Cô gái Hà Nội mê xe ‘Min khờ’
Không như những cô gái cùng trang lứa thích xe tay ga, Hải Yến lại chọn dòng xe nam tính này làm phương tiện di chuyển.
Hải Yến sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, cô có niềm đam mê khá kỳ lạ trong con mắt của nhiều người, mê những chú ngựa sắt Liên Xô. Tình yêu xe Minsk đến với Yến rất tình cờ. Anh trai của Yến mua một chiếc Minsk nát về để sử dụng khi đi bắn chim, vì giúp chạy đường rừng hay ruộng dễ dàng hơn. Lúc đầu, Yến cũng không có cảm tình lắm vì nhìn chiếc xe thô và cũ, trông rất kỳ dị. Nhưng rồi một hôm, cậu bạn hàng xóm qua mượn xe làm một vòng ở khu phố, Yến thấy dáng ngồi rất bụi và phong trần, cá tính, vậy là cô ngồi lên đi thử.
Tuy nhiên, điều khiển một chiếc xe cao to như Minsk không hề dễ dàng, nhất là đối với một cô gái dáng người nhỏ nhắn như Yến. Nhưng được sự hướng dẫn tận tình của cậu em trai, Yến dần làm quen và chế ngự được chú “ngựa sắt”.
Cậu em Yến mách nước, chạy xe Minsk cần phải cẩn thận, nếu nhả côn nhanh rất dễ bị vọt cắm đầu vào tường, nhưng điều khiển cũng gần giống lái ôtô, điểm khác biệt duy nhất là ôtô thì dùng côn chân còn xe Minsk thì dùng côn tay. Vì đã biết lái xe hơi từ trước nên sau khi tìm hiểu cách về số, bóp côn, cô ngồi lên xe phóng vèo vèo.
Yến cho biết chạy xe Minsk có cái thú riêng mà khó dòng xe nào có được. Khi bắt đầu chạy thử, cảm giác rất lạ, và càng chạy thì càng mê. Xe chạy thoáng và bốc. Nhiều người khen chiếc xe rất phù hợp với dáng người nên Yến quyết tâm xin anh trai chiếc Minsk cũ mèm đem đi tân trang. Bây giờ, Yến sử dụng xe Minsk làm phương tiện đi lại hàng ngày. Những kỳ nghỉ hoặc dịp cuối tuần, cô lại cùng hội xe Minsk đi phượt.
Chuyến đi xa nhất mà Yến đi cùng đoàn là phượt qua đường Tây tiến ở Sài Khao, Lào. Con đường rộng chỉ khoảng 1m, một bên là ta-luy dựng đứng, một bên là vực thẳm, lại đúng lúc trời tối, chỉ cần bất cẩn có thể xảy ra tai nạn nghiêm trọng. Ngồi trên xe, cả đoàn được cảnh báo không nên nhìn xuống dưới vì sẽ rất chóng mặt. Cảm giác lúc đó như đối mặt giữa sự sống và cái chết khiến Yến nhớ mãi. Đó là kỷ niệm sâu sắc nhất trên những cung đường phượt mà cô trải qua. Bình thường, Yến chỉ phượt những quãng đường ngắn, không quá 200km.
Hải Yến đang làm chủ một tiệm thời trang tóc tại Hà Nội. Cô chia sẻ trong thời gian tới, khi có đủ tiền sẽ mua một chiếc Honda CBR bởi cảm giác lái dòng xe này rất tuyệt vời.
Video đang HOT
Tuy vẻ ngoài mạnh mẽ nhưng theo đánh giá của bạn bè, Hải Yến là một người khá nhút nhát. Trong hội xe Minsk của Yến cũng có rất nhiều bạn nữ chung niềm đam mê. Hải Yến cho biết thời gian tới sẽ độ lại chiếc xe của mình theo phong cách cafe racer.
Khoảnh khắc tự sướng của cô gái mê xe Minsk
Cô gái này thích phong cách bụi khi đi chiếc xe của mình.
Minsk, thường được gọi là “Min khờ”, là chiếc xe côn tay, 2 thì, dung tích 125cc, được sản xuất tại Belarus, được các chuyên gia Liên Xô đem sang Việt Nam vào những năm 60 của thế kỷ trước. Nó được biết đến bởi sự mạnh mẽ, giá rẻ nhưng cũng rất hao xăng. Ngày nay, trên cả nước có rất nhiều CLB xe Minsk.
Minh Anh
Ảnh: NVCC
Theo TTVN
Hành trình đi tìm xe Simson
Chỉ có những người thực sự đam mê và kiên trì mới có thể chơi Simson, một huyền thoại về sự sang trọng của những năm 70-80 của thế kỷ trước.
Khi nhắc tới các dòng xe xã hội chủ nghĩa, ngoài Minsk, sidecar thì không thể không nhắc tới Simson. Nếu lấy vàng làm thước đo, dòng xe 2 bánh này trước kia có giá đắt đỏ chẳng kém những chiếc ô tô sang trọng ngày nay.
Chiếc xe là ký ức của cả thế hệ miền Bắc Việt Nam trong những năm 80 của thế kỷ trước.
Theo lời giới thiệu của một người quen, chúng tôi đã tìm tới nhà của anh Thành Long Simson, người được mệnh danh là "phù thủy" của những chiếc xe Simson. Lúc chúng tôi đến, cả chục chiếc Simson đang dựng ngổn ngang, cái thì để ở trong nhà, chiếc thì để ngoài sân, có xe thì chỉ còn bộ khung và cái máy trơ trụi và có xe thì sáng loáng đang chờ khách tới nhận.
Những người chơi Simson hiện nay đều phải có đam mê thực sự.
Sau khi uống chén trà nóng anh mới pha, anh nói: "Chúng ta vừa làm việc vừa nói chuyện nhé". Ngay lập tức, anh đi lại chiếc xe đang sửa dở vừa làm vừa chỉ cho chúng tôi, cũng như chia sẻ những câu chuyện xoay quanh Simson.
"Mới đây cũng có người dưới Hà Nội chuyển xe lên đây nhờ sửa. Chiếc xe lúc đó đang trong tình trạng gần như sắt vụn: máy không nổ được, số má cũng không còn vào được, hai giảm xóc trước sau đều đã chết hết nên cứng ngắc, trục may-ơ ở hai bánh đã mòn rỗng nên nó đảo như rang lạc, khung xe cũng đang trong tình trạng xập xệ vì trước kia xe dùng để chở hàng nặng. Để hoàn thiện mình đã phải mất cả hơn một tháng trời, nhưng giờ thì xe đã có thể chạy khá tốt rồi".
Hầu hết những chiếc xe Simson bây giờ đều được làm lại khung và máy.
"Hay một trường hợp khác, khách hàng tận trong Sài Gòn có người quen ngoài này nên mua được một chiếc S50 đời 1975, nhưng chỉ còn lại có mỗi khung xe và cái máy nên đưa về đây để làm (loại này giờ ở Việt Nam rất hiếm, đặc điểm là 3 số, không có đèn xi-nhan, thanh nối của phanh sau nằm gọn trong càng sau chứ không lộ ra ngoài như các loại khác). Vì là loại hiếm nên việc tìm đồ phải tốn thời gian chứ không thể nhanh được, nhưng vì mê xe nên khách sẵn sàng chờ một năm nữa lấy xe cũng được, miễn sao đồ đạc phải là nguyên bản chứ không được pha tạp".
Chuông điện thoại của anh reo liên tục làm anh phải dừng tay và dừng trò chuyện với chúng tôi liên tục, có lúc kéo dài cả 15 - 20 phút vì phải hướng dẫn khách khắc phục sự cố, nhưng anh vẫn luôn vui vẻ mỗi khi nhấc máy. Tới đây, chúng tôi mới hiểu được tình yêu, đam mê xe nói chung và Simson nói riêng không chỉ dừng lại ở việc chơi xe, giữ xe mà cả ở việc hỗ trợ nhau một cách vô điều kiện bất cứ khi nào anh em cần đến.
Chế hòa khí Simson nguyên bản hiện nay đã kém, thường phải phục chế lại.
Như để thanh minh, anh nói: "Cách đây hai hôm, sau khi khách nhận xe từ ô tô xuống đi được mấy cây số thì chết máy nên gọi điện lên hỏi nguyên nhân (mặc dù trước đó mình đã chạy thử khá lâu). Sau khi hướng dẫn khách kiểm tra xăng, khóa xăng và thử điện ở dây cao áp thì nhận được câu trả lời là không có điện, nhưng 10 phút sau thì khách điện lại nói là máy đã nổ. Mình đoán ngay là do cuộn nổ bị om nhưng chưa chết hẳn, lúc máy nóng nó mới chết. Điều này không thể biết trước được, nên nếu ai không hiểu lại nghĩ mình làm ăn vớ vẩn. Vì vậy ngay trong ngày hôm đó, đích thân mình phóng xe 60 cây số mang theo cả bộ điện đang lắp trên xe mình đến tận nơi để thay cho khách mà không lấy bất cứ đồng tiền công nào".
Phụ tùng là điều đau đầu nhất với dân chơi Simson. Cũng như xe, phụ tùng cũng ngày càng khó kiếm và chất lượng thì cũng chỉ ở mức chấp nhận được. Với những tay săn đồ thì không có bãi phá xe nào là không có dấu chân của họ. Có người may mắn kiếm được hàng tồn của một cửa hàng phụ tùng xe máy trước kia còn sót lại thì như bắt được vàng vậy. Cũng có nhiều người có tiền, họ sẵn sàng đặt hàng từ nước ngoài về để đắp lên chiếc xe của mình.
Từng chiếc xe được sửa chữa cẩn thận chuẩn bị cho những cung đường phía trước.
Một vài năm trở lại đây, số lượng người chơi Simson cũng có tăng nhưng vẫn còn rất khiêm tốn. Các hội chơi cũng nằm tản tác mỗi nơi một ít, từ thành phố tới tỉnh lẻ đều có cả nhưng hoạt động chủ yếu vẫn là tự phát. Tuy nhiên, đa số những người đến với Simson đều là những người mê xe thực sự. Trong hội Simson Vĩnh Phúc mà anh Long đang tham gia có đủ các ngành nghề như giáo viên, kỹ sư, công nhân, cán bộ nhà nước, tuổi tác thì cũng từ gần 30 cho tới ngoài 60. Và họ đều đã gắn bó với Simson từ khá lâu, ít thì cũng 3 - 4 năm, nhiều thì cả hơn chục năm.
Vì cùng niềm đam mê nên họ đến với nhau, ngồi với nhau hàng giờ liền chỉ để nói về xe mà không hết chuyện. Họ yêu cái tính tình đỏng đảnh của chiếc xe nên việc phải dắt bộ vài cây số cũng chỉ là gia vị để tình yêu thêm mặn nồng mà thôi. Họ yêu tiếng pô hơn bất cứ tiếng cười giễu cợt và đàm tiếu của những người xung quanh. Họ yêu sự êm ái của những chiếc giảm xóc để sẵn sàng đi cả trăm cây số chỉ để tìm kiếm một món đồ mà xế cưng của mình đang thiếu. Và họ là những người đang cố giữ lại những dấu ấn lịch sử của một dòng xe đã một thời làm khuynh đảo giới thượng lưu người Việt, đó là Simson.
Con đường du nhập của Simson
Simson là thương hiệu xe máy của người Đức, tuy nhiên sau chiến tranh thế giới thứ 2 được Liên Xô tiếp quản. Những chiếc xe hai kỳ được sản xuất sau những năm 70 được ưa chuộng tại Việt Nam (chủ yếu là miền Bắc) như S50, S51 và S70, nhưng cho tới nay có hai dòng còn lại nhiều nhất là S51 và S70. Simson du nhập vào Việt Nam theo những người đi học tập và làm việc ở Liên Xô, Đông Đức, Tiệp Khắc vào những năm 70 - 90 của thế kỷ trước khi trở về Việt Nam.
Yêu Simson không thể vồ vập
Sau nhiều năm chơi và phục chế xe, anh Long tiếp xúc với nhiều người khác nhau, có người đến với xe bằng niềm đam mê thực sự nhưng cũng không ít người "cả thèm chóng chán", chạy theo phong trào. Nên anh muốn gửi gắm tới những người đã, đang và định chơi xe một lời khuyên chân thành rằng: muốn chơi Simson thì đừng bao giờ vội vàng, hãy tìm hiểu thật kỹ, hãy xác định những khó khăn khi chạy xe.
Mua xe không khó nhưng giữ xe mới khó, bởi giá một chiếc xe chỉ vài triệu, nhưng để đi tốt cần phải được tu sửa và thay thế đồ đạc, số tiền đó có khi còn nhiều hơn cả tiền mua xe. Ngoài ra, người chơi phải biết bỏ ngoài tai "lời ra tiếng vào" của bàn dân thiên hạ, nếu không sớm muộn cũng bỏ xe.
Theo AutoCar
M1nsk M 125 - Ngựa sắt huyền thoại hồi sinh Sau sự trở lại với hàng loạt dòng xe và mẫu xe mới, M1nsk vẫn không quên hồi sinh huyền thoại M 125 một thời của mình. Hãng sản xuất xe Belarus M1nsk đã có những bước đi mạnh mẽ trong việc sản xuất, kinh doanh và hợp tác với các nhà sản xuất xe máy Trung Quốc như Zongshen nhằm sản xuất...