Cô gái bỏ nghề kế toán đi gieo lúa ruộng rươi, thu “vàng 10″

Theo dõi VGT trên

Đang có một công việc bàn giấy nhẹ nhàng, vào một ngày đẹp trời, người phụ nữ nhỏ nhắn ấy quyết định tìm một nơi thật lý tưởng để trồng lúa theo hướng hữu cơ và chế biến các sản phẩm giá trị gia tăng từ hạt gạo. Dù mới ra thị trường chưa lâu nhưng sản phẩm Gạo Ruộng Rươi đã được nhiều khách hàng ưa chuộng.

Trồng lúa vì không muốn “ung thư dài hạn”

Đáng lẽ, Oanh sẽ mãi bình yên với vai trò kế toán của Hiệp hội Chế biếnXuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) nếu như không có một ngày bác sĩ thông báo chị bị tiểu đường thai kỳ với chỉ số đường huyết quá cao, phải điều trị dài ngày. Vậy là hạnh phúc của một người mẹ đi kèm với nỗi lo lắng về bệnh tật lúc nào cũng thường trực.

Điều đáng ngại là, sinh con xong, kết quả xét nghiệm không khả quan hơn, Oanh bị tiểu đường tuýp 2, nghĩa là chị phải sống với căn bệnh được coi là “ung thư dài hạn” này đến suốt cuộc đời.

Cô gái bỏ nghề kế toán đi gieo lúa ruộng rươi, thu vàng 10 - Hình 1

Chị Kiều Oanh kiểm tra mạ trước khi cấy ở ruộng rươi. Ảnh: A.T

Trong suốt quá trình điều trị, Oanh được tiếp xúc với nhiều người bệnh, già có, trẻ có và nhìn thấy cả những biến chứng của bệnh ở họ. Nhưng trong thời gian này, chị nhận ra tác dụng của loại gạo lứt đối với những người bị bệnh tiểu đường.

“Nhưng hiện nay, nguồn thực phẩm, rau xanh, lương thực lại bị tồn dư hóa chất, kháng sinh rất nhiều, ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Ý tưởng phải tìm cho ra một nơi có thể sản xuất gạo sạch hình thành trong tôi từ đó” – Oanh nói.

Rất may khi chia sẻ ý tưởng này với gia đình, Oanh nhận được sự ủng hộ dù bố mẹ và chồng chị hết sức lo lắng. Vậy là hành trình đi tìm vùng đất lý tưởng để trồng lúa sạch của cô cử nhân kinh tế quê Ninh Bình bắt đầu.

Nhưng hành trình ấy lại không dễ dàng như Oanh tưởng, chị đi khảo sát rất nhiều nơi nhưng không tìm được địa điểm lý tưởng để thực hiện kế hoạch của mình. Rất may, trong lúc đang chán nản, Oanh được bạn bè giới thiệu cho những đầm nuôi rươi ở xã Ngũ Phúc (Kiến Thụy, Hải Phòng). Mừng như bắt đượ.c vàn.g, Oanh lập tức về Ngũ Phúc và ngay khi đặt chân đến nơi này, chị biết, đây chính là nơi mình tìm kiếm bấy lâu.

Đó là những đầm nuôi rươi hoang sơ và thuần khiết, với thảm sinh vật tự nhiên phong phú, đa dạng, chứng tỏ chưa hề có dấu vết của thuố.c diệt cỏ hay phân bón hóa học. Vậy là Công ty Cổ phần sinh thái Ruộng Rươi (Rueco) được Oanh thai nghén và hình thành từ những ngày tháng đó.

Video đang HOT

Lý giải cho lựa chọn của mình, Oanh bảo: “Từ bao đời nay người dân nơi đây vẫn để hạt lúa nảy mầm một cách tự nhiên ở bãi rươi này. Lúa và rươi cộng sinh với nhau để tồn tại và phát triển. Người dân nơi đây sống dựa vào ruộng rươi là chính nên họ phải giữ cho môi trường sống của rươi thật trong lành. Mỗi năm, bà con cấy một vụ lúa theo phương pháp tự nhiên, nghĩa là chỉ gieo cấy, còn lại không sử dụng bất kỳ loại phân bón hóa học, thuố.c bảo vệ thực vật nào để đảm bảo môi trường sống cho rươi. Nói cách khác, lúa ở đây chỉ để làm cảnh cho rươi sinh sống, tạo môi trường cho rươi phát triển”.

Sau khi liên kết với Hợp tác xã Thụy Hương thuê đủ diện tích ruộng mình cần (80ha), làm đầy đu các xét nghiệm mẫu đất, nước, tháng 4.2016, chị Oanh bắt đầu phối hợp với nông dân gieo những hạt mầm đầu tiên.

Trái ngọt từ vùng nước lợ

Nhưng bản thân Oanh cũng không lường hết được những khó khăn mình gặp phải khi ở nơi này, con rươi mới là thứ quan trọng, còn cây lúa chỉ xếp sau. Việc giải bài toán vừa giữ được môi trường sống cho rươi vừa đảm bảo năng suất lúa với Oanh không hề đơn giản. Ra sức thuyết phục bà con nông dân, đồng thời viện đến sự trợ giúp của các kỹ sư nông nghiệp, Oanh đã đưa được giống lúa thích hợp nhất vào gieo trồng.

Sau mấy tháng chị lăn lộn ngoài đồng ruộng như một nông dân thực thụ, cuối cùng mùa thu hoạch cũng đến. Mặc dù không mấy bất ngờ nhưng Oanh vẫn không khỏi lo lắng vì sản lượng lúa rất thấp – mỗi sào chỉ thu về khoảng 80-90kg thóc. Lúa được thu mua ngay tại đầu bờ, sau đó được đưa đến Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam phơi sấy, bảo quản theo quy trình để giữ hạt thóc được lâu. Khó khăn tiếp theo Oanh vấp phải là lúa của chị khi xát ở máy thường tỷ lệ tấm quá lớn, hạt màu lại không tách được, Oanh phải sang tận Nam Định mới có máy xát đủ tiêu chuẩn.

Tháng 7.2017, lần đầu tiên thương hiệu Gạo Ruộng Rươi xuất hiện trên thị trường. “Điều tôi vô cùng tự hào là sản phẩm của mình được sản xuất trong môi trường hoàn toàn tự nhiên, có giá trị dinh dưỡng cao, an toàn với người sử dụng” – Oanh nói.

“Nhưng những khó khăn tôi gặp phải chưa là gì so với việc đưa sản phẩm của Rueco đi chinh phục thị trường. Tôi bắt đầu bằng việc cho người dân dùng thử sản phẩm. Cứ nghe nói ở đâu có lễ hội thực dưỡng, hội của những người ăn chay là tôi mang gạo đến biếu để mọi người ăn và cảm nhận. Rất may những phản hồi tích cực đã dần khiến Gạo Ruộng Rươi chiếm được lòng tin của mọi người” – Oanh kể.

Để đảm bảo sự phát triển bền vững, Oanh tập trung tạo chuỗi liên kết giữa chủ ruộng-ban quản lý nông nghiệp địa phương-các cộng đồng đam mê nông nghiệp sạch – doanh nghiệp để luôn có sự kiểm soát, thúc đẩy, cổ vũ tích cực. Bên cạnh đó cô không ngừng tìm tòi phát triển các sản phẩm gia tăng từ gạo ruộng rươi như: Bánh chưng, dấm gạo, bánh gai, chè lam…

Các sản phẩm này dù chỉ mới ra đời nhưng nhận được sự ủng hộ rất tích cực từ người tiêu dùng bởi lẽ không chỉ nguyên liệu chính an toàn mà các nguyên liệu phụ thêm cũng đảm bảo đồng bộ tiêu chuẩn.

Hiện mỗi năm Oanh thu được khoảng 160 tấn thóc từ những bãi nuôi rươi của xã Ngũ Phúc. Sản phẩm gạo lứt và gạo xát dối mang thương hiệu Gạo Ruộng Rươi đã dần có chỗ đứng tại các cửa hàng, hệ thống cung cấp thực phẩm sạch dù giá bán tương đối cao (khoảng 56.000 đồng/kg). Trên mỗi bao gạo khi đưa ra thị trường đều có tem nhãn ghi rõ ngày sản xuất, hạn sử dụng, sản phẩm có dán tem truy xuất nguồn gốc để tránh giả mạo.

Oanh cũng sử dụng hệ thống thương mại điện tử, mạng xã hội như một kênh quảng bá sản phẩm hiệu quả. Sản phẩm của cô làm ra được cộng đồng những người ăn chay, người có nhu cầu dùng thực phẩm hỗ trợ chữa bệnh đán.h giá cao.

Cho đến giờ, chặng đường khởi nghiệp của người phụ nữ nhỏ bé, hiền dịu này tạm gọi là thành công với những sản phẩm được thị trường tin tưởng. Oanh đang mơ ước có thể đưa sản phẩm của mình xuất ngoại. “Tôi đã từng mang Gạo Ruộng Rươi sang Nhật Bản và được đán.h giá rất cao. Nhưng tôi chưa thể bán gạo sang đó, vì họ yêu cầu khối lượng lớn và ổn định” – Oanh nói.

Theo Danviet

Cá tra Việt Nam hết "một mình một chợ": Phải thay đổi thôi

Tại hội nghị "Sơ kết sản xuất, tiêu thụ cá tra và triển khai đề án giống cá tra 3 cấp" (Bộ NNPTNT tổ chức ngày 21.8), nhiều ý kiến cho rằng, nhiều năm trước đây, cá tra là sản phẩm độc quyền của Việt Nam trong cả sản xuất lẫn chế biến và xuất khẩu. Thế nhưng, lợi thế "một mình một chợ" đó tới đây sẽ không còn nữa...

Áp lực cạnh tranh từ quốc gia khác

Đại diện Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, ngành cá tra Việt Nam đã trải qua 20 năm hình thành, phát triển và có những đóng góp rất quan trọng vào sự lớn mạnh của ngành nông nghiệp. Cụ thể, năm 1997, xuất khẩu cá tra chỉ đạt 1,65 triệu USD, chiếm 0,2% tổng kim ngạch xuất khẩu ngành thủy sản thì đến năm 2017, kim ngạch xuất khẩu cá tra Việt Nam đã vượt mức 1,7 tỉ USD, chiếm khoảng 20% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành thủy sản. VASEP nhận định, trong 20 năm qua, có thể nói cá tra là loại thủy sản độc quyền của Việt Nam từ khâu nuôi đến chế biến, xuất khẩu.

Theo đó, sản phẩm này ngày càng được nhiều thị trường ưa chuộng, nhất là với những thị trường như Mỹ, Trung Quốc, Hongkong, các nước ASEAN...

Cá tra Việt Nam hết một mình một chợ: Phải thay đổi thôi - Hình 1

Một doanh nghiệp trên địa bàn TP.Cần Thơ tham gia xuất khẩu cá tra. Ảnh: H.X

Tuy nhiên, thời gian gần đây một số quốc gia đã bắt đầu đẩy mạnh đầu tư phát triển sản xuất loại thủy sản này, tạo áp lực cạnh tranh khá lớn đối với Việt Nam. "Sản lượng nuôi cá tra tại Indonsia đã đạt 110.000 tấn/năm. Hiện Trung Quốc cũng đã nuôi và thu hoạch được 10.000 tấn cá tra ở đảo Hải Nam. Những quốc gia này sử dụng công nghệ cao, tập trung mạnh vào chất lượng thay vì số lượng" - ông Trương Đình Hòe - Tổng Thư ký VASEP cho biết.

Còn ông Như Văn Cẩn - Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản thuộc Tổng cục Thủy sản thì cho hay, hiện Ấn Độ đã có sản lượng cá tra nuôi đạt 650.000 tấn/năm, Bangladesh cũng có tới 450.000 tấn. "Việc các nước đầu tư vào con cá tra sẽ tạo áp lực cạnh tranh khá lớn đối với Việt Nam. Vì vậy, tới đây những vấn đề về mặt định hướng cần phải quan tâm chú trọng" - ông Cẩn nói.

Theo ông Dương Nghĩa Quốc - Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam, thị trường Trung Quốc và Hongkong dẫn đầu về nhập khẩu cá tra nước ta nhưng thiếu ổn định và rất dễ gặp rủi ro. Trong tương lai không xa, Trung Quốc cũng sẽ là đối thủ cạnh tranh với Việt Nam về xuất khẩu mặt hàng này, do đó nếu không sớm có giải pháp chiến lược, sản phẩm cá tra Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn về tiêu thụ.

Cá tra Việt Nam hết một mình một chợ: Phải thay đổi thôi - Hình 2

Chế biến cá tra xuất khẩu.

Dân ồ ạt thả nuôi

Theo đại diện ngành nông nghiệp các tỉnh thành vùng ĐBSCL, từ đầu năm 2018 đến nay, người dân nhiều nơi ồ ạt thả nuôi cá tra. Tại TP.Cần Thơ, diện tích thả nuôi đã tăng hơn 16% so với cùng kỳ, giá cá nguyên liệu cũng bắt đầu giảm còn 26.000 - 26.500 đồng/kg nhưng người nuôi vẫn có lãi. Dự báo từ nay đến cuối năm, nguồn cá nguyên liệu vẫn còn nhiều.

Còn tại tỉnh Đồng Tháp, trong 6 tháng đầu năm, diện tích thả nuôi đã đạt hơn 1.800ha, tăng 99ha so với cùng kỳ năm 2017. Tại tỉnh Kiên Giang, một số hộ dân ở địa phương này đã tự ý chuyển đổi 800ha đất trồng lúa sang đào ao ương cá tra, nâng tổng diện tích nuôi cá lên hơn 1.300ha.

Trong khi đó, theo Tổng cục Thủy sản, kim ngạch xuất khẩu cá tra Trung Quốc và Hongkong - thị trường tiêu thụ lớn nhất của Việt Nam đang có chiều hướng giảm. Ngoài ra, ngành hàng này tiếp tục đối mặt với không ít khó khăn từ rào cản kỹ thuật của thị trường nhập khẩu.

Cụ thể, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã công bố các doanh nghiệp Việt Nam nằm trong nhóm hưởng mức thuế riêng biệt phải chịu mức thuế chống phá giá cao kỷ lục (từ 3,87% lên 7,74% USD/kg). Ả Rập Saudi vẫn đang tạm dừng nhập khẩu các sản phẩm thủy sản từ Việt Nam. Khối các nước Hồi giáo vùng Trung Đông cũng có nhiều quy định nghiêm ngặt và đặc thù về bao gói, chất lượng sản phẩm, quy trình nuôi theo tiêu chuẩn Halal, mật độ nuôi đến cách chế biến/giết mổ động vật và đòi kiểm soát luôn cả toàn chuỗi.

Trước tình hình trên, ông Quốc đề nghị các doanh nghiệp xuất khẩu cố gắng xây dựng các dòng sản phẩm cá tra phi lê chất lượng cao, đa dạng hóa sản phẩm với những dòng sản phẩm giá trị gia tăng để tạo nên nét khác biệt.

"Cần thiết phải có trung tâm logistics nghề cá cho ĐBSCL để đáp ứng nhu cầu sản xuất, lưu thông hàng hóa trong nước và xuất khẩu. Khi đó sẽ cạnh tranh về chi phí hiệu quả hơn, quy chuẩn chất lượng hàng hóa được quản lý thống nhất" - ông Quốc nêu ý kiến.

Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh, 2018 là năm đầu tiên xuất khẩu cá tra có thể đạt con số trên 2 tỷ USD. Để phát huy lợi thế sẵn có và khắc phục những khó khăn đang tồn tại, người nuôi và các doanh nghiệp phải liên kết chặt chẽ với nhau, thực hiện tái cơ cấu để có sản lượng lớn, cung cấp với giá thành đủ sức cạnh tranh. Bộ NNPTNT ghi nhận ý kiến của các bên liên quan và sẽ có cơ chế chính sách phù hợp.

Theo Danviet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cô giáo xin ủng hộ tiề.n mua máy tính: "Tôi không dỗi phụ huynh"
15:14:14 30/09/2024
Bà Nguyễn Phương Hằng xuất hiện, ủng hộ 10 tỷ đồng giúp đỡ đồng bào lũ lụt
20:10:46 29/09/2024
Bão Krathon mạnh cấp 15, sẽ đi vào Biển Đông?
13:33:26 30/09/2024
Bão Krathon có khả năng đi vào Biển Đông trong 24 giờ tới
18:14:21 30/09/2024
Lũ quét, sạt lở đất tại Hà Giang khiến 5 người chế.t và mất tích
18:08:30 29/09/2024
Tài xế xe khách ở Hà Giang kể phút bất lực khi nhìn quả đồi 'đán.h úp'
10:21:38 30/09/2024
Sạt lở ở Hà Giang: Tạm dừng tìm kiếm các nạ.n nhâ.n mất tích
07:04:15 30/09/2024
Bão Krathon vào Biển Đông thành bão số 5, giật trên cấp 17
08:18:31 01/10/2024

Tin đang nóng

Đoạn chat của người chồng đã l.y hô.n với con gái khiến vợ uất ức: Có những người không xứng được gọi là bố!
06:45:31 01/10/2024
Kasim Hoàng Vũ vẫn chưa được phẫu thuật, phải cắt bỏ toàn bộ xương hàm, trên mặt toàn đồ giả
06:47:31 01/10/2024
Thanh Bùi: "Con tôi là người Việt Nam thì phải ở Việt Nam"
06:40:04 01/10/2024
Độc lạ chuyện bố chồng 34 - con dâu 31 ở Việt Nam: Lộ danh tính nhiều người ngỡ ngàng
06:30:42 01/10/2024
Sao Hoa ngữ 30/9: Rộ tin Châu Tấn bị bạn trai kém 13 tuổ.i bỏ rơi
07:17:48 01/10/2024
Khuyên chồng đưa lương để vợ giữ, anh đưa tôi 2 cuốn sổ tiết kiệm trị giá 1,5 tỷ
06:01:30 01/10/2024
Quá khứ ồn ào của tiểu thư từng góp mặt tại bữa tiệc trắng của Diddy
07:49:36 01/10/2024
Mẹ chồng U60 trẻ trung, khóc vì con dâu 'chặn' tài khoản mạng xã hội
07:05:10 01/10/2024

Tin mới nhất

Quy định mới đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 10

10:41:32 01/10/2024
Từ tháng 10, nhiều quy định mới liên quan đến cấp phiếu lý lịch tư pháp trên VNeID, quy chuẩn đèn chiếu sáng của phương tiện giao thông, hành nghề công tác xã hội, đán.h số nhà chính thức có hiệu lực.

"Ăn sáng Hà Nội, ăn trưa Sài Gòn" nhờ đường sắt tốc độ cao

10:01:40 01/10/2024
Viễn cảnh đi tàu tốc hành Bắc - Nam để ăn sáng Hà Nội, ăn trưa Sài Gòn sẽ được hiện thực hóa thế nào? Kết quả nghiên cứu của Tư vấn lập dự án cho thấy điều này là khả thi.

Công bố hết dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò tại xã Hà Hiệu

09:54:30 01/10/2024
Sau nhiều tháng chữa trị và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, đến nay 05 thôn vùng xảy ra dịch bệnh đã qua 30 ngày không phát sinh ổ dịch mới, đàn bò 12 con mắc bệnh của các hộ đã khỏe trở lại.

Lũ ống đổ về trong đêm, sơ tán khẩn cấp học sinh và giáo viên

09:44:36 01/10/2024
Đêm 30/9, mưa lớn kéo dài nhiều giờ, lũ ống bất ngờ từ trên núi đổ xuống khiến Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Lượng Minh ở huyện biên giới Kỳ Sơn (Nghệ An) ngập gần hết các phòng học

Nguy cơ sạt lở ở miền núi Quảng Trị đ.e dọ.a cuộc sống người dân

18:22:54 30/09/2024
Các địa phương tăng cường theo dõi diễn biến mưa lũ, cung cấp thường xuyên thông tin cảnh báo, dự báo và chỉ đạo, hướng dẫn người dân chủ động phòng ngừa, ứng phó hiệu quả với nguy cơ trượt, lở đất, đá.

Tìm kiếm người đàn ông mất tích khi chèo thuyền qua sông Lấp

18:17:38 30/09/2024
Trong lúc hai vợ chồng đang chèo thuyền đến giữa sông, ông N có biểu hiện co giật nên bất ngờ bị ngã xuống sông và bị nước cuốn trôi mất tích.

Vụ sạt lở nghiêm trọng tại Hà Giang: Gấp rút cứu người và thông tuyến giao thông

18:10:03 30/09/2024
Ông Phùng Viết Vinh, Chủ tịch UBND huyện Bắc Quang cho biết: Huyện đã hỗ trợ tiề.n cho các gia đình có người thiệ.t mạn.g, mất tích và bị thương do sạt lở đất.

Giải cứu an toàn hai du khách đi lạc trên đỉnh Langbiang

17:30:42 30/09/2024
Trong quá trình tham gia tìm kiếm người bị nạn, anh Krasan Sroan thuộc Đội an ninh của Khu du lịch Langbiang bị trượt ngã chấn thương, được lực lượng cứu nạn, cứu hộ đưa đến nơi an toàn.

Rãnh áp thấp nối với bão Krathon gây mưa giông trên Biển Đông, sóng cao tới 6m

10:50:57 30/09/2024
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay (30/9) có rãnh áp thấp có trục ở khoảng 19-22 độ vĩ Bắc nối với cơn bão Krathon lúc 7h có vị trí ở vào khoảng 20,2 độ Vĩ Bắc, 122,1 độ Kinh Đông.

Cẩu xe khách và nhiều ô tô khỏi hiện trường vụ sạt lở ở Hà Giang

10:37:35 30/09/2024
Lực lượng chức năng đã huy động cần cẩu cỡ lớn để đưa xe khách và nhiều ô tô, xe máy ra khỏi hiện trường vụ sạt lở tại xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.

Chị gái nạ.n nhâ.n vụ sạt lở: 'Em tôi mất tích khi đang giúp dân sơ tán đồ'

10:04:09 30/09/2024
Chị Phạm Thị Hiển (xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang, Hà Giang) cho biết, em trai chị đã mất tích trong vụ sạt lở khi đang giúp dân sơ tán đồ đạc.

Người Việt tại Anh chia sẻ mất mát với đồng bào chịu thiệt hại do bão số 3

10:01:53 30/09/2024
Các hội đoàn khác cũng nhanh chóng trao tặng số tiề.n quyên góp với mong muốn hỗ trợ kịp thời tới những người bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi bão Yagi.

Có thể bạn quan tâm

Lọ Lem xứng danh đệ nhất "bạch nguyệt quang", Nàng Mơ bất ngờ bị gọi tên

Netizen

12:22:45 01/10/2024
Mới đây, cộng đồng mạng phát sốt với bộ ảnh hoa sen của Lọ Lem (Mai Thảo Linh, SN 2006) - ái nữ nhà MC Quyền Linh. Có thể nói, đây là lần đầu tiên người hâm mộ được thấy Lọ Lem diện phong cách áo yếm lụa

Thu nhẹ nhàng với phong cách Monochrome

Thời trang

12:21:09 01/10/2024
Đặc biệt trong mùa thu, khi sắc trời dịu nhẹ và không khí trở nên trong lành, phong cách Monochrome càng trở nên lý tưởng để thể hiện sự nhẹ nhàng và thanh thoát.

Biệt tích 3 năm mới về, chàng trai bật khóc khi mẹ chỉ vào nấm mồ đầu ngõ nói trong nước mắt

Góc tâm tình

12:19:07 01/10/2024
Vì muốn kiếm được nhiều tiề.n nên tôi đã đầu tư với bạn bè để đầu tư kinh doanh. Chẳng may công việc không thuận lợi, tôi phá sản, nợ nần lên đến 500 triệu.

Cách trồng kim ngân khổng lồ, có thể cao chạm trần

Sáng tạo

11:49:31 01/10/2024
Nhìn thành quả mà chàng trai Trung Quốc khoe trên mạng, nhiều người sửng sốt khi biết rằng hóa ra cây kim ngân cũng có thể cao chạm trần nhà, bí quyết của anh là gì?

Courtois bị ném bật lửa, derby Madrid gián đoạn trong gần 20 phút

Sao thể thao

11:47:45 01/10/2024
Hành động ăn mừng khiêu khích của thủ môn người Bỉ khiến người hâm mộ Atletico Madrid nổi giận ở trận đấu diễn ra vào rạng sáng 30/9 (giờ Hà Nội).

Game hay nhất năm 2024 phát sinh biến cố, người chơi mâu thuẫn cực nặng với NPH chỉ vì một lý do

Mọt game

11:47:21 01/10/2024
Helldivers 2 cho tới nay vẫn đang là chủ đề nhận được nhiều sự chú ý nhất của làng game thế giới trong năm 2024. Xuất phát sau Palworld, thế nhưng Helldivers 2 lại đang duy trì được sự phát triển rất bền vững

Uống trà hoa tam thất giúp tăng cường bản lĩnh đàn ông?

Sức khỏe

10:23:45 01/10/2024
Về câu hỏi của bạn, uống hoa tam thất thường xuyên có giúp tăng cường bản lĩnh đàn ông thì đến nay vẫn chưa có nghiên cứu chính thức nào khẳng định điều đó