Cô gái đội xét nghiệm tuyến đầu kể: Đêm giao thừa đi lấy mẫu xét nghiệm Covid-19
Nữ điều dưỡng Nguyễn Thị Kiều, đội xét nghiệm tuyến đầu chống dịch Covid-19 của Bệnh viện Q.4, TP.HCM, cho biết đêm giao thừa năm nay là đêm đáng nhớ nhất của mình.
Nguyen Thi Kieu nhân vật thứ 2 (phải sang) cùng các đồng nghiệp tham gia lấy mẫu cho người dân trong đêm giao thừa . Ảnh NVCC
Ngay trong đêm giao thừa, mọi người được về bên gia đình nhưng “mình dính lịch trực nên không về nhà được, đến 17 giờ 30 thì nhận được lệnh tập trung gấp để đi lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho người dân”, chị nhớ lại.
Chị Kiều cho biết thêm: “Nói chung nằm trong đội xét nghiệm tuyến đầu chống dịch Covid-19 của bệnh viện thì tụi mình luôn trong tư thế sẵn sàng, có lệnh là đi. Sau khi lấy mẫu xong, về đến bệnh viện, tụi mình phải lọc danh sách, ghi lại tất cả rồi chờ người qua lấy mẫu thì lúc đó cũng hơn 22 giờ 30 rồi. Xong hết mọi thứ thì tụi mình lại trực gác và đón giao thừa ở bệnh viện luôn”.
Lần đầu tiên chị Kiều không đón giao thừa với ba mẹ. Khi ba mẹ biết chị đi lấy mẫu, thì rất lo lắng. “Mẹ mình bảo là lo đến nỗi ăn cơm cũng không ngon, nhưng mình cũng trấn an mẹ, là con sẽ không sao cả”, chị Kiều kể.
Chị cũng kể sau khi lấy mẫu xét nghiệm xong, chị đăng tấm hình đi lấy mẫu trong đêm giao thừa lên Facbook, thì mọi người ai cũng đều cổ vũ tinh thần, nên đây chính là năm đón giao thừa đáng nhớ của bản thân chị.
“Nhìn lại 1 năm qua có nhiều biến động khi dịch bệnh xảy ra, dù mình không làm được gì lớn để giúp đất nước nhưng mình và mọi người trong ngành y tế luôn cống hiến hết mình và góp 1 phần nhỏ để đẩy lùi dịch bệnh Covid-19″, chị Kiều bộc bạch.
Năm vừa qua là một năm quá đặc biệt đối với đội ngũ y bác sĩ. Trong những đợt đầu dịch Covid-19, chị Kiều nằm trong nhóm 10 y, bác sĩ và điều dưỡng của Bệnh viện Q.4, TP.HCM tham gia ở tuyến đầu chống dịch Covid-19. Đó là những ngày tháng dù nhiều khó khăn, vất vả và hiểm nguy, nhưng với những người làm trong nghề y như chị vừa là trách nhiệm, vừa là cơ hội để được cống hiến hết sức mình cho cộng đồng. Lúc đó chị và đồng nghiệp đảm trách 3 dãy nhà tại khu cách ly ký túc xá ĐH Quốc gia TP.HCM.
“Tụi mình đều là những y bác sĩ còn rất trẻ, chưa ai lập gia đình và đều tự nguyện đăng ký xin đi thay cho những bác sĩ lớn tuổi, vì nghĩ mình trẻ, sức khỏe dẻo dai, sức đề kháng cũng tốt hơn để tham gia chống dịch bệnh Covid-19… Thật sự lúc đó không những gia đình mình mà tất cả gia đình, người thân của 10 thành viên trong nhóm đều lo lắng khi tụi mình tham gia nơi tuyến đầu chống dịch Covid-19, có thành viên còn giấu gia đình để đi vì sợ nói ra ba mẹ sẽ lo lắng. Thế nhưng với những y bác sĩ trẻ như tụi mình thì bất cứ khi nào đất nước cần, tụi mình cũng sẵn sàng”, chị Kiều tâm sự.
Cũng theo chị Kiều, bước sang năm mới điều ước lớn nhất là mong nhà nước kiểm soát được dịch bệnh Covid-19, khoanh vùng được ổ dịch để tránh lây lan và mong sớm có vaccine để ngăn chặn được dịch bệnh Covid-19. “Mình cũng mong mọi người luôn thực hiện 5 K (Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tập trung – Khai báo y tế) để an toàn cho mình và cồng động, để cùng nhau chung tay đẩy lùi dịch bệnh, để tết năm sau sẽ là cái tết đoàn viên và hạnh phúc nhất của tất cả mọi người”, chị Kiều mong.
TP.HCM có hàng chục ca nhiễm Covid-19: 'Khai báo y tế khi về quê ăn tết'
Chiều ngày 8.2, TP.HCM ghi nhận thêm hàng chục ca nhiễm Covid-19 mới, nhiều bạn trẻ đã kêu gọi mọi người nhớ khai báo y tế khi về quê ăn tết.
Dù về từ vùng dịch hay không thì người trẻ phải khai báo y tế khi về quê đón tết . ẢNH: TẤN ĐẠT
Như Thanh niên đã đưa tin vào chiều ngày 8.2, TP.HCM đã ghi nhận thêm 24 ca nghi nhiễm Covid-19 có liên quan đến bệnh nhân là nhân viên sân bay Tân Sơn Nhất, trong đó địa bàn Q.12 phát sinh 7 ca (gồm 3 ca là F1 của BN 2003); Bình Thạnh 5 ca (đều là F1 của BN 1979), Gò Vấp 5 ca; Bình Tân 7 ca.
Từ vụ việc trên, nhiều người trẻ đã nhắc nhở mọi người phải tuân thủ "thông điệp 5K" mà Bộ Y tế đã khuyến cao, đồng thời kêu gọi phải khai báo y tế đúng, đủ khi về quê đón tết.
Chiều 8.2: Thêm 45 ca Covid-19 ở TP.HCM, Hà Nội, Gia Lai, Quảng Ninh, Hải Dương
Hãy tự giác để bảo vệ
"Nhớ khai báo y tế khi về quê ăn tết nha mọi người!". Đó là dòng trạng thái trên Facebook của anh Nguyễn Huỳnh Châu Tuấn, 29 tuổi, làm việc tại số 537 Nguyễn Duy Trinh, Q.2, TP.HCM, khi TP.HCM có thêm hàng chục ca nhiễm Covid-19 mới.
"Ngày mai là 28 âm lịch, mình chính thức kết thúc công việc và về Đồng Tháp đón tết cùng gia đinh. Nhưng với tình hình này mình phải cảnh giác hơn nữa, khi về đến nhà cần khai báo y tế. Hoặc nếu phải cách ly tại nhà thì cũng nên tuân thủ theo", anh Tuấn nói.
Nhiều người kêu gọi khai báo y tế khi về quê ăn tết . ẢNH: CHỤP MÀN HÌNH
Quê ở Bình Dương, chị Lê Thị Mỹ Dung, 29 tuổi, làm truyền thông tại số 198 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q.3, TP.HCM, cũng tự "răn đe" bản thân bằng việc về quê sẽ khai báo y tế đúng và đủ để bảo vệ cho mình và mọi người.
Chị Mỹ Dung nói: "Trong những ngày 27 đến 29 âm lịch lượng người từ TP.HCM về quê ăn tết rất nhiều. Trong khi TP.HCM, mới có thêm hàng chục ca nhiễm Covid-19 nữa, hiện tại không biết vấn đề di chuyển có bị ngăn cấm hay không. Cho nên mình phải chủ động khai báo y tế tại địa phương. Hãy tự giác để bảo vệ mình, gia đình ở quê hương mình và cả cộng đồng".
Tổng hợp dịch Covid-19 ngày 8.2: Nóng bỏng vì 29 ca lây nhiễm cộng đồng ở TP.HCM
Người trẻ lo lắng dịch Covid-19 trên đường về quê đón tết . ẢNH: TẤN ĐẠT
Góp sức từ hành động nhỏ
Võ Phi Thành Đạt, sinh viên Học viện Cán bộ TP.HCM, đã về quê tại xã An Phước, huyện Măng Thít, tỉnh Vĩnh Long hơn ba ngày qua, nhưng vẫn không quên đi khai báo y tế với chính quyền địa phương.
Thành Đạt cho hay việc khai báo y tế là nghĩa vụ cộng đồng và trách nhiệm với bản thân, gia đình. Dịch Covid-19 với biến chủng mới đang diễn ra rất phức tạp đòi hỏi sự đoàn kết chung lòng của mọi người. Đừng trông chờ làm điều gì đó lớn mà hãy góp sức từ hành động nhỏ như đeo khẩu trang khi ra ngoài, khai báo y tế khi đến một tỉnh thành khác cho dù bạn xuất phát từ nơi không có dịch.
Khai báo y tế là trách nhiệm của mỗi người (ảnh minh họa) . ẢNH: TẤN ĐẠT
Trong khi đó, chị N.T. Ánh Tuyết, 36 tuổi, làm viên chức tại Q.Bình Thạnh, TP.HCM, chia sẻ: "Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay thì mọi người nên chủ động bảo vệ an toàn cho mình là vấn đề quan trọng nhất. Mọi tiệc tùng, tất niên cần hạn chế ở mức tối đa để chính quyền kiểm soát được tình hình dịch hiện nay. Bên cạnh đó, nếu mọi người có về quê thì nên khai báo y tế tại địa phương mình để họ nắm bắt thông tin, dù không phải từ vùng dịch trở về".
TP.HCM có hàng chục ca nhiễm Covid-19, Thủ tướng đồng ý với đề xuất giãn cách xã hội nhiều khu vực
Đề phòng bị lây nhiễm Covid-19 trên đường về quê ăn tết, tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Ngọc Minh, giảng viên chuyên ngành tai - mũi - họng Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, chia sẻ: "Đi đường về quê ăn tết phải đeo khẩu trang, kính bảo hộ thì mới an toàn và không bao giờ được gỡ khẩu trang hay kính ra khi bạn bị kẹt xe dù 20 phút hay 1 tiếng đồng hồ. Theo đó, nên chọn loại khẩu trang 3 lớp tích hợp với kính trùm nguyên đầu thì sẽ giúp bạn an toàn hơn khi về quê. Khi về tới nhà tất cả những vật dụng bảo hộ đó phải được cởi đúng nguyên tắc, có nghĩa tay không được chạm vào mặt trước của khẩu trang, mà phải nắm cọng dây tháo ra. Nếu khẩu trang sử dụng một lần thì phải bỏ đi, còn chất liệu vải thì đem đi giặt và phơi nắng. Sau đó tắm rửa sạch sẽ và thay quần áo mới, những bộ đồ mặc trên đường về cũng phải được giặt sạch để phòng nhiễm Covid-19".
Ban chỉ đạo phòng dịch ở TP.HCM họp cuộc thứ ba trong ngày Đại diện Sở Thông tin - truyền thông TP.HCM cho biết chính quyền sẽ gửi các yêu cầu qua tin nhắn cho thuê bao di động toàn thành phố, theo đó yêu cầu người dân nên ở nhà, hạn chế tối đa việc đi lại. Lãnh đạo TP.HCM báo cáo tình hình dịch bệnh trên địa bàn tại cuộc họp Thường trực Chính...