“Cô gái đóng băng” và sự hồi sinh kỳ diệu khó lý giải nhất lịch sử y học
Cho đến nay, sự hồi sinh khó lý giải của “cô gái đóng băng” vẫn được coi là một phép lạ tưởng như chỉ xuất hiện trong những câu chuyện cổ tích.
Đêm định mệnh
Vào một đêm mùa đông ngày 20/12/1980, trong thời tiết giá buốt với nhiệt độ giảm xuống tận -30 độ C, cô gái 19 tuổi Jean Hilliard lái xe từ nhà bạn về nhà ở Lengby, Minnesota. Bỗng nhiên, xe mất lái, trượt dốc trên con đường băng giá. Cô không thể kiểm soát được chiếc xe và nó đã đâm vào một cái mương bên đường.
Biết rằng sẽ chết cóng nếu còn ở lại xe, sau đó, Jean bước ra ngoài và bắt đầu đi bộ tới nhà một người bạn sống gần đó để nhờ giúp đỡ.
Jean Hilliard lúc đó chỉ đi giày tây, khoác một chiếc áo khoác và đeo găng tay. Jean đi ngược gió, chân cô lạnh buốt.
Quần áo không đủ ấm nên Jean ngã gục xuống đường khoảng vài mét trước cửa nhà người bạn. Lúc đó khoảng 1 giờ sáng và Jean gần như đã kiệt sức, không thể gượng dậy được nữa.
“Cô gái đóng băng” Jean Hilliard (ảnh nhỏ) đã trở thành một hiện tượng bí ẩn của y học hiện đại.
Cô nằm bất động trong tuyết cho tới khi được người bạn là Nelson phát hiện vào khoảng 7h sáng hôm sau. Thời điểm đó, người cô đã cứng như một tảng đá và Nelson đã phải rất khó khăn mới đẩy được cô vào ghế sau ôtô rồi đưa đến bệnh viện.
Ngay khi tiếp nhận ca cấp cứu, các bác sĩ tại Bệnh viện Fosston nhất loạt đều sững sờ trước tình trạng của Jean. Jean thở rất chậm, thậm chí bác sĩ không thể kẹp nhiệt kế để đo nhiệt độ cho Jean.
Cơ thể Jean đã bị đông thành đá, không có khớp nào cử động được. Họ không thể dịch chuyển bất cứ bộ phận nào của cơ thể cô, thậm chí không thể đâm xuyên kim qua da cô để tiêm.
Mắt Jean không phản ứng với ánh sáng. Các bác sỹ chỉ biết đặt những gói ủ ấm xung quanh cơ thể Jean để tăng nhiệt độ cơ thể, làm tan lớp băng.
“Cơ thể cô ấy lạnh lẽo, đông cứng giống như một miếng thịt để trong ngăn đá tủ lạnh. Các chi đều không thể gập hoặc cử động. Cô ấy không có bất kỳ một phản ứng nào trong khoảng 2 hoặc 3 giờ sau khi bắt đầu tan băng. Nhịp tim của Jean chỉ đập 8 lần mỗi phút. Nhiệt độ cơ thể khoảng 26 độ C”, bác sĩ George Sather điều trị cho Jean cho biết.
Bất lực, nhóm cấp cứu đành phải buông xuôi. Họ nói các tế bào hoàn toàn đông cứng, các cơ quan nội tạng cũng lạnh dần, sẽ càng khó hơn để chúng có thể thực hiện chức năng của mình cho tới khi hoàn toàn ngừng hẳn. Thậm chí não cũng không thể cứu. Jean gần như chỉ là một xác chết đóng băng, không còn hy vọng nào cả.
Hồi sinh kỳ diệu
Ngồi bên giường bệnh của con gái, mẹ Jean chỉ còn biết nắm tay cô và cầu nguyện, dù bản thân bà cũng biết rằng đã hết hy vọng.
Video đang HOT
Thế nhưng, trong khi mọi người đang tính đến hậu sự cho cô thì 11h trưa ngày 21/12/1980, Jean bắt đầu co giật và lấy lại được ý thức một cách thần kỳ. Mọi người xung quanh cô đều kinh ngạc.
Đến 13 giờ, Jean bắt đầu có dấu hiệu của sự sống, trong khi mẹ cô không ngừng cầu nguyện thì cuối cùng cô cũng tỉnh dậy và đòi uống nước.
Vào ban đêm, cô có thể di chuyển đôi cánh tay. Đến ngày thứ 3, đôi chân của cô cũng có thể di chuyển. Cô phải điều trị y tế trong 49 ngày tiếp theo nhưng sau đó hồi phục hoàn toàn và không phải cắt bỏ ngay cả một ngón tay.
Các bác sĩ vô cùng ngạc nhiên, đây là trường hợp khoa học hiện đại không thể tin nổi, khi cô không phải cắt bỏ gì hết trong khi rõ ràng chẩn đoán việc hoại tử cả tay và chân của cô đã được xác định.
Jean đã nằm 6 ngày trong phòng chăm sóc đặc biệt trước khi được chuyển sang phòng dịch vụ. Ngày thứ 49, cô đã có thể về nhà, như chưa từng có chuyện gì xảy ra.
Và cho đến nay, vẫn không ai biết được làm cách nào mà cơ thể của cô gái lại có thể phục hồi hoàn toàn và nhanh chóng, không để lại bất kỳ di chứng nào của trạng thái đóng băng.
Theo Danviet
Những sự thật có thể gây sốc về quả cà chua ai cũng từng ăn
Dưới đây là 11 điều trong vô số những điều mà hẳn hầu hết trong số chúng ta đều chưa từng biết về cà chua, loại quả rất phổ biến trên khắp thế giới.
Cà chua là một loại thực phẩm vô cùng phổ biến trên thế giới, không chỉ bởi hương vị thơm ngon và hấp dẫn, mà nó còn chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe của con người.
Ở phần lớn những quốc gia trên thế giới, đặc biệt là những nước phương Tây, cà chua được sử dụng ở hầu hết các món ăn, nhất là khi cà chua vào mùa, quả to, chín mọng và vẫn còn đượm hơi âm ấm từ ánh nắng mặt trời.
Là một loại thực phẩm phố biến và tưởng chừng như chẳng chứa đựng bất cứ điều gì đặc biệt. Tuy nhiên, ít người biết rằng có rất nhiều những sự thật vô cùng thú vị về loài thực vật màu đỏ này.
1. Trước kia con người từng coi cà chua là một giống quả độc
Theo tạp chí Smithsonian, vào những năm 1700, người châu Âu có thái độ "ghẻ lạnh" với trái cà chua bởi vì rất nhiều những người thuộc tầng lớp quý tộc đã ngã bệnh, thậm chí là tử vong sau khi ăn cà chua hoặc món ăn có cà chua.
Lúc đó, cà chua được gọi với cái tên "trái táo độc" phỏng theo trái táo đỏ trong câu chuyện cổ tích "Nàng bạch tuyết và bảy chú lùn". Tuy nhiên, đây có thể coi là một vụ án oan, bởi thủ phạm không phải là những trái cà chua mà là do những chiếc đĩa làm từ thiếc được người ta sử dụng để bày biện món ăn.
Theo nghiên cứu khoa học, cà chua là loại thực vật có tính axit cao, chất axit này có khả năng gây nguy hiểm cho con người nếu tiếp xúc với những kim loại nặng hay thiếc.
2. Trung Quốc là "nông trại cà chua" lớn nhất thế giới
Cà chua không được dùng trong các món ăn của Trung Quốc nhiều như những nước phương Tây nhưng trên thực tế, Trung Quốc đại lục lại là nơi trồng nhiều cà chua nhất thế giới. Nước này xuất khẩu không chỉ cà chua nguyên quả mà còn xuất khẩu cả các chế phẩm từ cà chua.
Sau Trung Quốc, Mỹ là quốc gia đứng thứ hai về sản lượng cà chua.
3. Hầu hết cà chua có nguồn gốc Mỹ đều được thu hoạch tại bang California
California là bang chiếm đến 96% sản lượng cà chua qua chế biến tại Mỹ và 1/3 năng suất cà chua tươi tại Mỹ. Florida là bang thứ 2 đứng sau California về thống kê này.
4. Mỗi người Mỹ ăn khoảng 10kg cà chua một năm
Một nửa trong lượng tiêu thụ đó là cà chua đã qua chế biến dưới dạng sốt.
5. Quả cà chua còn có tên gọi khác là "đào sói"
Cái tên này chỉ đơn thuần được người ta dịch ra một cách tự nhiên từ tên khoa học của nó - "Lycopersicon lycopersicum".
6. Cá chua sẽ bị mất đi hương vị khi để trong môi trường nhiệt độ thấp
Quả cà chua sẽ càng có hương vị thơm ngon khi càng chín hơn. Tuy nhiên, khi để ở môi trường có nhiệt độ thấp như tủ lạnh, quá trình chín của cà chua sẽ bị ngăn cản. Bên cạnh đó, nhiệt độ lạnh cũng sẽ làm phá vỡ đi cấu trúc màng ở lớp thịt quanh quả cà chua và biến nó thành dạng bột.
7. Cà chua là một trong những "tiên dược" trong chăm sóc da mặt
Cà chua có tính axit, đây chính là một trong những yếu tố khiến cà chua được các chị em phụ nữ tin tưởng trong việc sử dụng làm mặt nạ chăm sóc da mặt. Nó sẽ giúp tẩy da chết, làm da đỡ nhờn hơn.
8. Quê hương của quà cà chua là dãy Andes
Nhiều nguồn tài liệu cho rằng nước Ý là quê hương của giống cà chua. Tuy nhiên, điều đó hoàn toàn sai. Thực chất loại thực vật này được trồng lần đầu tiên trên dãy núi Andes bởi những người Aztecs và Incas, vào khoảng thời gian 700 năm sau Công nguyên.
9. Giống cà chua xuất hiện đầu tiên được loài người biết không có màu đỏ
Những trái cà chua đầu tiên được phát hiện ra có màu vàng tươi và kích thước rất nhỏ.
10. Có khoảng 10.000 giống cà chua khác nhau tồn tại ở khắp mọi nơi trên thế giới
Một vài trong số đó còn được gọi với những cái tên rất kỳ lạ và hài hước như Baby Cakes, Banana Legs, Cream Sausage, Gremlin, Jolly Elf hay Mr. Ugly.
11. Cà chua thực chất là một loại quả nhưng cũng có thể được xếp vào họ nhà rau
Về mặt sinh học thì cà chua đích thị là một loại trái cây giống như chuối, cam, quýt hay dưa hấu... Ban đầu người ta cũng biết điều này. Tuy nhiên sau này, cà chua lại được xếp vào giỏ hàng rau củ chỉ bởi một đạo luật thuế quan của Mỹ. Theo đó, đạo luật này đánh thuế vào tất cả các loại rau quan trọng, còn hoa quả thì không, tuy nhiên, cà chua là loại quả duy nhất là đối tượng áp dụng của đạo luật này.
Hiện tại đạo luật này không còn tồn tại nữa nhưng có lẽ người ta đã quá quen với việc coi cà chua là một giống rau.
Thu Thủy / Theo Trí Thức Trẻ
Bí ẩn những thành phố nổi tiếng tưởng bị lãng quên nhưng lại bất ngờ xuất hiện Nếu không được phát hiện, những thành phố cổ xưa này sẽ chỉ là những câu chuyện truyền thuyết không hơn không kém Trong vô vàn những truyền thuyết cổ đại của thế giới, thành phố Atlantis hay thành phố Vàng El Dorado vốn được coi là những câu chuyện hoang đường được dựng lên nhờ trí tưởng tượng của con người. Tuy...