông Đỗ Minh Toàn - Tổng Giám đốc Ngân hàng ACB - ký với ông Quang hợp đồng thuê nhà giấy tay, thời hạn thuê nhà là 50 năm đối với căn nhà trên, trong khi vẫn đang tồn tại hợp đồng thuê nhà giữa Ngân hàng ACB với Công ty Quản lý Kinh doanh nhà TPHCM.
Đáng lưu ý hơn là vào một ngày sau, tức ngày 14/10/2011, bà Đặng Thu Hà - Giám đốc Phòng Ngân quỹ Sở giao dịch Ngân hàng ACB, cổ đông sở hữu cổ phần lớn của Ngân hàng ACB ký một thỏa thuận mua nhà bằng giấy tay với ông Quang về căn nhà nói trên, với số tiền là 250 tỷ đồng và bà Hà tự nhận đã đưa cho ông Quang 210 tỷ đồng.
Trước đó, vào ngày 10/11/2010, tại nhà số 250 Nguyễn Thị Minh Khai (phường 6, quận 3) cũng chính ông Quang cùng vợ là Hoàng Trọng Lan Hương theo sự ủy quyền của bà Khanh ký Hợp đồng đặt cọc cam kết bán căn nhà số 446-448 cho ông Vũ Huy Hoàng (ngụ đường Trần Quang Diệu, phường 14, quận 3.
"Tôi đã thanh toán số tiền đợt một là trên 21,2 tỷ đồng cho ông Quang qua hệ thống Ngân hàng Phương Nam (Southerm Bank)" - Ông Hoàng nói.
"Mãi đến năm 2013, khi theo dõi trên báo đài về vụ án tranh chấp hợp đồng hứa thưởng giữa ông Đặng Đình Thịnh và bà Khanh tôi mới được biết:
Sau khi nhận tiền đặt cọc mua bán nhà của tôi, ông Quang được sự tiếp tay của Văn phòng Công chứng Trung tâm âm mưu khai nhận di sản gian dối và lén lút cấu kết với các cán bộ cấp cao của Ngân hàng ACB là bà Hà và ông Toàn để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của tôi" - Ông Hoàng bức xúc nói.
Từ những lý lẽ trên, ông Hoàng đã đặt ra hàng loạt câu hỏi: Thứ nhất, ACB là một ngân hàng lớn, các giao dịch đều được ràng buộc pháp lý rất chặt chẽ, tại sao ông Toàn lại vội vã ký một hợp đồng thuê tay với thời hạn dài như vậy với ông Quang trong khi hồ sơ pháp lý nhà chưa rõ ràng, đang tranh chấp.
Thứ hai, là một cán bộ cấp cao của Ngân hàng ACB, một cổ đông lớn với gần 10 triệu cổ phiếu, đồng thời là dì ruột của Chủ tịch HĐQT ACB Trần Hùng Huy, bà Hà có biết việc ACB ký hợp đồng thuê nhà với ông Quang hay không?
Tại sao bà Hà lại ký thêm một hợp đồng mua bán nhà (khi nhà chưa đầy đủ về mặt pháp lý, lại đang bị Tòa phong tỏa để giải quyết một vụ án khác) với ông Quang?".
Các giao dịch... vô lý
Vụ việc liên quan tới hội sở ngân hàng ACB vẫn chưa có hồi kết
Thực tế thì trong bản án sơ thẩm ngày 3/2/2015 của TAND TP.HCM đã xác định thỏa thuận giữa ông Quang và bà Hà là vô hiệu do vượt quá phạm vi ủy quyền và nhà đất chưa được hợp thức hóa. Tuy nhiên, một điều hết vô lý và oái ăm là Tòa lại buộc bà Khanh và ông Quang cùng trả lại số tiền 210 tỷ đồng cho bà Hà.
"Tòa án sơ thẩm nhận định việc ông Quang giao dịch với bà Hà là vượt quá phạm vi ủy quyền. Trong khi đó, bà Hà cũng biết rõ việc ông Quang cố tình thực hiện không đúng ủy quyền của bà Khanh, khai nhận di sản gian dối nhưng vẫn ký thỏa thuận.
Do đó, việc Tòa buộc bà Khanh phải cùng ông Quang trả tiền cho bà Hà là trái quy định của pháp luật" - Luật sư Trần Đình Dũng, Đoàn Luật sư TPHCM phân tích.
Đồng quan điểm, luật sư Nguyễn Văn Hậu - Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP.HCM cho rằng: Theo quy định tại Điều 137 Bộ luật dân sự 2005 thì giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.
Và khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, bên nào có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
"Do giao dịch giữa bà Hà và ông Quang là vô hiệu nên căn cứ theo quy định trên thì ông Quang phải trả lại cho bà Hà số tiền đã nhận là 210 tỷ đồng.
Tuy nhiên, trong vụ việc này, Tòa tuyên buộc ông Quang và bà Khanh phải liên đới trả lại 210 tỷ đồng cho bà Hà là không hợp lý. Bởi, ông Quang đã vượt quá phạm vi ủy quyền khi ký kết hợp đồng mua bán với bà Hà khi nhà chưa hợp thức hóa và đang tranh chấp và tại thời điểm đó, ông Quang chính là người nhận tiền, do đó ông Quang phải tự mình chịu trách nhiệm trả lại toàn bộ số tiền 210 tỷ đồng tiền cọc của bà Hà. Bà Khanh không có trách nhiệm liên đới cùng với ông Quang trong việc trả tiền lại cho bà Hà" - Luật sư Hậu phân tích.
Luật sư Hậu nói thêm: "Dưới góc độ pháp lý, tôi cho rằng bà Hà ký hợp đồng mua bán với ông Quang trong khi biết rõ là căn nhà này đang tranh chấp đồng thời biết rằng ông Quang không có thẩm quyền ký kết hợp đồng vì nhà chưa được hợp thức hóa là trái với quy định pháp luật.
Bà Hà khai nhận đã đưa tay cho ông Quang tiền cọc 210 tỷ đồng với giá bán nhà 250 tỷ đồng trong tình trạng pháp lý này là điều rất bất thường và không thể tin nổi.
Giao dịch thuê nhà bằng giấy tay giữa lãnh đạo ACB và ông Quang khi nhà đang tranh chấp và ông Quang cũng không có thẩm quyền cho thuê là bất hợp pháp và khó hiểu! Chính vì vậy, các giao dịch này đã bị Tòa bác bỏ".
"Thực chất về giao dịch 210 tỷ đồng này là việc làm phức tạp thêm vấn đề và gây khó khăn cho Tòa trong việc xét xử, đồng thời để né tránh việc chi trả thù lao trong hợp đồng hửa thưởng cho ông Thịnh mà thôi" - Luật sư Dũng nói thêm.
Như báo Người Đưa Tin đã nhiều lần đưa tin, phản ánh, vụ việc tranh chấp hứa thưởng giữa ông Thịnh và bà Khanh về căn nhà 446 - 448 từ năm 2011 (tình từ thời điểm UBND TP trả nhà cho bà Khanh) đến nay vẫn chưa hồi kết.
Sau 3 năm thụ lý giải quyết, ngày 3/2/2015 TAND TPHCM xét xử và ban hành bản án với một số nội dung: Công nhận thỏa thuận hứa thưởng và buộc bà Khanh, ông Quang phải trả cho ông Thịnh số tiền gần 55 tỷ đồng; Buộc ông Quang, bà Khanh phải trả lại cho bà Hà số tiền 210 tỷ đồng...
Do chưa đồng ý với một số quyết định trong bản án, nhất là việc định giá tài sản, buộc cả ông Quang và bà Khanh phải trả lại tiền cho bà Hà... nên ông Thịnh, ông Hoàng đã nộp đơn kháng cáo. Sau hai lần phải hủy phiên tòa thì ngày 10/3, TAND cấp cao tại TP.HCM đã xét xử phiên phúc thẩm.
Cần làm rõ tình tiết liên quan đến hành vi rửa tiền
Do nhiều lần vắng mặt tại tòa, lần này trong phiên xét xử phúc thẩm, luật sư Trần Đình Dũng, người bảo vệ quyền lợi cho ông Vũ Huy Hoàng đã có đơn kiến nghị gửi tới TAND Cấp cao TPHCM yêu cầu:
"Để làm rõ tình tiết liên quan đến hành vi rửa tiền mà pháp luật nghiêm cấm, tôi đề nghị quý Tòa triệu tập trực tiếp tham gia phiên tòa hai đương sự gồm: Bà Đặng Thu Hà, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan và ông Nguyễn Đắc Quang, đồng bị đơn".
"Trong quá trình giải quyết vụ án, cấp sơ thẩm đã xác định giữa bà Hà và ông Quang có khai nhận chuyển cho nhau số tiền 210 tỷ đồng. Đây là số tiền giao dịch lớn, không thông qua ngân hàng và ông Quang là người có quốc tịch nước ngoài. Giao dịch này nếu có, thì nó phải được làm rõ bởi nó là giao dịch đáng ngờ mà pháp luật nghiêm cấm" - Luật sư Dũng nói.
Theo Thanh Tùng
nguoiduatin.vn
Theo_Giáo dục thời đại
Lưu Đào - Chuyện người vợ Tào Khang thời hiện đại Cuộc đời Lưu Đào là bản nhạc thăng trầm khó lường, là câu chuyện cổ tích có thật về một người vợ 'hiếm có khó tìm', không từ bỏ chồng trong gian khó. Sự khởi đầu thuận lợi của nàng A Châu 'vạn người mê' Sinh năm 1978, Lưu Đào thể hiện năng khiếu nghệ thuật từ khi còn nhỏ. Cô gia nhập...