Cô gái đến khám trong tình trạng không thể mở mắt, bác sĩ cảnh báo do thói quen trang điểm mà nhiều chị em mắc phải
Dạo gần đây, cô gái bắt đầu có dấu hiệu ngứa mắt, ghèn mắt nhiều, sáng ngủ dậy không thể mở mắt.
Bác sĩ Lâm Thuần Như, khoa mắt, bệnh viện Asia University Hospital chia sẻ về trường hợp một bệnh nhân nữ (26 tuổi) sống tại Đài Loan, có thói quen hằng ngày là trang điểm và đeo kính áp tròng.
Dạo gần đây, cô gái bắt đầu có dấu hiệu ngứa mắt, ghèn mắt nhiều, sáng ngủ dậy không thể mở mắt. Sau khi cô gái tạm ngừng đeo kính áp tròng khoảng 2 tuần thì tình trạng vẫn không cải thiện nên cô đã đến bệnh viện khám.
Ảnh minh họa
Sau khi kiểm tra, bác sĩ Lâm phát hiện nguyên nhân là do phấn mắt trang điểm kết hợp với chất tiết dầu ở tuyến meibomian làm tắc nghẽn gây ra bệnh viêm bờ mi.
Bác sĩ Lâm cho biết, nếu trang điểm không đúng phương pháp và tẩy trang không đúng cách, mỹ phẩm rất dễ bị nước mắt hòa tan và phủ lên bề mặt giác mạc, gây bít tắc nang lông. Khi tẩy trang vùng mắt, chị em phụ nữ nên tháo kính áp tròng trước. Sau khi tẩy trang bạn có thể ủ ấm bằng khăn từ 40-45 độ C để làm mềm da và thúc đẩy quá trình bài tiết tuyến meibomian. Mỗi ngày bạn nên chườm ấm từ 1 đến 2 lần, mỗi lần từ 10-20 phút.
Bác sĩ Lâm Thuần Như, khoa mắt, bệnh viện Asia University Hospital
Nếu bạn bị dị ứng mắt, viêm kết mạc cấp tính và các tình trạng viêm nhiễm khác thì không nên chườm ấm. Bạn có thể dùng nước rửa mắt để làm sạch vành mi mắt và gốc lông mi theo chiều ngang, nhưng nhớ đừng làm sạch quá nhiều. Nếu không, nó sẽ gây ra tổn thương mắt do ma sát và kích ứng quá mức do chất tẩy rửa.
Vô tình làm việc này khi tháo kính áp tròng, cô bảo mẫu 24 tuổi bị nhiễm trùng giác mạc và phải ở trong phòng tối 3 tháng vì quá đau đớnĐỌC NGAY
Bác sĩ Lâm chia sẻ, phương pháp điều trị viêm bờ mi ở mỗi người là khác nhau, bao gồm thuốc kháng sinh, steroid, dung dịch nước mắt nhân tạo, khơi thông tuyến meibomian, tinh dầu tràm trà… Giống như trường hợp của bệnh nhân nữ, viêm bờ mi là do hóa chất trang điểm, trường hợp nhẹ có thể cải thiện bằng cách tẩy trang và làm sạch gốc lông mi, tuy nhiên, trường hợp nặng có thể gây tổn thương vành mi mắt hoặc giác mạc và ảnh hưởng đến thị lực.
Bác sĩ Lâm cảnh báo, viêm bờ mi là bệnh mãn tính, dễ tái phát và khó chữa. Những chị em phụ nữ có thói quen trang điểm mắt cần phải tẩy trang thật kỹ và làm sạch gốc lông mi. Nếu cảm nhận mắt có vấn đề thì bạn nên đến bệnh viện khám và điều trị.
Video đang HOT
Nguyên nhân nào gây ra bệnh viêm bờ mi?
Thực tế, nguyên nhân gây bệnh viêm bờ mi mắt cụ thể đến nay vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, không ít chuyên gia tin rằng vấn đề sức khỏe này có mối liên hệ mật thiết với một số yếu tố sau, bao gồm:
Cơ thể phát sinh phản ứng viêm đối với những vi khuẩn thường cư ngụ trên mí mắt
Viêm da tiết bã (viêm da dầu) hoặc chứng đỏ mặt (rosacea)
Nhiễm ký sinh trùng Demodex hoặc virus Herpes simplex (HSV)
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm bờ mi mắt?
Rủi ro mắc bệnh ở một người có thể cao hơn những người khác bởi những yếu tố như:
Tác dụng phụ của thuốc điều trị.
Rối loạn chức năng tuyến nhờn ở mí mắt.
Có quá nhiều vảy da chết xung quanh mắt, đặc biệt là ở lông mày.
Dị ứng với thành phần trong mỹ phẩm.
Các dấu hiệu và triệu chứng viêm bờ mi
Cảm giác sưng nhức và nóng rát ở mắt.
Khô mắt.
Ghèn tích tụ ở lông mi và khóe mắt.
Chảy nước mắt nhiều.
Cảm giác có dị vật trong mắt.
Có phần nhạy cảm với ánh sáng.
5 hành vi gây hại cho mắt mà người trẻ thường hay mắc phải, không sửa ngay có thể gây viêm nhiễm, tổn thương mắt
Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn nhưng không phải ai cũng biết cách chăm sóc mắt đúng nên vô tình gây hại cho mắt mà không hay biết.
Mắt là một trong những cơ quan quan trọng nhất của con người, nhưng nhiều người lại không biết cách chăm sóc mắt đúng quy chuẩn. Nếu để vi khuẩn xâm nhập vào mắt thì các vấn đề như khô mắt, ngứa mắt, hay viêm kết mạc, viêm bờ mi sẽ có nguy cơ xảy ra.
Một vài hành vi dưới đây nếu bạn tiếp diễn thường xuyên sẽ làm tăng khả năng nhiễm vi khuẩn cho đôi mắt.
1. Dụi mắt
Đôi tay là nơi chất chứa rất nhiều vi khuẩn, bởi trong ngày bạn có thể chạm vào đủ thứ. Nếu không rửa tay thường xuyên mà lại quen tay dụi lên mắt thì vi khuẩn sẽ có cơ hội xâm nhập, từ đó là nguyên nhân gây ra các bệnh về mắt mà bạn không ngờ đến.
2. Tắt đèn và dùng điện thoại trong bóng đêm
Mắt rất nhạy cảm với ánh sáng nên khi bạn tập trung nhìn điện thoại trong môi trường tối sẽ làm tăng nguy cơ bị lão hóa mắt sớm. Thậm chí, bạn còn có thể mắc phải bệnh sỏi mắt, khiến đôi mắt kém linh hoạt, nhìn mờ ảo vào ban ngày.
Vậy nên, nếu đang có thói quen này thì nên sửa ngay từ bây giờ nhé!
3. Thức khuya thường xuyên
Tương tự như việc dùng điện thoại trong bóng đêm, đôi mắt cũng cần thời gian nghỉ ngơi. Việc thức khuya thường xuyên sẽ làm cho mắt phải hoạt động liên tục suốt sáng tới đêm mà không được phục hồi. Hậu quả là ngày làm việc hôm sau của bạn sẽ rất thiếu năng lượng vì cơ thể không được nghỉ ngơi và tái tạo năng lượng.
4. Hút thuốc liên tục
Trong khói thuốc có chứa nhiều chất độc hại nên khi bay vào mắt sẽ làm đôi mắt bị cộm ngứa, khó chịu. Thêm nữa, hành vi hút thuốc cũng không hề tốt cho sức khỏe và có thể gây tổn hại tới các cơ quan nội tạng trong cơ thể. Do đó, bạn nên từ bỏ thói quen này ngay từ bây giờ để bảo vệ đôi mắt cũng như sức khỏe tổng thể.
5. Tra thuốc nhỏ mắt thường xuyên
Thuốc nhỏ mắt có thể làm co thắt các mạch máu trong mắt của bạn để giảm lưu lượng máu và giúp mắt ít xuất hiện các vết vằn đỏ hơn. Tuy nhiên, nếu bạn quá lạm dụng sản phẩm này thì đôi mắt của bạn có thể gặp phải tình trạng kích ứng.
Vì vậy, ngay khi thấy có hiện tượng mắt khô đỏ kéo dài sau khi sử dụng thuốc nhỏ mắt thì bạn nên chủ động đi khám càng sớm càng tốt. Đồng thời, bạn cũng nên điều chỉnh lại giờ giấc chăm sóc mắt của mình trong ngày cho phù hợp, tránh sử dụng quá nhiều thuốc nhỏ mắt khi không thực sự cần thiết.
Mắt có nhiều ghèn có phải là dấu hiệu của bệnh đau mắt đỏ? Mắt tiết dịch ghèn là triệu chứng khá bình thường và tự nhiên của cơ thể, có mục đích làm sạch mắt. Tuy nhiên, nếu mắt có nhiều ghèn bất thường, màu sắc thay đổi thì nó có thể là dấu hiệu cảnh báo mắt đang bị bệnh, bao gồm cả bệnh đau mắt đỏ. 1. Mắt có nhiều ghèn là gì? Tiết...