Cô gái Đan Mạch: ‘Tôi từng tuyệt vọng’
Một mình điều trị Covid-19 tại đất nước xa lạ, Josefine Schutten Hoslund rơi vào trạng thái hoang mang và tuyệt vọng.
Hoslund, 19 tuổi, được đưa vào bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương điều trị ngày 24/3. Không tổn thương phổi, nhưng cô là bệnh nhân nhẹ có thời gian điều trị lâu nhất.
“Điều trị cho bệnh nhân này gặp khó ngay từ đầu vì không tuân thủ yêu cầu chữa bệnh. Bệnh nhân nói tiếng Anh không tốt nên không hiểu, không hợp tác”, bác sĩ Đỗ Thị Phương Mai, Phó trưởng khoa Nhiễm khuẩn Tổng hợp, cho biết. Điều dưỡng cứ mở cửa ra thì Hoslund đóng vào. Bác sĩ nhắc súc họng nhưng cô không thực hiện.
Cô gái cũng không chịu ăn uống vì thức ăn không hợp khẩu vị, liên tục yêu cầu sứ quán đưa về nhà.
“Bệnh viện có suất ăn dành riêng cho người nước ngoài nhưng không thể phục vụ hoàn toàn theo ý thích”, bác sĩ Mai cho biết.
Tới 17/4, Hoslund vẫn dương tính nCoV, sau 8 lần xét nghiệm. “Mỗi lần xét nghiệm cách nhau 3 ngày, tính ra đã điều trị 24 ngày rồi. Cô ấy không hiểu rằng phải khỏi bệnh thì mới được về nhà”, bác sĩ Mai nói.
“Nhưng đó là bệnh nhân nên chúng tôi phải có trách nhiệm phục vụ chu đáo và tốt nhất”, bác sĩ Trần Duy Hưng, Trưởng khoa Nhiễm khuẩn Tổng hợp, cho biết thêm.
Video đang HOT
Ngày 25/4, Hoslund được công bố khỏi bệnh. Đứng giữa các bệnh nhân trong lễ ra viện, trong khi mọi người vỗ tay không ngớt, Hoslund chỉ đứng yên.
Hoslund cho biết đã đặt vé về nước hồi cuối tháng 3 khi thấy dịch bệnh bùng phát. Tuy nhiên hãng hàng không yêu cầu bằng chứng không nhiễm virus thì mới được bay. Cô và bạn trai bèn đến Bệnh viện Nhi Trung ương để xét nghiệm. Sau đó, chỉ mình cô được đưa vào viện, trở thành “bệnh nhân 167″.
“Tôi không có triệu chứng gì, không ốm nên bị sốc khi biết tin dương tính nCoV”, Hoslund nói.
Josefine Schutten Hoslund, 19 tuổi, quốc tịch Đan Mạch. Ảnh: Hoàng Anh.
32 ngày ở bệnh viện là quãng thời gian khó khăn nhất với Hoslund. “Tôi đã tuyệt vọng và nản chí. Cô đơn, xa lạ, không biết gì, suy nghĩ tiêu cực”.
Cô không quen với văn hóa Việt Nam, giao tiếp hạn chế với y bác sĩ. “Chỉ vài người biết tiếng Anh. Chúng tôi giao tiếp rất hạn chế, tôi không biết gì cả, một mình ở trong phòng”.
Sự khác biệt về văn hóa cũng khiến Hoslund gặp khó khi tuân thủ yêu cầu điều trị. “Các bác sĩ rất tốt bụng nhưng tôi không quen với cách làm việc này. Đó có thể là lý do khiến việc điều trị cho tôi phức tạp hơn”.
Nhờ gia đình và đại sứ quán hỗ trợ, dần dần, bệnh nhân bớt cảm giác tuyệt vọng, chấp nhận các phương pháp điều trị. Cô sẽ về nước sau khi ra viện.
Hoslund tỏ ra tiếc nuối khi chuyến du lịch cùng bạn trai bị dở dang vì dịch bệnh, phải về nước quá sớm. “Tôi tiếc vì chưa kịp đi miền Nam và nhìn thấy những điều thú vị khác. Tôi chắc chắn sẽ quay trở lại Việt Nam một ngày không xa”.
Chi Lê
Thêm 5 người khỏi Covid-19
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương chiều 25/4 công bố 5 người khỏi Covid-19, đưa tổng số người khỏi bệnh lên 230.
Năm ca khỏi, gồm bệnh nhân 167, 176, 195, 253 và 258.
Họ tiếp tục cách ly, theo dõi sức khỏe tại bệnh viện thêm 14 ngày.
"Bệnh nhân 167", quốc tịch Đan Mạch chia sẻ: "Khó khăn lớn nhất của tôi là giao tiếp rất hạn chế với các y bác sĩ do trở ngại ngôn ngữ. Vì vậy quá trình điều trị của tôi kéo dài hơn, tới 32 ngày. Hôm nay được ra viện tôi thấy rất vui, không còn triệu chứng gì nữa".
Năm người được Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương tuyên bố khỏi Covid-19, chiều 25/4. Ảnh: Chi Lê.
Bác sĩ Trần Duy Hưng, Trưởng Khoa Nhiễm khuẩn Tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cho biết còn 56 ca đang điều trị, trong đó 37 người dương tính, số còn lại đã xét nghiệm âm tính đang điều trị cách ly.
"Tổng số bệnh nhân giảm, vì vậy lãnh đạo bệnh viện chủ trương dồn bệnh nhân vào một số khoa để các khoa khác làm việc từ đầu dịch đến nay được nghỉ ngơi", bác sĩ Hưng nói.
Các bác sĩ vẫn ăn ngủ tại viện 24/24 giờ, hàng ngày thăm bệnh nhân tối thiểu hai lần để chỉ định thuốc và có y lệnh. Điều dưỡng vẫn chăm sóc cho bệnh nhân như mang cơm, lấy mẫu xét nghiệm.
Năm ca ra viện chiều nay nâng số người khỏi bệnh cả nước lên 230, còn 40 ca đang điều trị.
Chi Lê
Mẹ Hà Nội 12 năm đằng đẵng không con, lúc có bầu chồng nhìn vợ khóc nghẹn xót xa 12 năm trời đằng đẵng "tìm con" với các phương pháp Tây y đến Đông, Nam y để chữa hiếm muộn, cuối cùng gia đình chị Mai đã được "nếm trái ngọt". Sinh ra được một đứa con chưa bao giờ là điều dễ dàng, đặc biệt với những người mẹ phải chịu cảnh hiếm muộn. Họ đã phải trải qua khoảng thời...