Cô gái cưới chàng trai tật nguyền bất chấp những lời gièm pha: “Tôi vẫn ước có một đứa con”
Hơn 10 năm yêu nhau, trải qua bao rào cản thậm chí là cay đắng cuối cùng chị Nga đã quyết định đến với anh Khải dù biết chồng tật nguyền, mất hết khả năng sinh sản.
Dù mới đăng ký kết hôn chưa đầy 1 năm nhưng anh Trần Văn Khải và vợ là chị Trần Thị Nga (ở Gia Viễn, Ninh Bình) đã có thời gian 13 năm yêu nhau. Khi câu chuyện tình yêu của đôi vợ chồng đặc biệt này được chia sẻ, rất nhiều người đã cảm phục, đặc biệt là sau quyết định của người vợ.
Năm 2003, khi đó Khải tốt nghiệp cấp THPT rồi vào TP.HCM để chuẩn bị cho kỳ thi đại học, chàng thanh niên trẻ lúc ấy ao ước được trở thành một kỹ sư xây dựng. Trong thời gian ôn thi đại học, người quen của Khải đang xây nhà nên nhờ làm giúp. Vốn yêu thích xây dựng, Khải đồng ý ngay, nhưng không may tai nạn đã bất ngờ ập đến.
“Tôi bị giàn giáo sập đè trúng khi đang giúp người quen xây nhà. Dù được đưa vào bệnh viện nhưng tôi bị dập 3 đốt sống, đứt 2/3 tủy và mất cảm giác từ ngực trở xuống, mọi sinh hoạt không biết gì”, Khải kể lại.
Anh Khải từng có ước mơ sẽ làm ký sư xây dựng.
Tai nạn bất ngờ đã cướp mất giấc mơ và hoài bão của chàng trai trẻ. Kể từ đó, Khải sống trong sự tự ti về hình thể bản thân. Khải chia sẻ phải rất lâu sau đó anh mới tìm lại được sự cân bằng cuộc sống.
“Đang khỏe mạnh trở thành người tàn phế, sống suốt đời trên chiếc xe lăn, quả thực tôi chưa bao giờ dám mơ về một gia đình nhỏ”, Khải chia sẻ. Thế nhưng sau đó, giấc mơ của Khải đã trở thành hiện thực và nó được nhen nhóm từ khi người vợ hiện tại của anh là Trần Thị Nga xuất hiện cách đây 14 năm trước.
Kể về câu chuyện tình yêu đầy sóng gió của mình, Nga liên tục khóc nấc, cô nói rằng những giọt nước mắt của mình có cả hạnh phúc và sự cay đắng hòa trộn.
Do ở cùng quê nên Nga biết về trường hợp của Khải bị tai nạn liệt nửa người trước đó. Đồng thời Nga cũng rất khâm phục nghị lực sống và tinh thần lạc quan của Khải.
Hai vợ chồng chia sẻ câu chuyện tình yêu đầy nước mắt.
Năm Nga học lớp 12, biến cố bất ngờ ập tới khi mẹ qua đời vì tai nạn giao thông. Mất mát này khiến cô gái trẻ mất phương hướng trong cuộc sống, thời gian đó Khải là người đã động viên Nga rất nhiều để vượt qua được nỗi đau mất mẹ.
“Sau biến cố đó tôi và anh Khải chia sẻ, tâm sự với nhau về nhiều câu chuyện trong cuộc sống. Qua những lần tâm sự tôi hiểu, đồng cảm và càng khâm phục ý chí của anh và tôi yêu anh lúc nào không biết”, Nga kể về chuyện tình của mình.
Kể từ khi hai người quyết định yêu nhau và công khai chuyện tình cảm, đó cũng là lúc khó khăn ập đến khi gia đình, hàng xóm, bạn bè ai cũng gièm pha, ngăn cản. Nga kể rằng, bố cô là người đầu tiên không chấp nhận, thậm chí còn mắng chửi và từ mặt con gái nếu như còn tiếp tục yêu nhau.
Video đang HOT
Nghe vợ chia sẻ, anh Khải nắm thật chặt lấy đôi tay của vợ.
Khi tình cảm hai người càng sâu đậm, bố Nga đến tận gia đình Khải để ngăn cản, gây xung đột và là làm tổn thương tới gia đình người mình yêu. Những lúc đó, Nga chỉ biết khóc và thương Khải nhiều hơn.
“Câu chuyện tình yêu của hai vợ chồng em cứ thế kéo dài suốt hơn 10 năm trời. Dù bị ngăn cản rất nhiều nhưng em quyết định sẽ dành hết phần đời còn lại để yêu, bảo vệ và ở bên cạnh chăm sóc anh ấy. Tình cảm em dành cho anh ấy quá nhiều, không bao giờ có thể đến với một ai khác ngoài ra”, Nga nói.
Cuối tháng 12/2019, hai người đã quyết định đăng ký kết hôn, đó là ngày hạnh phúc của Nga, nhưng cũng là ngày cô đau đớn vô cùng khi bố đã chính thức từ mặt. Bản thân Nga cũng phải chịu nhiều điều tiếng từ miệng lưỡi thế gian.
Nghe câu chuyện của hai vợ chồng, rất nhiều người đồng cảm đã rơi nước mắt.
“Tôi hiểu rằng bố cũng phải chịu áp lực từ xung quanh, thậm chí vì tôi mà có người đến chửi vào mặt bố rằng: Vì con ông mà cả dòng họ phải xấu hổ. Chính sức ép đó làm bố em không chịu đựng được và đưa ra quyết định trên. Giờ đây, con chỉ mong 1 ngày nào bố sẽ hiểu cho quyết định của con”, Nga chia sẻ trong nước mắt.
Không phải đợi đến khi kết hôn Nga mới biết chồng không có khả năng trong sinh hoạt, mà cô đã biết trước đó từ lâu qua những lần 2 vợ chồng chia sẻ, tâm sự với nhau. Thế nhưng vì tình yêu, Nga vẫn chấp nhận đến bên Khải miễn sao khi hai người sống với nhau vui vẻ, hạnh phúc là mãn nguyện lắm rồi.
Nói về ước mơ làm mẹ, Nga chia sẻ rằng đó là niềm khao khát của bất kể người phụ nữ nào và cô cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, cô luôn giấu kín điều đó trong lòng vì nói ra sợ gây áp lực cho chồng. Mới đây, khi biết thông tin có chương trình hỗ trợ thụ tinh trong ống nghiệm cho những cặp vợ chồng hiếm muộn, Nga đã nộp hồ sơ và điều bất ngờ đã đến.
BS Hiền cho biết, rất nhiều cặp đôi giống như vợ chồng anh Khải đã được thực hiện thành công.
Hồ sơ của hai vợ chồng Nga đã được phê duyệt và sẽ được hỗ trợ miễn phí toàn bộ khi làm thụ tinh trong ống nghiệm. Nhận được quyết định này hai vợ chồng mừng rơi nước mắt, giờ đây không chỉ được ở bên nhau mà hạnh phúc sẽ còn được nhân đôi nếu có thêm đứa con yêu trong vòng tay của Nga và Khải.
Ths.BS Lê Thị Thu Hiền – Phó giám đốc BV Nam học hiếm muộn Hà Nội – cho biết trường hợp của anh Trần Văn Khai bị liệt, không có tinh trùng. Tuy nhiên, hiện nay với tiến bộ của y học vẫn có thể có con bằng cách tìm tinh trùng từ mô tinh hoàn qua kỹ thuật mổ vi phẫu (Micro TESE).
Qua thực tế áp dụng, đã có nhiều trường hợp thành công với tỷ lệ tìm thấy tinh trùng rất cao, ít tổn thương mô tinh hoàn, ít biến chứng. Đây cũng được xem là biện pháp cuối cùng để tìm tinh trùng cho những bệnh nhân vô tinh.
Bài văn 800 chữ đạt điểm tuyệt đối trong kỳ thi đại học khó nhất thế giới khiến ai nấy đều thốt lên: "Thiên tài!"
Những sĩ tử đạt 150/150 điểm môn Văn trong kỳ thi đại học Trung Quốc thường là những người xuất sắc, "trên thông thiên văn, dưới tường địa lý".
Kỳ thi đại học Trung Quốc hàng năm luôn là tâm điểm chú ý của cư dân mạng nước này và nhiều quốc gia châu Á khác. Tại đất nước tỷ dân, đề thi văn toàn quốc cũng như các tỉnh thường lấy những đề tài liên quan đến hiện trạng xã hội, tình yêu Tổ Quốc, con người hay ý nghĩ tốt đẹp về cuộc sống.
Bên cạnh đề thi toàn quốc chung thì có 5 tỉnh có đề thi đại học riêng là Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân, Giang Tô và Chiết Giang. Trong khi đề toàn quốc chỉ ở tầm mức chung chung thì đề các tỉnh được đánh giá có sự sáng tạo vô cùng và có tính phân loại cao. Những sĩ tử nào giành điểm tuyệt đối thường là những người có ý văn xuất sắc, lập luận rõ ràng và được mệnh danh là người "trên thông thiên văn, dưới tường địa lý".
Lối vào chật kín thí sinh ở một điểm thi Trung Quốc.
Đề thi Văn của tỉnh Chiết Giang năm 2019
Có quan điểm cho rằng: Nhà văn khi viết phải đặt người đọc trong tim, phải lắng nghe tiếng nói của người đọc.
Lại có quan điểm khác cho rằng: Nhà văn khi viết phải kiên trì giữ suy nghĩ của mình, không được ảnh hưởng bởi người đọc.
Nếu bạn là một nhà văn có thể sáng tạo cuộc đời và cuộc đời bạn là một "tác phẩm" thì bạn sẽ đối xử với người đọc của mình như thế nào?
Dựa theo quan điểm trên, bạn hãy chọn góc độ và viết bài văn trên 800 chữ, không hạn chế thể văn (trừ thơ)
Đề thi Văn năm 2019 được đánh giá khá hay khi đặt sĩ tử chọn lối tư duy của tác giả Văn học theo lý trí con tim hay nghe theo tiếng nói của khán giả. Một thi sĩ phải lắng nghe con tim mình để viết lách nhưng họ cũng không thể sống nếu thiếu đi ý kiến của độc giả. Dưới đây chính là bài văn đạt điểm tuyệt đối 150/150 trong kỳ thi ĐH Trung Quốc năm 2019 với đề thi ở tỉnh Chiết Giang. (Nguồn dịch: Weibo Việt Nam)
Học trò Trung Quốc thắp nên ôn thi giữa màn đêm chuẩn bị cho kỳ thi Đại học.
" Nếu mỗi chúng ta ai cũng là "tác giả" của cuộc đời, vậy thì lòng ta phải nghe theo người đọc.
Tại sao? Bởi vì, tác phẩm cần phải truyền tải, mà nếu muốn truyền tải thì phải cần có người đọc. Tác phẩm có được coi là hay hay không, thì cần phải được độc giả đón đọc, đồng cảm, càng cần được ngợi ca.
Trên thế giới này, có bao nhà văn lớn, lòng họ luôn mang độc giả, tác phẩm của họ được đón nhận vô cùng nồng nhiệt, nổi danh khắp chốn, là kiệt tác của văn học, là sản phẩm kinh điển của nền văn hóa. Những hảo hán giang hồ trong "Thủy Hử" áo rách quần manh, ăn không no bữa, nhưng khi đối mặt với sự áp bức bất công, họ đã đứng lên chiến đấu từ trong tuyệt vọng, dùng đao kiếm gậy gộc để nói lên tinh thần phản kháng của mình. Những con yêu quái, hồ tiên trong "Liêu Trai Chí Dị" xấu xí có, đẹp đẽ cũng có. Nhưng cho dù vui buồn hay khổ đau, biệt ly hay đoàn tụ, câu chuyện tình yêu vượt qua cả sự sống cái chết của họ đã lấy đi bao nhiêu nước mắt của những thiếu nam thiếu nữ đau khổ vì tình? Còn bao nhiêu tác giả trong và ngoài nước như Ivan Sergeyevich Turgenev, Lev Tolstoy, bao nhiêu ví dụ điển hình nhiều không tài nào kể hết.
Mà chúng ta, mỗi một học sinh trung học biết đọc sách biết viết văn, nếu cuộc đời ta đã là một "tác phẩm", vậy ta phải xứng với "độc giả". Những "độc giả" này liên quan mật thiết tới cuộc sống và vận mệnh của ta. Họ là cha mẹ, là thầy cô, là bạn bè, là người thân lúc xuất hiện lúc lại biến mất khỏi cuộc sống ta. Đối mặt với họ, chúng ta nên tôn trọng, đồng cảm, yêu thương; Đối mặt với bản thân, chúng ta nên kiên trì, cần mẫn, nỗ lực. Chỉ có hành sự đoan chính, thật thà cần cù, ta mới có thể viết nên một "tác phẩm cuộc đời" kiệt xuất.
Hãy cho phép tôi được lên tiếng bằng thân phận một "nhà văn"! Dù cho "độc giả" của tôi cũng chỉ như tôi, là một trong số bao thường dân không hơn không kém, lúc nào cũng có thể bị người ta xem thường, bị bỏ quên, tôi vẫn xin cẩn thận đặt họ nơi trái tim này.
Tôi hiểu những niềm vui nhỏ bé của họ. Hạt sương sớm long lanh trên lá xanh buổi sớm, bóng chiều tịch dương đỏ ngầu in mặt nước buổi chiều tà, nụ cười hiền hậu bao dung của mẹ cha, ánh mắt tán dương của cô giáo, họ nhìn và cảm nhận tất thảy mọi việc mọi điều. Tôi hiểu những nỗi đau không thể nói ra của họ. Mặt trời ban trưa, làm việc quần quật giữa công trường cát bụi; xô xô đẩy đẩy, chạy qua những khu chợ nước thải dọc ngang trên mặt đất; đổ bệnh liệt giường, thấp thỏm sợ chẳng còn tiền chữa chạy; bôn ba đất trời, mà cảnh nghèo đói vẫn bám mãi không buông.
Giờ đây, cuộc sống quả thật đã đổi khác quá nhiều, nhưng từng thôn xóm từng thành thị nơi nào cũng cần ta phải chú ý dựng xây. Ví dụ như: Con đường quê ta đi lại có thuận lợi hay không? Ngõ hẻm xưa kia phải chăng giờ đã phồn hoa tấp nập? Núi đồi nơi xa vẫn xanh như ngày nào chứ? Con sông nhỏ bên thôn có dập dờn trong vắt hay chưa? Vả lại những tháp cổ, cối giã gạo, ngói đen, tường trắng, có phải vẫn như xưa, vẫn đang chất chứa trong mình nỗi nhớ nhung quê nhà tha thiết?
Tôi lên tiếng đại diện cho nhân dân, tôi cất tiếng hát vì họ. Những người chỉ viết văn cho mình ấy, đã làm mất đi cái nghĩa của thơ văn. "Khóm hoa nơi góc tường, bạn chỉ cho mình ngắm, thế giới của bạn cũng chỉ nhỏ bé vậy mà thôi."
Điều cuối cùng tôi muốn nói, rằng mỗi chúng ta ai cũng là "tác giả có đặc quyền cao nhất" trong tác phẩm cuộc đời mình, và cũng là "người đọc đầu tiên" của tác phẩm ấy. Vậy nên hãy nghĩ xem, chẳng phải bạn cũng chỉ là một người dân bình thường nhỏ bé thôi sao?
Tôi muốn làm nhà văn, tôi muốn được cổ vũ và lên tiếng cho ngàn vạn chúng sinh nhỏ bé!".
Bình luận bên dưới bài đăng, nhiều dân mạng đã bày tỏ ý kiến về đề bài cũng như quan điểm của sĩ tử trong bài văn đạt điểm tuyệt đối này.
" Độc giả không phải một người mà là rất rất nhiều người. Và tất nhiên những độc gỉa của bạn không thể có chung suy nghĩ được. Người ta thường có câu "9 người thì 10 ý", nếu bạn làm theo tất cả ý kiến của độc giả thì sẽ mất đi giá trị và cái riêng mà chính những thứ ấy là cái ban đầu để độc giả biết đến tác giả và tác phẩm. Theo tôi thấy nên tiếp thu có chọn lọc. Nhìn nhận một cách khách quan những bình luận mà độc giả nói chính xác, sẽ giúp thay đổi hoàn thiện hơn", bạn Q.N chia sẻ.
" Nếu bản thân chỉ chạy theo mong muốn của người khác, thì thứ viết ra chỉ là thứ mà độc giả cần, chứ không phải thứ tác giả muốn viết, khi ấy đứa con tinh thần sẽ không còn giữa nguyên chất nữa. Có thể mỗi tác giả sẽ bước vào chân con đường sáng tác với mục đích riêng nhưng thật mong tác giả sẽ không bị độc giả chi phối. Nhưng mà cũng thật khó, mấy ai giữ được cái sơ tâm ban đầu, mấy ai giữa vững bản thân trước muôn vàn sóng gió. Có thể ý muốn của tác giả đi ngược lại độc giả, từ đó viết ra tác phẩm bị phản bác, nhưng quả thật tác giả nào cũng cần sự công nhận tác phẩm để duy trì cuộc sống. Suy cho cùng, sự lựa chọn của tác giả cũng do nhiều yếu tố, bởi trước khi làm tác giả của tác phẩm, thì họ cần là con người cần cuộc sống này", bạn H.G bày tỏ quan điểm.
" Đọc xong cảm thấy như được tác giả đưa về chính đạo ấy. Giờ ai cũng tung hô chủ nghĩa cá nhân, sống không cần biết hậu quả, không cần biết đến người khác, luôn cho rằng quan điểm bản thân là chính xác tuyệt đối. Nhưng còn những người xung quanh đang nỗ lực, họ cố gắng vì gì? Là vì chính bản thân và cũng vì tất cả mọi người, đây mới là thứ lý tưởng cao đẹp nhất", bạn V.T chia sẻ.
Tặng con gái chiếc áo khi đi thi lớp 10, người mẹ khiến dân tình "rụng tim" với dòng chữ cưng xỉu Sau tất cả, điều hạnh phúc nhất của học trò không phải là được điểm thật cao mà là luôn có cha mẹ bên cạnh trong những giờ phút thi cử căng thẳng. Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 nhiều khi được đánh giá khốc liệt hơn cả kỳ thi đại học vì tỷ lệ chọi trường công lập cao ngất và thí...