Cô gái đau dạ dày 10 năm, hóa ra do giun dài 30cm sống trong ruột
Tại bệnh viện lớn, sau khi thực hiện một loạt các xét nghiệm, chụp chiếu, bác sĩ phát hiện ra rằng trong ruột người phụ nữ có giun đũa ký sinh dài tới 30cm.
Một phụ nữ 41 tuổi đến từ Trung Quốc đến gặp bác sĩ để phàn nàn về chứng đau dạ dày hơn 10 năm. Được biết, cô đã đến bệnh viện địa phương nhiều lần để điều trị cơn đau bụng của mình, nhưng dùng bao nhiêu loại thuốc cũng không tác dụng cho đến khi cô tới bệnh viện lớn.
Sau khi thực hiện một loạt các xét nghiệm, chụp chiếu, bác sĩ phát hiện ra rằng cơn đau này không phải đau dạ dày mà là do một con giun đũa dài 30cm trong ruột gây ra. Cụ thể người phụ nữ bị mắc bệnh giun đũa ký sinh, một căn bệnh nhiễm ký sinh trùng xảy ra khi người bệnh nuốt thức ăn hoặc nước bị nhiễm trứng ký sinh.
Đau dạ dày trong hơn 10 năm, người phụ nữ không ngờ mình bị giun ký sinh trong ngần ấy thời gian mà không biết
“Tôi không thể tin vào mắt mình”, bác sĩ nói, “Ruột cung cấp điều kiện lý tưởng cho ký sinh trùng phát triển, nhưng tôi vẫn rất ngạc nhiên khi thấy trường hợp giun dài tận 30cm này”.
Mặc dù bác sĩ không thể xác định chính xác người phụ nữ bị nhiễm bệnh như thế nào, ông cho rằng có khả năng cô đã ăn các sản phẩm không được làm sạch hoặc uống nước có chứa trứng ký sinh, rất nhỏ và khó nhìn thấy.
Khi nhớ lại, người phụ nữ cũng xác nhận trước đó nhiều năm cô từng có một khoảng thời gian uống nước không đun sôi. Có lẽ, sau khi trứng giun theo nước vào ruột đã nở và phát triển mạnh mẽ trong ruột.
Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC), có khoảng 1,2 tỷ người trên toàn thế giới mắc bệnh giun đũa. Trứng ký sinh có thể xâm nhập vào sản phẩm hoặc nguồn nước và lây lan sang người khác nếu chất thải của con người được sử dụng để bón cho đất hoặc tồn tại trên mặt đất.
Giun đũa xâm nhập vào cơ thể con người như thế nào?
Video đang HOT
Khi ăn đồ hoặc uống nước có chứa trứng ký sinh, vỏ trứng bị phá hủy và ấu trùng được phóng thích. Sau đó, chúng thực hiện một con đường di chuyển khó khăn xâm nhập màng nhầy, đi vào mao mạch máu của thành ruột, sau đó thông qua hệ thống tĩnh mạch cửa được đưa vào gan, từ đó tĩnh mạch sinh dục dưới nằm ở nửa bên phải của tim và qua động mạch phổi vào phổi.
Ở đây, thông qua các mao mạch bị vỡ, ấu trùng xâm nhập vào lòng của phế nang, sử dụng biểu mô có màng lót ở phế quản, phế quản và khí quản, tiến qua đường thở và đi vào họng và khoang miệng. Khi ăn nước bọt, chúng vào dạ dày, sau đó vào ruột, nơi chúng phát triển thành cá thể trưởng thành.
Để phòng chống nhiễm giun đũa, cũng như các loại ký sinh trùng khác nói chung, không có biện pháp nào hiệu quả hơn là thực hành vệ sinh sạch sẽ.
- Vệ sinh tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, lau dọn nhà cửa, vật dụng, đồ chơi của trẻ thường xuyên với nước sát trùng.
- Luôn ăn thức ăn đã nấu chín, nước đun sôi để nguội.
- Hạn chế ăn rau sống; nếu cần, nên rửa rau kỹ lưỡng nhiều lần với nước rửa rau chuyên dụng.
- Không đi chân trần; nếu làm vườn, dọn rác, cây cỏ, cần đi ủng, mang khẩu trang, găng tay. – Không được dùng phân tươi để bón rau, bón cây.
- Đối với nhà vệ sinh, cống rãnh thoát nước, cần thường xuyên quét dọn, xử lý hóa chất diệt trùng thân thiện môi trường.
- Đồng thời, cần có thói quen uống thuốc tẩy giun định kỳ mỗi sáu tháng cho cả gia đình. Thuốc có tác dụng không chỉ trên giun đũa và còn giúp diệt trừ các loại giun sán khác.
An An-Dịch theo Rakyatku
Theo vietnamnet
Ăn măng không đúng cách dễ bị ngộ độc
Ăn măng ngâm giấm chưa đủ thời gian hoặc không nấu kỹ măng làm tăng nguy cơ nhiễm độc chất.
Măng quen thuộc trong bữa ăn gia đình nhưng không phải tất cả mọi người đều phù hợp. Ăn măng chưa chế biến kỹ còn khiến bạn ngộ độc do chứa nhiều độc chất.
Dưới đây là những lưu ý khi ăn măng:
Ăn măng ngâm giấm chưa đủ thời gian
Bác sĩ Phan Mỹ Hạnh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Sài Gòn, cho biết enzyme ở hệ tiêu hóa chuyển hóa cyanide trong măng tươi thành axit cyanhydric (HCN). Đây là chất độc đối với cơ thể.
Mỗi cân măng tươi có khoảng 230 mg cyanide. Nếu luộc và ngâm nước lâu ngày, măng đã ngả màu vàng và mùi chua thì hàm lượng cyanide còn chưa đầy 9 mg trong mỗi kg. Do đó, nếu ăn măng ngâm giấm chưa đủ thời gian, măng chưa ngả sang màu vàng ươm và chưa có mùi chua thì khả năng gây ngộ độc vẫn rất cao.
Người bị ngộ độc thường có biểu hiện chóng mặt, lo lắng, rối loạn ý thức, đau đầu, buồn nôn. Ngộ độc nặng dẫn đến khó thở, tụt huyết áp, hôn mê, co giật, cứng hàm, giãn đồng tử. Nạn nhân có thể suy hô hấp, tím tái, hôn mê, rối loạn nhĩ thất. Ngộ độc nặng hơn nữa bệnh nhân có thể ngừng thở.
Trước khi sấy hoặc phơi khô măng, nên ngâm qua nước muối hoặc luộc kỹ. Đến khi sử dụng măng khô để xào nấu, bạn nên chần lại nước nóng hoặc luộc lại là tốt nhất. Không nên ăn măng sống.
Không ăn măng sống để hạn chế nguy cơ nhiễm độc chất. Ảnh: Health
Không nấu kỹ măng
Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người dân nên ngâm và luộc măng nhiều lần, thay nước sau mỗi lần luộc. Nên ngâm nước sạch qua đêm để khử bớt độc tố. Măng luộc đun lửa vừa, măng mềm thì tắt lửa. Khi măng nguội, vớt ra lột vỏ, rồi xả lại vài lần bằng nước sạch rồi mới chế biến.
Chế biến măng không cẩn thận dễ dẫn đến tình trạng ngộ độc, rất nguy hiểm cho bà bầu và thai nhi trong bụng. Để an toàn, bà bầu mướn ăn măng cần rửa nhiều lần với nước sạch, ngâm muối, sau đó là luộc kỹ khoảng 3 lần mới ăn. Trong khi luộc măng, hãy mở nắp nồi để độc tố bay đi.
Ăn măng khi bị đau dạ dày
Măng chứa rất nhiều chất xơ nên người bị đau dạ dày sẽ cảm thấy khó tiêu do dạ dày phải hoạt động, co bóp nhiều để nghiền nát xơ măng. Bên cạnh đó, chất độc trong măng còn dễ gây kích ứng dạ dày, dẫn đến tình trạng nôn mửa, đầy hơi hay làm cho những vết loét niêm mạc thêm nặng.
Phụ nữ mang thai trong những tháng đầu của thai kỳ thường cơ thể chưa thích nghi được nên có thể bị ốm nghén. Khi đó nên hạn chế.
Trẻ em đang trong giai đoạn phát triển không nên ăn măng do axit oxalic trong măng tươi ảnh hưởng đến việc hấp thu và tận dụng canxi, kẽm của cơ thể. Axit oxalic trong măng có thể kết hợp với canxi trong cơ thể tạo thành axit oxalic canxi dẫn đến sỏi thận đường tiết niệu. Do vậy người bị bệnh sỏi thận không nên ăn nhiều măng tươi.
Thùy An
Theo VNE
Cả trăm con giun đũa trong ruột cậu bé 4 tuổi Bé trai ở Cameroon được đưa đến bệnh viện do bị táo bón, đầy hơi, nôn mửa kéo dài suốt 6 tháng. Bác sĩ chẩn đoán bé có giun đũa ký sinh ở ruột non. Cha mẹ bé cho biết chưa bao giờ xổ giun cho con. Đầu tháng 6, bác sĩ đã phẫu thuật gắp giun, số lượng nhiều đến mức gần...