Cô gái được bác sĩ cầu hôn sau ca phẫu thuật thẩm mỹ vì quá xinh đẹp
Sau khi phẫu thuật thẩm mỹ thành công, cô gái 33 tuổi người Hàn Quốc không những trở nên xinh đẹp mà còn được chính vị bác sĩ của bệnh viện cầu hôn.
Cô gái xinh đẹp sau ca phẫu thuật và bác sỹ
Trong 1 chương trình chuyên về phẫu thuật thẩm mỹ của Hàn Quốc mới được phát sóng, cô Huyn Jang Jin (33 tuổi) đã khiến toàn bộ khán giả vô cùng ngạc nhiên trước sự thay đổi hoàn toàn về ngoại hình của mình.
Cô tâm sự do vẻ ngoài của cô quá thô kệch nên trong suốt hơn 30 năm qua, cô chưa từng được chàng trai nào để ý, tỏ tình. Thậm chí, ngay từ khi mới học cấp 1, cô đã bị gọi là “thằng ngố” vì cô có quá nhiều nét giống đàn ông.
Khuôn mặt Huyn Jang Jin trước phẫu thuật thẩm mỹ.
Suốt hơn 30 năm qua, Huyn Jang Jin phải sống trong sự cô đơn bởi cô sở hữu đôi mắt bé xíu, quai hàm bạnh, khuôn mặt to quá khổ nhưng miệng và mũi lại nhỏ. Ngoại hình không cân đối cùng những lời trêu chọc càng ngày càng khiến Huyn Jang Jin tự ti. Cô thậm chí còn không dám kết bạn với chàng trai nào.
Cho đến khi đã ngoài 30, cô thực sự cảm thấy tủi thân và cô đơn. Bởi vậy, cô đã quyết định nhờ đến phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ để thay đổi cuộc sống của mình. Do gia đình không đủ khả năng tài chính nên Huyn Jang Jin đã nhờ đến quỹ cho vay của trường ĐH cũ để thực hiện ước mơ của mình.
Sau khi nhờ đến “dao kéo”, ngoại hình của cô quả thực đã thay đổi hoàn toàn. Rất nhiều người cảm thấy ngạc nhiên trước sự lột xác khó tin này của Huyn Jang Jin. Sau phẫu thuật thẩm mỹ, tình yêu cũng đến với cô khi một vị bác sĩ tại bệnh viện mình phẫu thuật đã ngỏ lời cầu hôn cô.
Nhiều khán giả vô cùng ngạc nhiên trước diện mạo mới của Huyn Jang Jin.
Video đang HOT
Gương mặt của Huyn Jang Jin đã trở nên mềm mại và nữ tính hơn rất nhiều.
Gương mặt có phần thô kệch…
… trở nên thật xinh đẹp, rạng rỡ sau phẫu thuật thẩm mỹ.
Theo Xahoi
"Không thừa nhận" kết hôn đồng giới: Càng kỳ thị?
Có người cho rằng, thay "cấm" bằng "không thừa nhận" càng khiến người đồng tính bị kỳ thị, cần cho phép kết hôn đồng giới. Có người cho rằng, người thành thị nhận thức cao, có thể chấp nhận, nhưng đa số người nông thôn chưa nhận thức được điều này. Họ không dễ dàng thừa nhận.
"Cấm" và "không thừa nhận" kết hôn đồng giới là thuật ngữ được bàn thảo nhiều nhất tại Hội nghị Tham vấn công chúng về Dự thảo Luật sửa đổi bổ sung Luật Hôn nhân và Gia đình do Viện Nghiên cứu lập pháp (Ủy ban Thường vụ Quốc hội) tổ chức hôm nay (1/10).
Bỏ "cấm" để chống kỳ thị
Ông Dương Đăng Huệ (Vụ trưởng Vụ Pháp luật Kinh tế Dân sự - Bộ Tư pháp) cho biết: Dự thảo Luật lần này đã bỏ quy định "cấm kết hôn giữa những người có cùng giới tính" mà thay bằng cụm từ "không thừa nhận".
"Có ý kiến cho rằng thay "cấm" bằng "không thừa nhận" chẳng khác nào thay đổi màu sắc cho xác chết cả", ông Huệ nêu.
Tuy nhiên, theo ông Huệ, mặt biểu cảm, sắc thái của 2 thuật ngữ rất khác nhau. Từ "cấm" nghe rất nặng nề, trong khi "không thừa nhận" có ý nghĩa nhẹ hơn. Điều đó cũng giảm sự phân biệt đối xử với người đồng giới.
Ông Dương Đăng Huệ (Vụ trưởng Vụ Pháp luật Kinh tế Dân sự - Bộ Tư pháp) phát biểu tại hội nghị
Ông Huệ cũng giải thích rằng, sở dĩ chưa thể thừa nhận kết hôn đồng giới bởi đây vẫn là vấn đề nhạy cảm với xã hội Việt Nam. Ông Vụ trưởng phân tích: Cả thế giới có gần 200 quốc gia nhưng đến nay mới chỉ 16 nước cho phép kết hôn đồng giới. Thậm chí, Pháp là đất nước rất văn minh, tiến bộ cũng chỉ vừa mới cho phép người đồng tính kết hôn. Vấn đề hôn nhân đồng giới đã được nước Pháp đưa ra bàn thảo từ những năm 80 thế kỷ trước. Vậy mà khi tổng thống Pháp ký sắc lệnh công nhận hôn nhân đồng giới, đã có một làn sóng dư luận phản đối kịch liệt.
Cho nên, theo ông Dương Đăng Huệ, không thể ngay lập tức thừa nhận hôn nhân đồng giới. Ở Việt Nam, vấn đề này mới được đưa ra bàn thảo những năm gần đây. Muốn thừa nhận điều này cần phải có lộ trình.
Tuy nhiện, lâu nay, nhiều cặp đồng giới cưới nhau công khai. Người đồng tính đã trở thành một cộng đồng lớn, với các câu lạc bộ, diễn đàn... Luật pháp bắt buộc phải điều chỉnh đối với những trường hợp này.
Ông Huệ cũng cho hay, chưa thừa nhận hôn nhân đồng giới, nhưng dự thảo Luật đã nêu ra những quy định để chống kỳ thị với người đồng tính. Luật tôn trọng quyền chung sống của người đồng tính. Luật cũng đưa ra cách giải quyết hậu quả của việc sống chung.
Tuy vậy, ông Lương Thế Huy (Giám đốc Viện Nghiên cứu Kinh tế xã hội và Môi trường) đặt câu hỏi, dù pháp luật đã điều chỉnh quan hệ của người đồng giới, nhưng vẫn không thừa nhận, liệu có giải quyết hết những vấn đề phát sinh.
Ông Huy tính toán, một cặp nam nữ kết hôn, luật pháp giải quyết gần 100 quyền và nghĩa vụ phát sinh liên quan. Còn việc không thừa nhận mà cho sống chung, mới chỉ giải quyết được một vấn đề là hậu quả việc sống chung.
"Hôn nhân cho tất cả mới là cách giải quyết trọn vẹn và bình đẳng nhất", ông Huy nhấn mạnh.
Toàn cảnh Hội nghị Tham vấn công chúng về Dự thảo Luật sửa đổi bổ sung Luật Hôn nhân và Gia đình
"Không thừa nhận": Càng kỳ thị?
Tại hội nghị, một vị phụ huynh có con đồng tính cho rằng, thuật ngữ "không thừa nhận" càng làm người đồng tính tăng thêm cảm giác bị kỳ thị.
"Người ta thường nói: đứa con vô thừa nhận, người vợ vô thừa nhận. Vậy cụm từ 'không thừa nhận' càng làm tổn thương thêm cho cộng đồng này." - Bà mẹ này chia sẻ.
Bà mẹ này cũng đặt câu hỏi: Vì sao chúng ta phải e ngại khi mới chỉ 16 nước công nhận? Nếu điều gì có lợi cho công dân nước mình thì nhà nước cứ làm. Xã hội mất gì khi luật pháp công nhận kết hôn đồng giới? Người đồng tính sẽ lấy mất thứ gì của người dị tính?
"Xã hội không mất gì. Người dị tính không mất gì hết. Và thực tế, với quy định hiện nay, nhiều người đã là nạn nhân của những cuộc hôn nhân giả tạo. Quyền mưu cầu hạnh phúc của họ đã không được đáp ứng." - Bà mẹ này nói.
Người mẹ này cũng cho hay, có người sợ, cho phép hôn nhân đồng giới sẽ khiến nhiều người khác bị lôi kéo trở thành người đồng tính.
"Nhưng tôi đang là người thuộc cộng đồng số đông, tôi chẳng dại gì lại tự biến mình trở thành người trong cộng đồng thiểu số." - Người phụ nữ này nói.
Tiến sĩ Nguyễn Văn Cừ (Khoa Pháp luật dân sự - Đại học Luật Hà Nội) đánh giá: Luật bỏ quy định "cấm" bằng "không thừa nhận" là phù hợp với xã hội hiện nay.
Tiến sĩ Cừ lý giải, Việt Nam là nước châu Á nên có nền văn hóa Á Đông. Quan niệm về kết hôn nam nữ, sinh con duy trì nòi giống đã ăn sâu vào tiềm thức. Sở dĩ chúng ta không thấy nặng nề trước vấn đề quan hệ đồng giới vì ở thành thị, nhận thức của người dân tốt hơn.
"Nhưng ở nông thôn, tôi ước tính vẫn hơn 80% người dân chưa nhận thức được về vấn đề này. Vẫn còn số đông người Việt không dễ chấp nhận cho phép kết hôn đồng giới." - Tiến sĩ Cừ nhấn mạnh.
Tuy nhiên, tiến sĩ Nguyễn Văn Cừ khẳng định: "Pháp luật chỉ không cho phép duy nhất một điều là đăng ký kết hôn. Có ai cấm người đồng tính tổ chức đám cưới đâu".
Theo Cảnh Kiên (Khampha.vn)
Ưu điểm của gia đình đồng tính 59% các cặp đồng tính nữ (les) và 57% đôi đồng tính nam (gay) biết chia sẻ các công việc chung. Con số này ở các cặp bình thường là 38%. Cuộc điều tra mới đây của Cục thống kê Australia cho thấy, các cặp đồng tính chung sống với nhau thường thích chia sẻ những việc nhà như nấu nướng, dọn dẹp,...