Cô gái chạy xe xuyên Việt trong 2 tháng và kỷ niệm “nổi da gà” trên đường đèo trong đêm
22 tuổi, thiếu nữ Thái Bình đã làm được việc mà không nhiều cô gái cùng tuổi dám thực hiện: Nghỉ việc, độc hành xuyên Việt suốt 53 ngày qua 60 tỉnh thành bằng xe máy.
Hai lần xin nghỉ việc để đi “phượt”
“Phượt” xuyên Việt là hành trình mà nhiều “phượt thủ” yêu thích trải nghiệm, khám phá những vùng đất mới. Không hiếm những chuyến phiêu du dọc dải đất hình chữ S đã được thực hiện, nhưng việc một thiếu nữ tuổi đôi mươi, tự chạy xe máy đi xuyên Việt gần hai tháng thì lại hoàn toàn đặc biệt.
Đó là câu chuyện của Nguyễn Thị Thu Hiền, cô nàng Gen Z quê ở Thái Bình. Việc Thu Hiền không thể tìm được một người bạn đồng hành trong chuyến chạy xe máy xuyên Việt lần này cũng phần nào cho thấy, đây là chuyến đi không phải nhiều cô gái dám thực hiện.
Nhưng với Thu Hiền thì: “Nếu con trai có thể xuyên Việt một mình được thì con gái cũng có thể”. Với quyết tâm mạnh mẽ ấy, Thu Hiền đã nỗ lực để chứng minh những gì các bạn nam làm được thì cô cũng có thể làm.
Thu Hiền là cô gái mạnh mẽ, tự tin và độc lập.
Thu Hiền vốn là cô gái thích “xê dịch”, đam mê khám phá những vùng đất mới với quan niệm “Ta chỉ sống một lần trên đời”, phải sống, phải đi thật nhiều để thanh xuân trở nên rực rỡ với nhiều trải nghiệm đáng nhớ.
Nàng Gen Z Thái Bình cũng “dắt túi” kha khá kinh nghiệm “phượt” được rút ra từ chính những hành trình đã qua của bản thân.
Đầu năm 2021, Thu Hiền xin nghỉ việc lần thứ nhất để thực hiện chuyến đi cô ấp ủ từ trước đó, nhưng cuối cùng kế hoạch đành tạm hoãn do dịch Covid-19. Thu Hiền về quê nhà tránh dịch rồi quay lại Hà Nội làm việc vào tháng 10/2021.
Chuyến đi đầu tiên sau dịch của Hiền là tới Tà Xùa, Sơn La. Mê mẩn trước vẻ đẹp hùng vĩ của rừng núi Tây Bắc, Thu Hiền càng thêm yêu và mong muốn khám phá những vùng đất, con người trên các địa phương khác.
Thu Hiền có kinh nghiệm phượt Tây Bắc từ trước chuyến đi xuyên Việt.
Cô quyết định nghỉ việc lần hai để thực hiện hành trình trọn vẹn đi khắp Việt Nam: “Do không tìm được bạn đồng hành nên mình quyết định đi xuyên Việt một mình dù trước đó chưa bao giờ nghĩ, mình sẽ đi được!
Các bạn hãy thử cảm giác mỗi ngày đi 300 – 400km mà cứ ngỡ chỉ 2 – 3km vì thực sự cung đường dải chữ S quá tuyệt! Đi mà quên cái nắng gắt của nắng, của gió biển luôn” - Thu Hiền tâm sự.
Chuyến độc hành và kỷ niệm “nổi da gà”
Tháng 5/2022, Thu Hiền xuất phát từ Hà Nội. “Bạn đồng hành” của cô là chiếc xe máy cùng khí thế hừng hực. Cô chuẩn bị hành trang tối giản nhất có thể, chỉ gồm 4-5 bộ áo quần, áo mưa, điện thoại, sạc và không thể quên bộ sửa xe cơ bản để chủ động xử lý trong những tình huống khẩn cấp giữa đường.
Xe máy là bạn đồng hành thân thiết với Thu Hiền
Video đang HOT
“Mình đeo một chiếc balo thật to đựng “cả thế giới”, thêm chiếc túi nhỏ để vật dụng cần thiết hay dùng trong chặng đi (ví tiền, sạc dự phòng, điện thoại). Áo quần cũng mang tối giản nhất có thể, khoảng 4 bộ quần áo, mình mang nhiều đồ lót, phòng trường hợp không giặt kịp vẫn có đồ.
Các bạn có thể giặt quán, nhưng mình hầu như là giặt tay, mua thêm gói bột giặt mang theo, phơi qua đêm trước quạt là khô hoặc hỏi chỗ phơi tại nơi nghỉ. Mình chuẩn bị bộ sửa xe cơ bản, vá xe và một chiếc bơm, may mắn là chỉ có một lần phải tự vá xe giữa đường.
Cứ đi vài trăm km, mình sẽ dừng lại tại tiệm sửa xe nào đó, bảo dưỡng phanh, xích và thay nhớt cho chú “ngựa chiến” đồng hành rong ruổi qua 60 tỉnh thành.”
Thu Hiền thường đặt phòng trước một hôm bằng cách gọi trực tiếp đến các nhà nghỉ, khách sạn để tiện “deal” giá. Đến mỗi vùng đất mới, kinh nghiệm của cô nàng là ghé vào các quán ăn có đông khách để thưởng thức ẩm thực địa phương, đảm bảo sẽ luôn ngon, rẻ dù không cần phải cất công tham khảo trước.
May mắn là trong chuyến đi, Hiền chưa gặp phải tình huống nào nằm ngoài tầm kiểm soát, nhưng cũng không thiếu những trải nghiệm nhớ đời
Thu Hiền nhớ lại một tình huống khá nguy hiểm của bản thân và tự rút kinh nghiệm cho chính bản thân mình: “Nếu bạn đi một mình đường Tây Nguyên thì nên zoom maps trước (chế độ vệ tinh) xem trước hướng đi và nên chọn đường nào để đi, xem đường đó có nhà dân không?
ADVERTISING
iTVC from Admicro
Căn giờ cho đúng, khỏi phải đi tối vì đường Tây Nguyên đi buổi tối rất nguy hiểm, nhiều ổ gà, khó lường trước được bất trắc vì xe có thể trục trặc bất cứ lúc nào, đường lại vắng người.
Mình toàn căn thời gian, cung đường để không phải chạy buổi tối, nhưng có một lần vào Tà Năng – Lâm Đồng thì phải băng đèo tối một mình.
Khỏi phải nói lúc đó mình run thế nào, thân gái một mình vượt con đèo quanh co giữa đêm tối, trời mưa không tránh khỏi người bị ướt nên lạnh lắm.
Mình vốn sợ… ma thì chớ, đến một đoạn gặp đường đất rất khó chạy nữa, nghĩ lúc đó có bất trắc gì chắc không ai biết luôn. Vượt qua được chặng đó mà thở phào một cái, giờ nghĩ lại còn thấy sợ”.
“Nếu không thể tìm được bạn đồng hành, hãy cứ đi. Khi đến nơi, bạn sẽ thấy họ ở đó”
Đó là điều mà Thu Hiền đã đúc rút được sau chuyến đi gần 2 tháng. Ban đầu việc đi một mình cũng khiến Hiền khá e dè, băn khoăn, nhưng cô không thể vì không tìm được bạn đồng hành mà bỏ lỡ chuyến đi của tuổi trẻ.
Cuối cùng nhờ vậy, Hiền đã có những trải nghiệm tuyệt vời khi gặp được những người bạn mới nhiệt tình, những người lạ tình cờ gặp nhưng vẫn giúp đỡ cô hết lòng. Chính sự tử tế ấy đã khiến cho hành trình của Hiền trở nên ý nghĩa hơn rất nhiều.
Thu Hiền kể: “Hôm đặt phòng dorm ở Cần Thơ, đặt xong mới báo là mai hết phòng! Thế là mình loay hoay tìm phòng thì hết dorm, trên app toàn phòng 250-300 nghìn một đêm, nghĩ cũng tiếc. Bất chợt bạn nữ ở cùng dorm đi qua
Mình: Chào bạn, bạn đi 1 mình hả! Mai tính đi đâu chưa? Mình đi 1 mình này, còn ghế sau đi cùng không?
Đối phương: Mình đi 1 mình, mai chưa biết đi đâu. Nãy mới tới nhận khách sạn, mà họ báo mai hết phòng.
Mình: Úi, mình cũng thế, hay mai mình book chung phòng rồi share tiền đi! Rồi mai đi chơi cùng luôn? Chốc đi dạo luôn nhỉ!
Đối phương: Thế thì vui quá!
Hay khi dừng chân ở Hội An, mình gặp một bạn là dân bản địa khi mua nước uống. Ngồi nói chuyện vu vơ thế nào lại kết bạn với nhau.
Cậu em người Hội An nhiệt tình hỏi han về chuyến đi, còn dẫn mình đi những quán ăn quà vặt ngon, đi lượn lòng vòng ngắm phố ngắm biển. Thậm chí còn giành trả tiền đồ ăn vì “chị trả thế còn tiền đâu mà đi xuyên việt”! khiến mình cảm thấy ấm lòng quá đỗi.”
Đến nơi đâu, cô cũng không quên chụp ảnh check-in vì “Việt Nam mình quá đẹp!”
Thu Hiền cho hay quyết định đi một mình là hoàn toàn đúng đắn, vì trong chuyến đi cô được trải nghiệm nhiều điều thú vị, gặp gỡ được nhiều người có cùng “tần số”.
Bị phụ bạc, cô gái teo hai tay dùng chân chăm con, 3 năm sau làm giám đốc, sống hạnh phúc
Hơn 3 năm trước, Tường Vy biết tin mang thai mà đầy rối bời. Còn hiện tại, cô là giám đốc kinh doanh của một hãng mỹ phẩm.
Cô cũng bắt đầu một cuộc đời mới bên chồng sắp cưới.
Phan Tường Vy (1995, biệt danh Angela Tường Vy), sống ở Đà Lạt có đôi bàn tay teo nhỏ. Từ năm lên 8, tay Tưởng Vy buông thõng, gần như không thể làm việc được. Nhưng đôi tay dị tật ấy không ngăn cản được khao khát sống và sống hạnh phúc của Tường Vy.
Từng bị phụ bạc, quyết mạo hiểm để sinh con
Sau một cơn sốt, Tường Vy từ cô bé lành lặn bình thường trở thành đứa trẻ tật nguyền. Đôi tay cứ teo nhỏ dần, gần như không thể sử dụng. Mẹ Tường Vy đưa con đi chạy chữa khắp nơi, từ phẫu thuật đến vật lý trị liệu mong cứu được tay con; nhưng chỉ có thể giúp bàn tay teo rút, thõng thượt ấy có thể cử động vài ngón và đưa lên đưa xuống làm vài động tác đơn giản.
Ý thức được khiếm khuyết của mình, Tường Vy tập sử dụng đôi chân của mình như đôi tay. Cô làm mọi việc bằng đôi chân, từ tự chăm sóc cơ thể, mặc đồ, nấu ăn... cho đến những việc đòi hỏi nhiều khéo léo như make-up, massage cho người khác.
Sau nhiều năm khổ luyện, cô có đôi chân cô khéo léo và tự hào gọi đó là "đôi chân thiên thần". Tường Vy thậm chí còn chọn một ngành thách thức để học đại học: Thiết kế đồ họa, tự mình vượt qua những giới hạn.
Ở tuổi 22, Tường Vy đã làm mẹ. Cô nhớ lại, khi chia tay với bố bé Suboy (con trai 3 tuổi của Tường Vy) rồi, cô mới biết mình mang thai. Vừa lo lắng cho sức khỏe của em bé, vừa hạnh phúc vì được làm mẹ, Tường Vy kể chuyện này với bố đứa trẻ.
Cô đã bị "tạt gáo nước lạnh" vì bố em bé từ chối đón nhận con. Anh ta cũng không cho gia đình biết về Suboy cũng như không chu cấp cho đứa trẻ. Trái lại, mẹ của Tường Vy lại chào đón sự bé Suboy, coi xuất hiện của đứa trẻ như một món quà tuyệt vời.
Việc chăm sóc con với người bình thường đã khó, với người có khuyết tật lại càng vất vả hơn. Thế mà, với đôi chân của mình, Tường Vy chăm con rất khéo. Cô ẵm bồng, tắm táp, thay tã cho con hoàn toàn bằng chân, còn bà ngoại chỉ hỗ trợ một số việc cô không thể xoay xở được.
Lớn lên trong tình yêu thương của mẹ và bà ngoại, Suboy là đứa trẻ rất tình cảm. Cậu bé yêu mẹ và rất ngoan ngoãn, hiếm khi quấy khóc.
Hạnh phúc với công việc kinh doanh, có tình yêu mới
Để có thu nhập nuôi sống bản thân và nuôi con, Tường Vy chọn cách kinh doanh online để có thu nhập. Cô cũng là một người sáng tạo nội dung trên các nền tảng mạng xã hội, đặc biệt là kênh YouTube và Facebook. Cách cô nói chuyện rất nhẹ nhàng, giàu năng lượng tích cực nên Tường Vy nhanh chóng thu hút lượng theo dõi lớn.
Khoảng nửa năm nay, mẹ một con được bổ nhiệm vị trí giám đốc chi nhánh ở Lâm Đồng của một công ty mỹ phẩm mà cô gắn bó đã lâu. Bước tiến này khiến Tường Vy hạnh phúc và tự tin hơn nữa.
Tháng 6 vừa qua, cô đã chính thức ra ở riêng cùng bạn trai mới. Cô tiết lộ, cuối năm nay hai người sẽ làm đám cưới. Tường Vy và bạn trai dọn về ở chung nhà để tiện cho công việc kinh doanh, mở shop và cũng để "thực tập" cuộc sống gia đình.
Tường Vy khoe: " Tiền hai người làm ra, em được giữ hết, anh chỉ lấy một phần nhỏ đủ chi tiêu thôi. Trước đây đi sự kiện, đi quay và làm mọi thứ, em đều một mình. Cho tới gặp anh, giờ đi đâu làm gì anh cũng đều đi theo và chăm sóc em. Em thật sự biết ơn mọi thứ đến với mình trong lúc này.".
Dịp sinh nhật của Tường Vy vừa qua, cô ngại ngùng khi được chồng tương lai mở tiệc sinh nhật. Anh tặng Vy món quà nhỏ nhưng khiến cô rất xúc động vì " anh rất để ý luôn. Khi chuyển sang nhà mới, em ngồi trang điểm thì hay ngồi đất, lót khăn bông. Thế là anh tặng cho em cái đệm bông để ngồi cho đỡ mỏi. Có vậy thôi mà em thấy hạnh phúc lắm!".
Suboy cũng rất thích chồng sắp cưới của mẹ. Cậu bé gọi anh là daddy. Đôi khi Tường Vy còn "ghen tị" vì cậu bé tỏ ra bênh vực, "về phe" daddy thay vì mẹ. Suboy cũng rất ngoan, khi mẹ làm việc, cậu bé tự mở điện thoại và học tiếng Anh một mình. Những điều ấy khiến Tường Vy hạnh phúc, dù cô không quá giàu có.
(Ảnh: NCVV)
Cô gái "tí hon" cao 1,26m lấy chồng 1,63m, sinh con mạnh khỏe: Vượt ngàn cây số đến bên nhau Thiệt thòi vì có thân hình nhỏ bé, nhưng Nụ vẫn thấy bản thân may mắn hơn nhiều người. Cô gái nhỏ hiện có cuộc sống bình yên bên chồng và con trai. Quen qua mạng, vượt ngàn cây số đến bên nhau Ksor H Nuăi (tên thường gọi là Nụ, sinh năm 1993, người dân tộc Jarai, quê ở huyện Iapa, tỉnh...