Cô gái bị trọng thương sau khi chạm trán hai con cá voi
Một nữ du khách được đưa đến bệnh viện bằng trực thăng trong tình trạng chấn thương nghiêm trọng sau khi lọt vào vòng vây của hai con cá voi và bị đuôi một con quất trúng trong lúc lặn biển ở Úc.
Cá voi ở ngoài khơi bang Tây Úc . Ảnh AFP
Cô gái 29 tuổi đang thám hiểm trong lòng biển gần rạn san hô Ningaloo ở ngoài khơi bờ tây bắc thuộc bang Tây Úc, theo Hãng tin AFP hôm 3.8.
Nạn nhân bị chấn thương ngực, rạn nhiều xương sườn, chảy máu trong, sau tai nạn hy hữu gần Exmouth, một thị trấn nhỏ của bang này. Cô đã được đưa đến Bệnh viện Hoàng gia Perth.
Tổ chức cứu thương St John Tây Úc cho hay “nạn nhân rất đau đớn” sau khi bị đuôi một con cá voi quất trúng.
Video đang HOT
Theo một số bản tin khác, “hung thủ” gây trọng thương có thể là cá nhám voi , khi trưởng thành có chiều dài lên đến 15 m.
Cô cũng không phải là người duy nhất bị thương trong vụ này. Nhiều người cùng nhóm lặn biển cũng đã bị nhiều vết cắt và vết bầm sau vụ chạm trán với cá voi, theo trang 7News.
5 người kẹt lại đảo hoang 2 tháng do dịch Covid-19
Vốn lên kế hoạch tới đảo Kyun Pila (Myanmar) trong một tháng, nhóm 5 tình nguyện viên bị kẹt lại trên hòn đảo gấp đôi thời gian này khi dịch bệnh bùng phát.
Nữ tình nguyện viên Natalie Poole (35 tuổi, người Anh) tới hòn đảo Kyun Pila ở Myanmar cùng 4 người khác từ 19/3 để thực hiện một số công việc bảo vệ rặng san hô ở khu vực này. Công việc dự kiến keo dài trong một tháng.
Tuy nhiên, do dịch Covid-19 bùng phát, Myanmar thực hiện phong tỏa và ngừng các phương tiện giao thông, khiến 5 người bị kẹt lại trên hòn đảo cách đất liền 6 tiếng đi thuyền.
5 tình nguyện viên bị kẹt lại đảo hoang 2 tháng.
Trong gần 2 tháng qua, cả nhóm cố gắng cầm cự bằng số thức ăn ít ỏi được tiếp tế từ một resort cách hòn đảo khoảng 15 phút đi thuyền.
Nhóm cũng chia ra đi tìm kiếm thêm thức ăn trên đảo, như trái cây hay các loại khoai, sắn.
Bên cạnh đó, 5 người còn tận dụng các loại rác thải nhựa thu gom được để dựng một chiếc lều tạm.
"Điều khó khăn nhất đối với chúng tôi là không biết sẽ phải ở đây bao lâu. Chúng tôi phải sinh tồn trên một không gian hạn hẹp. Tình hình thêm căng thẳng khi ai cũng nhớ gia đình, muốn được về nhà", Poole nói với BBC.
Dù 5 người được tiếp tế thức ăn nhưng số lần nhận được lẻ tẻ và thực phẩm cũng rời rạc. Cả nhóm chỉ dám ăn lượng thức ăn cơ bản, "đủ để tồn tại" vì không biết khi nào mới đến lần nhận đồ tiếp theo. Bên cạnh đó, họ cũng phải đề phòng các loại côn trùng nguy hiểm, thú hoang có trên đảo như bọ cạp, rắn, lợn rừng...
5 người tận dụng các dụng cụ, rác thải nhựa để làm nơi trú ẩn.
Cả nhóm được giải cứu và dự kiến về nước vào 5/5. Tuy nhiên, hiện họ vẫn chưa thể về hẳn đất liền nếu không có vé máy bay rời đi ngay.
Lúc này, visa của Poole đã hết hạn, không có nơi nào cấp mới. Cô cũng không thể đi bằng đường thủy qua Thái Lan vì nước láng giềng này đã đóng cửa biên giới.
Thành phố Yangon là nơi hàng không còn hoạt động nhưng cô cũng không thể sử dụng con đường này vì để mua được vé, Poole phải đi tàu 6 tiếng vào đất liền rồi phải đi thêm một chuyến bay nội địa nữa mới đến Yangon.
Hiện, cả nhóm vẫn đang đợi cơ hội để trở về nước và hy vọng sẽ được lên máy bay trước khi mùa mưa bắt đầu.
Trí tuệ nhân tạo cứu rạn san hô Tập đoàn Intel (Mỹ) hợp tác cùng Công ty tư vấn Accenture (Ireland) và Quỹ Môi trường Sulubaii (Philippines) trong lĩnh vực công nghệ bảo vệ rạn san hô. Dự án CORaiL có thể hỗ trợ cứu rạn san hô. Intel và Quỹ Môi trường Sulubaii đã công bố dự án CORaiL. Mục tiêu của dự án là sử dụng trí tuệ nhân...