Cô gái chỉ tiêu 6 triệu/tháng để đủ tiề.n tiêu Tết: Nhìn bảng chi tiêu mà ai cũng nể
Cô nàng này cho rằng muốn tiết kiệm 50% lương để dành tiêu Tết là không khó nếu biết hạ mức chất lượng sống.
Tiết kiệm thêm 5 triệu/tháng để đủ tiề.n tiêu Tết
L.H (26 tuổ.i) đang làm nhân viên văn phòng cho một công ty sản xuất ở Thanh Hoá. Cô nàng nhận được lương 13 triệu/tháng sau khi trừ đi các khoản chi phí khác. Với thu nhập hàng tháng không quá cao này, cô cảm thấy cần phải sống tiết kiệm từ giờ để đủ tiề.n chi tiêu trong khi chỉ còn khoảng 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán.
“Từ tháng 10, mình nhận được tin thưởng Tết và thưởng hiệu suất cuối năm giảm, nên đã mục tiêu phải tiết kiệm được thêm 5 triệu/tháng. Tình hình tài chính cuối năm của mình tương đối ảm đạm.
Trước đó, mình chỉ tiết kiệm được vài ba triệu mỗi tháng, có tháng không tiết kiệm được đồng nào nếu đi ăn nhiều, chơi nhiều. Tuy nhiên, giờ mình muốn nghiêm túc tiết kiệm để có cái Tết thoải mái hơn. Vì mùa Tết là mùa cần chi tiêu nhiều mà. Hơn nữa, trong một năm mình cũng chỉ ăn Tết có 1 lần nên dù có khó khăn trong việc chi trả thì mình cũng cố gắng”, cô nàng tâm sự.
Theo kế hoạch bắt đầu thực hiện từ tháng 10, L.H sẽ chi tiêu trong 6 triệu, còn lại bao nhiêu thì cô nàng để dành vào quỹ tiết kiệm và tiêu Tết. Cô nàng chia sẻ, mặc dù chỉ tiêu 6 triệu/tháng là con số có thể gây khó khăn với nhiều bạn trẻ khác, song với mức sống ở vùng quê và ít đi chơi như L.H thì chính chủ vẫn có thể sống tốt.
Ảnh minh hoạ
“Hiện tại, mình dành 1,5 triệu/tháng để thuê nhà (Tiề.n nhà mình đóng 6 tháng một lần nên được mức giá khá phải chăng). Tiếp theo mình dành 3,5 triệu/tháng để trả tiề.n mua mỹ phẩm, đồ dùng cá nhân, ăn tối (nếu có), điện nước và xăng xe. Khoảng 1 triệu/tháng còn lại dành cho chi phí phát sinh. Mình được công ty trả tiề.n ăn bữa sáng và trưa, tối mình ăn rất ít hoặc thậm chí là nhịn cho qua bữa, nên không tốn nhiều.
Với cá nhân mình, mình thấy mức chi tiêu hiện tại còn nhiều rồi. Vì mình không tốn tiề.n ăn, công ty cách nhà gần nên tiết kiệm được tiề.n xăng. Dạo này mình tăng ca nhiều, bạn bè ở xa nên mình cũng không dành quá nhiều cho các mối quan hệ. Sau khi Tết Nguyên đán kết thúc, mình dự định vẫn giữ mức chi tiêu này, nhưng sẽ dành thêm 4 triệu/tháng cho việc học. Mình muốn tiết kiệm được nhiều hơn nên cần sống tối giản và hạn chế hết mức các khoản tiêu dùng “, cô nàng chia sẻ về cách phân bổ thu nhập hàng tháng.
Cân đối ngân sách để giảm bớt áp lực chi tiêu Tết
Khi được hỏi nỗ lực dành tiề.n tiết kiệm để chi tiêu những gì cho Tết, L.H khẳng định “tất cả là vì bố mẹ”. Cô nàng chia sẻ, giờ bố mẹ đã có tuổ.i, cả năm bản thân không giúp được gì nhiều cho phụ huynh nên cuối năm muốn họ đón cái Tết nhẹ nhàng và đủ đầy hơn.
Cô nàng cho hay: “Vì đi làm xa nhà, nên khoản mình chi tiêu cho Tết rất nhiều. Mình dự định tặng phụ huynh 10 triệu tiề.n mặt và 1 chỉ vàng. Ngoài ra, mình còn chi 3 triệu cho nhu cầu cá nhân (đi lại, mua sắm quần áo Tết), 2 triệu lì xì người thân và bà con, 1 triệu để gặp mặt bạn bè cuối năm. Nhờ tiết kiệm từ trước nên số tiề.n mình cần dùng để tiêu Tết cũng khá đủ rồi, không ảnh hưởng đến các dự định khác của bản thân”.
Ảnh minh hoạ
L.H chia sẻ thêm, để duy trì tiết kiệm được 50% lương dành cho chi tiêu Tết, cô nàng có một số phương pháp sau: “Thứ nhất là mình bỏ hoàn toàn các khoản chi không cần thiết. Với mình, đó là làm nail hàng tháng, ăn uống bên ngoài và nhu cầu dành cho giải trí. Hiện, nếu nhìn vào bảng chi tiêu hàng tháng thì sẽ thấy mình hạn chế hết sức khoản tiề.n chi tiêu cho mua sắm hay gặp gỡ bạn bè.
Tiếp theo, mình đặt mục tiêu tiết kiệm 50% lương nên đầu tháng mình cất riêng một khoản tiề.n đó, còn lại bao nhiêu mới tính đến tiêu xài. Còn nếu bạn cứ giữ nguyên một cục tiề.n trong tài khoản nhận lương thì rồi cuối tháng sẽ dễ lỡ tiêu hết, khó để riêng được đồng nào lắm.
Video đang HOT
Ngoài ra, trong kế hoạch của bạn nên có một khoản dự phòng nhỏ thôi, khoảng 500 ngàn – 1 triệu đồng. Trong trường hợp mình có chuyện cần tiề.n gấp, như hỏng xe, cho em gái mượn,… thì mình có tiề.n luôn, không cần phải vay mượn ai. Vì cuối năm đi vay tiề.n khó khăn lắm, rất khó để xoay tiề.n từ người khác vì ai cũng có nhu cầu cần dùng đến tiền”.
Sau cùng, L.H cho rằng năm nay vẫn là một năm khó khăn về tài chính với cô nàng. Nhưng cô đã nhận ra được sức mạnh của việc có quỹ tiết kiệm và sự quan trọng của chi tiêu theo kế hoạch. “Sang năm mới, mình muốn bản thân vừa cố gắng chi tiêu tiết kiệm, nhưng cũng chăm chỉ làm việc để nuôi được bản thân, vừa phụ giúp được gia đình, vừa có chút tiề.n tiết kiệm. Đầu năm rồi mình tiêu xài nhiều quá, nên thành ra cả năm làm việc chăm chỉ nhưng cuối cùng không tiết kiệm được nhiều. Mình mong là năm sau, mình sẽ sống có ý thức về tài chính hơn, kinh tế cá nhân cũng nhờ đó được khởi sắc lên”, cô nàng bày tỏ.
9 món đồ "cồng kềnh" dù có tiề.n cũng không nên mua, không hữu ích mà việc vứt bỏ còn phiền phức!
Trong thời đại vật chất dồi dào này, cuộc sống cần phải tinh gọn, mua sắm phải hợp lý và dù có bao nhiêu tiề.n cũng đừng tiêu xài bừa bãi.
Khi bắt tay vào việc làm mới không gian sống của mình, việc lựa chọn đồ trang trí cho ngôi nhà trở nên vô cùng quan trọng. Không ít lần chúng ta bị cuốn theo cơn lốc mua sắm và sau đó phải đối mặt với hậu quả của những quyết định thiếu suy nghĩ: Những món đồ không cần thiết chất chật khắp nơi, chiếm dụng không gian sống, thậm chí việc loại bỏ chúng cũng trở thành một bài toán khó giải.
Để tránh xa cạm bẫy của việc mua sắm không cần thiết, hãy cùng nhau khám phá danh sách 9 món đồ "rác lớn" hay gặp phải nhất trong mỗi ngôi nhà. Thay vì mua theo phong trào, hãy học cách chi tiêu một cách thông minh và bài bản. Như vậy, bạn sẽ không chỉ tiết kiệm được không gian và tiề.n bạc, mà còn có được một không gian sống thoáng đãng, ngăn nắp và tránh được việc rơi vào cái bẫy của việc mua sắm không có kế hoạch.
1. Chậu rửa có phủ lớp nano
Một cư dân mạng đã mua một chậu rửa được phủ lớp nano, và cô ấy nói chỉ cần một lần trải nghiệm là đã đủ, sẽ không bao giờ mua lại nữa.
Khi mới lắp đặt, chậu rửa trông rất đẹp và sang trọng, mang lại cảm giác cao cấp, thoải mái. Tuy nhiên, chưa đến một năm thì lớp phủ đã bị hỏng, không hiểu lớp phủ này được làm từ chất liệu gì mà nó bị rách một lỗ, sau đó nước bẩn tràn vào bên trong và bắt đầu bốc mùi hôi. Khi cố gắng bóc lớp phủ ra thì nó lại bị bong tróc hết, để lộ một lớp đáy bằng thép không gỉ bên trong. Một chiếc chậu giá không rẻ bởi vậy nên cân nhắc các loại chậu rửa có sử dụng lớp phủ không cần thiết.
2. Cửa sổ lưới sợi thép kiểu cũ
Cửa sổ lưới sợi thép kiểu cũ thực sự là một sự lựa chọn tuyệt vời để chắn gió. Nó chắc chắn, bền bỉ và có tính năng chống trộm. Tuy nhiên, sau khi so sánh, nhiều người nhận ra rằng việc gia cường lưới sợi thép không khác gì việc đóng thuế cho sự thông minh của mình.
Đầu tiên, kích thước lỗ lưới của nó quá lớn, không thể ngăn được muỗi và côn trùng. Hơn nữa, do các sợi dây quá to, khả năng thông gió và ánh sáng đều bị suy giảm, gió bị chặn đứng hơn 50%, khiến cho những căn hộ có hướng gió từ Nam ra Bắc cũng trở nên kém hấp dẫn. Về mặt ngoại hình, cửa sổ này cũng rất nổi bật, ảnh hưởng nghiêm trọng đến vẻ đẹp tổng thể của ngôi nhà.
Điều khiến người ta cảm thấy thất vọng hơn cả là việc làm sạch cửa sổ này vô cùng khó khăn, và giá thành lại đắt đỏ, khi đã lắp đặt xong mới hối tiếc cũng đã muộn. Thực tế, việc sử dụng cửa sổ lưới có độ thông thoáng cao sẽ là một lựa chọn rất tốt, vừa có thể ngăn được các loại côn trùng nhỏ, vừa không ảnh hưởng đến ánh sáng và dòng chảy của không khí.
3. Giá đỡ bát bằng thép không gỉ rỗng
Giá đỡ bát bằng thép không gỉ có thiết kế rỗng không chỉ giúp việc đặt bát theo chiều đứng trở nên có tính thẩm mĩ mà còn thể hiện sự sáng tạo trong thiết kế. Tuy nhiên, thiết kế này thực tế lại gây lãng phí không gian khá nhiều, chỉ có thể chứa được một vài đĩa và khó để cố định chúng. Hơn nữa, phần đáy của giá đỡ cần có một khay hứng nước để dễ dàng làm sạch, khiến việc bảo trì trở nên phức tạp hơn. Với các loại đĩa có kích thước lớn hơn hoặc nhỏ hơn một chút cũng khó để đặt vừa vặn vào giá.
Ngược lại, kiểu giá đỡ bát bằng cách kéo ngang không những tiết kiệm không gian mà còn dễ dàng vệ sinh hơn. Bát đĩa các kích cỡ khác nhau có thể được phân loại và cất gọn một cách ngăn nắp, tăng cường khả năng chứa đựng và đảm bảo tính tiện ích cũng như thẩm mỹ, tránh được hoàn toàn những nhược điểm của thiết kế giá đỡ có đục lỗ.
4. Bàn trang điểm kiểu nắp gập
Bàn trang điểm kiểu nắp gập tưởng chừng như đầy đủ tiện ích và phong cách thời thượng, nhưng khi sử dụng mới nhận ra rằng nó thực sự không tiện lợi chút nào.
Điều đầu tiên là bạn phải mở nắp để lấy các vật dụng bên trong, đòi hỏi mặt bàn phải trống không. Thế nhưng trong quá trình sử dụng, thật khó để luôn đảm bảo mặt bàn sạch sẽ để có thể gập nắp lên bất cứ lúc nào.
Tiếp theo, khi đã mở ra, đối với những người cận thị hay không khéo léo, chiếc gương này cách xa người sử dụng quá mức, làm việc trang điểm trở nên khó khăn, không thể nhìn rõ mình trong gương. Đặc biệt khi kẻ viền mắt hay chuốt mascara cho lông mi dưới, rất dễ run tay và một đường vẽ sai có thể khiến bạn phải trang điểm lại từ đầu.
Vì vậy, việc chọn mua bàn trang điểm kiểu nắp gập thực sự không được khuyến nghị, lựa chọn một bàn trang điểm kiểu ngăn kéo có lẽ sẽ tiện ích và thực dụng hơn.
5. Chiếc ghế có đường cong ở phần ngồi
Chiếc ghế với thiết kế đường cong phần ngồi hình cánh cung, một số người lầm tưởng đó là dấu vết hình mông được tạo ra từ việc ngồi, thực tế nó được thiết kế cố ý như vậy.
Không biết là nhà thiết kế nào sáng tạo ra ý tưởng này, với phần lõm dành riêng cho vị trí ngồi, trông có vẻ phù hợp với nguyên lý cơ thể học của con người, thực tế lại không hề thoải mái khi ngồi, nhiều người cảm thấy thiết kế này thực sự không cần thiết và không có ích.
6. Ghế massage
Thực tình mà nói, việc mua ghế massage thực sự không cần thiết, bởi nhiều người sau khi thử nghiệm cảm thấy rất thoải mái tại các không gian công cộng thì quyết định sắm một cái về nhà.
Nhưng kết quả là gì? Sau khi mua về, chỉ sử dụng vài lần thì chẳng mấy ai đoái hoài đến nó nữa, nó không những chiếm diện tích mà còn dễ dàng trở thành nơi phơi quần áo nếu như để không sử dụng lâu dài. Hơn nữa, giá cả của ghế massage cũng không hề rẻ, nó trở thành một món "đồ bỏ" khá đắt đỏ.
Vì vậy, nếu bạn không phải là người vô cùng yêu thích việc massage, thì tốt nhất là nên cân nhắc kỹ trước khi quyết định mua.
7. Máy chạy bộ
Giống như ghế massage, nhiều người mua máy chạy bộ với ý định tập luyện để nâng cao sức khỏe. Sau khi đưa về nhà, trong những ngày đầu họ còn khá hứng và tập luyện một chút. Tuy nhiên, rất nhanh sau đó, sự hào hứng giảm bớt và họ trở nên lười biếng, không muốn vận động nữa, trong khi chiếc máy chạy bộ vẫn chiếm một khoảng không gian lớn trong nhà. Và theo thời gian, nó dần trở thành nơi để treo quần áo.
Cho nên, nếu bạn không phải người chuyên tập thể dục thể thao hoặc yêu thích chạy bộ thì hãy cân nhắc trước khi mua máy chạy bộ.
8. Mặt bồn rửa đá cẩm thạch
Mặc dù mặt bằng đá cẩm thạch không chỉ tôn lên vẻ đẹp sang trọng, với các đường vân tự nhiên mềm mại như tác phẩm nghệ thuật từ lòng đất mẹ, nhưng chúng ta nên cân nhắc kỹ trước khi quyết định sử dụng chúng. Đá cẩm thạch quá nhạy cảm, không chịu được sự tác động của chất hay kiềm, và cả những dung dtẩy rửa thông thường như nước lau kính, nước tẩy toilet, dầu gội đầu, sữa tắm, hay xà phòng. Chỉ một phút sơ ý cũng có thể khiến cho bề mặt của chúng bị ăn mòn, đổi màu, hoặc xỉn đi, thậm chí là xuất hiện những vết xước không thể phục hồi.
Thêm vào đó, chi phí để bảo dưỡng và sửa chữa mặt bằng đá cẩm thạch là không hề nhỏ. Mặc dù chúng mang lại cái nhìn xa hoa và đẳng cấp, tính ứng dụng thực tế lại không cao. Nhiều người sau khi mua đã phải ân hận vì không lường trước được những rắc rối mà mặt bằng đá cẩm thạch mang lại.
9. Khung tranh trang trí làm từ loại ván MDF
Khung tranh trang trí làm từ loại ván MDF có thể có giá cả phải chăng, nhưng hãy cẩn thận vì phần lưng của chúng được làm từ loại ván MDF - khu vực chứa nhiều formaldehyde. Chất này có thể sẽ liên tục giải phóng methanol và các khí độc hại khác trong thời gian dài, ô nhiễm không khí và gây hại cho sức khỏe của gia đình.
Nhiều sản phẩm được quảng cáo là khung ảnh làm từ gỗ thật trên mạng, thực tế phần lưng vẫn là ván MDF, vì vậy mọi người cần phải chú ý. Thêm vào đó, ván MDF rất dễ bị mốc trong mùa mưa.
9 món đồ trên là những "rác thải lớn" trong cuộc sống gia đình. Kết quả của việc mua chúng về nhà không chỉ là không tiện dụng, mà bạn còn thấy phiền phức đến nỗi không muốn vứt bỏ chúng. Đây là những sản phẩm có ít tác dụng thực tế, bạn nên cân nhắc trước khi mua.
Tôi làm nội trợ toàn thời gian trong 5 năm và tiết kiệm được 2,7 tỷ chỉ nhờ sống tối giản Trải qua những năm khó khăn về kinh tế, rất nhanh, phụ nữ sẽ nhận ra rằng, cảm giác an toàn và tự tin lớn nhất đến từ số dư trong thẻ ngân hàng của mình. Bài viết là lời chia sẻ của Chin Yiu (sinh năm 1988): Trước khi kết hôn, về cơ bản tôi là một người làm công việc hành...