Cô gái bị tạt axit trong cơn ghen ở TP.HCM: 20 lần lên bàn mổ và niềm hạnh phúc vô giá
6 năm sau khi bị kẻ cuồng ghen tạt axit, Hoàng Tăng Thị Thu Hương nay đã có cuộc sống mới với hạnh phúc được làm vợ, làm mẹ, xóa tan mọi nỗi đau đớn do bỏng axit gây ra.
CLIP: Cuộc đấu trí căng thẳng giữa công an và kẻ cố thủ sau khi tạt axit ở Mỹ Tho Ghen tuông vô cớ, tạt axit người tình Gặp lại người phụ nữ bỗng dưng bị tạt axit ở TP.HCM: “Gần 10 năm vẫn chưa tìm ra hung thủ khiến tôi đau về thể xác và tinh thần”
Thời khắc tăm tối nhất cuộc đời
Có lẽ cả đời này, Hoàng Tăng Thị Thu Hương (SN 1995, ngụ TP.HCM) cũng không bao giờ quên được ngày định mệnh 30/3/2016, ngày đưa cuộc đời Hương sang một trang mới với nhiều đớn đau hơn.
Hôm ấy, khi đang chở cô bạn học cùng phòng tên D. từ trường về nhà trọ tại quận Gò Vấp, Hương bị 2 nam thanh niên không quen tạt axit trực diện vào mặt. Nhập viện với gương mặt bỏng rát, cuộc đời nữ sinh như sụp đổ khi nghe bác sĩ thông báo cô bị bỏng 75% gương mặt, bỏng giác mạc mắt trái dẫn đến bị mù.
Vào cuộc điều tra, công an đã bắt được nhóm hung thủ gây án. Kẻ chủ mưu vụ việc là Quyên – bạn của D. (người thuê nhà trọ chung với Hương).
Theo cáo trạng vụ việc mà báo Phụ nữ Việt Nam đăng tải, Quyên và D. có quan hệ tình cảm từ thời phổ thông, sau đó vào TP.HCM học Cao đẳng thì thuê chung 1 nhà trọ.
Sau đó, 2 người xảy ra mâu thuẫn nên D. chuyển ra trọ chung với Hương. Quyên nhiều lần tìm đến nhà trọ để làm lành với D nhưng bị từ chối. Thấy D. ở trọ vui vẻ với Hương, Quyên bực tức nên đã tìm Tâm (đối tượng yêu đơn phương Quyên) để nhờ giúp tạt axit Hương.
Các đối tượng vẽ ra kịch bản, nhân lúc Hương bị tạt axit, Quyên sẽ xuất hiện cùng D. đưa Hương vào bệnh viện chữa trị rồi từ từ nối lại tình cảm với D. Thế nhưng, sau khi tạt axit vào người vô tội là Hương, Quyên cũng chẳng có cơ hội hàn gắn với D, cô ta ngay lập tức bị bắt.
Phiên tòa phúc thẩm ngày 26/9/2018, TAND TPHCM đã tuyên phạt Lương Thúy Kiều Quyên 9 năm 6 tháng tù, Nguyễn Đình Thanh Tâm 8 năm tù, Phạm Hoàng Long 7 năm tù cùng về tội “ Cố ý gây thương tích” và mỗi người phải đền bù cho nạn nhân 300 triệu đồng, tổng số tiền là 900 triệu đồng nhưng các bị cáo chưa hoàn thành việc đền bù này. Riêng Quyên, cô ta không đền tiền cũng như chưa bao giờ xin lỗi Hương.
Sau tai nạn, Hương phải nghỉ học để điều trị vết thương và đi lại liên tục giữa Thái Lan, Việt Nam để làm phẫu thuật khôi phục nửa bên mặt bị bỏng. Trải qua gần 20 lần lên bàn mổ, dù mắt trái bị mù vĩnh viễn, nhưng khuôn mặt Hương đã hồi phục tới 80%. Ngoài sự chăm sóc của cha mẹ, anh ruột, cô gái luôn có sự đồng hành của bạn trai, nay đã trở thành chồng cô.
Hương sau khi được điều trị vài năm trước. Ảnh: Báo Người lao động
Trong quá trình điều trị di chứng do bỏng axit, có những lúc Hương tưởng mình đã không thể vượt qua vì 2 lần nhiễm trùng nặng.
Cô nhớ y nguyên cảm xúc sợ hãi đó khi chia sẻ với Zing News: “Lúc đó, mình bị nhiễm trùng rất nặng. Mặt bắt đầu mưng mủ, máu và các thứ dịch cứ chảy đến mức ăn cơm phải lấy tay hứng. Mình thật sự suy sụp. Một lần đau, mình có thể cố gắng được, nhưng lần thứ hai thì thật sự khó khăn. Trước đó, người ta hay nói mình tiểu thư, yếu đuối, mình cũng không biết sao bản thân có thể mạnh mẽ đến như thế”.
Video đang HOT
Ánh sáng nơi cuối đường hầm
Đến bây giờ, sau 6 năm biến cố xảy ra, Hương đã có cuộc sống mới hạnh phúc bình dị bên Phước Thịnh – chàng trai học cùng lớp Cao đẳng ngày xưa.
Trước khi bị tạt axit, Hương và Thịnh vốn là bạn cùng lớp, cũng đã có những rung động, cảm mến nhau. Ngày Hương nhập viện cấp cứu, Thịnh là người kề cận sát bên. Ngày ngày Thịnh đi làm thêm rồi lại tranh thủ qua bệnh viện chăm sóc Hương. Trong cơn hoạn nạn, trái tim chân thành của Thịnh đã khiến Hương nhận lời yêu.
Thế nhưng sau khi biết vết thương của mình rất nặng, phải điều trị kéo dài và tốn kém, cô nữ sinh bắt đầu e dè, tránh né bạn trai vì sợ sẽ làm Thịnh khổ.
“Nằm viện được nửa tháng thì mình phẫu thuật da mặt. Lúc này, mình mới bắt đầu suy nghĩ xa hơn, tự ti và không liên lạc với Thịnh nữa. Bạn có qua nhưng mình không nói chuyện. Gia đình Thịnh cũng đến thăm, mẹ bạn nói mình đừng suy nghĩ, lo lắng quá nhiều”, Hương chia sẻ với Zing News.
Sau tất cả, tấm lòng của Thịnh cũng khiến Hương mở cửa trái tim, mạnh mẽ đứng lên cùng Thịnh vượt qua biến cố cuộc đời.
Hai năm sau tai nạn, Thịnh tốt nghiệp ra trường và làm điều dưỡng tại Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM, Hương theo học ngành spa, chăm sóc da và mở cơ sở tự kinh doanh riêng tại TP.HCM.
Ảnh cưới của Hương và Thịnh. Nguồn: Phụ nữ Việt Nam
Ngày 16/1/2021, Hương và Thịnh đã tổ chức đám cưới, niềm vui được nhân đôi khi cả hai bất ngờ biết tin được làm cha mẹ.
Hương chia sẻ với Dân Việt: “Lúc biết tin có thai, cả 2 vợ chồng hơi lo lắng vì mới bắt đầu đi làm, gây dựng sự nghiệp. Nhưng quá trình khám thai, nhìn phiếu siêu âm, tụi em thật sự vui và hạnh phúc khi nhìn thấy bé lớn lên hàng ngày. Em và Thịnh đã yêu nhau được vài năm nhưng cảm xúc của 2 đứa vẫn như ngày đầu. Tụi em vui khi nhìn thấy nhau, sống chung và chia sẻ sở thích cùng nhau. Giờ, 2 vợ chồng chỉ mong có sức khỏe để chăm con”.
Trong cuộc sống gia đình, Hương hạnh phúc vì có chồng đồng hành, chăm sóc. Nhờ có tấm bằng điều dưỡng, Thịnh chăm sóc Hương suốt thai kì vô cùng chu đáo, Hương sau đó đã mẹ tròn con vuông.
“Thật may, hai mẹ con không bị ảnh hưởng gì từ di chứng của tai nạn tạt axit. Hương chỉ bị nghén nhiều nên em đành nhờ nhà ngoại chăm sóc để tập trung lo làm, có kinh tế lo cho hai mẹ con”, Thịnh hạnh phúc nói với nguồn trên.
Từ một cô gái ngây thơ, trải qua nhiều biến cố, nhận được nhiều yêu thương, chăm sóc của người thân, bạn bè, Hương ngày càng trở nên đằm thắm. Cô đặc biệt đã buông bỏ quá khứ đau lòng, tha thứ cho những kẻ đã gây ra bất hạnh cho mình để đón nhận niềm hạnh phúc vô giá: được làm vợ, làm mẹ.
Khi được PV Thanh Niên đặt câu hỏi: “Có nỗi hận thù nào đang tồn tại trong em không?”, Hương nói: “Em không hận Quyên, không thù cô ấy. Em chỉ trách thôi. Bởi, từ khi mọi chuyện xảy ra, Quyên chưa từng nói với em một lời xin lỗi, gia đình cô ấy cũng phủi bỏ trách nhiệm, khiến bố mẹ rất bức xúc. Sau tất cả, có một điều em luôn tự hỏi chính mình: Liệu bản thân đã làm gì sai để phải gánh chịu nỗi đau này?”.
Hương vừa rơi nước mắt vừa bộc bạch với báo trên: “Gia đình và những người yêu thương là động lực sống của em. Nếu như trước đây em quan tâm từng chút đến ngoại hình, kết giao rộng rãi, thì nay, em dành nhiều thời gian để suy nghĩ về tương lai, cơ hội việc làm sau khi ra trường. Em ‘kết bạn’ với sách, với những mẩu chuyện cho mình động lực sống…”.
Nếu karaoke, massage ở "vùng xanh" Hà Nội tự ý mở cửa, có phạt được không?
Nhiều cán bộ tại các quận, huyện ở Hà Nội chia sẻ, theo Nghị quyết 128/NĐ-CP, nếu các quán karaoke, spa, massage... ở "vùng xanh" tự ý hoạt động trở lại thì họ không có căn cứ pháp lý để xử phạt.
Không còn căn cứ vì Chỉ thị 15, 16, 19 đã hết hiệu lực?
Đến thời điểm hiện tại, Hà Nội vẫn chưa công bố lộ trình cho phép quán karaoke, massage, spa, vũ trường... hoạt động trở lại; cũng như đưa ra các tiêu chí phòng, chống dịch đi kèm các loại hình kinh doanh dịch vụ này.
Đáng chú ý, trao đổi với PV Dân trí, nhiều lãnh đạo cấp Phòng thuộc UBND các quận, huyện của Hà Nội cho biết, ở thời điểm hiện tại nếu chủ các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, spa, massage... thuộc xã, phường "vùng xanh" tự ý mở cửa hoạt động trở lại dù thành phố chưa cho phép thì bản thân họ khó tham mưu cho cơ quan chức năng ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính vì... không có căn cứ pháp lý để xử phạt.
Đến thời điểm hiện tại, hơn 1.000 cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke ở Hà Nội vẫn đang "nín thở" chờ đợi thành phố công bố lộ trình được phép hoạt động trở lại (Ảnh minh họa: Hải Long).
Bởi lẽ, theo lời một cán bộ trực tiếp liên quan đến lĩnh vực này, các Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 và Chỉ thị 19 do Thủ tướng Chính phủ ban hành vào năm 2020 đã không còn hiệu lực khi Nghị quyết 128/NĐ-CP ra đời. Trong khi đó, theo quy định của Nghị quyết 128/NĐ-CP, ở xã, phường, thị trấn "vùng xanh" sẽ không cấm bất cứ hoạt động, dịch vụ nào.
Vì vậy, nếu chủ các cơ sở kinh doanh dịch vụ mở cửa hoạt động, cơ quan chức năng biết thì chỉ có thể "vận động, tuyên truyền" quán tiếp tục dừng hoạt động mà không thể xử phạt.
Tương tự, khi phóng viên đề cập việc nếu các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, spa... ở "vùng xanh" quận Tây Hồ tự ý hoạt động trở lại, một lãnh đạo có trách nhiệm ở quận này thừa nhận, các loại hình dịch vụ này không bị hạn chế.
"Đến nay, quận Tây Hồ chưa thấy quán karaoke nào hoạt động trở lại nên chưa phát sinh tình huống này. Giả sử nếu họ có mở thì quận không cấm được. Nếu họ đề xuất mở cửa thì quận sẽ kiểm tra" - vị lãnh đạo này thông tin thêm.
Theo luật sư Phạm Văn Phất - Văn phòng luật sư An Phát Phạm, sau khi UBND cấp tỉnh, thành phố xác định và công bố cấp độ dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế thì các cơ sở kinh doanh dịch vụ có nguy cơ lây nhiễm cao như karaoke, spa, massage... ở "vùng xanh" sẽ không còn bị cấm, được phép mở cửa trở lại nhưng phải thỏa mãn các điều kiện do UBND cấp tỉnh quy định. Bởi vì, Nghị quyết 128 đã cho phép UBND cấp tỉnh đưa ra "các điều kiện cần thiết" để đảm bảo công tác phòng, chống dịch.
"Áp dụng với Hà Nội thì điều này có nghĩa là, để các cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, massage, spa... muốn được hoạt động trở lại, ngoài việc phải ở "vùng xanh" (điều kiện cần) thì các cơ sở còn phải đáp ứng được bộ tiêu chí nào đó (điều kiện đủ) nhằm thích ứng an toàn, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh. Vì vậy, khi thành phố chưa đưa ra bộ tiêu chí này thì các cơ sở kinh doanh dịch vụ có nguy cơ lây nhiễm cao dù không còn bị cấm hoạt động thì cũng chưa thể hoạt động an toàn" - ông Phất nêu quan điểm.
Nêu quan điểm về vấn đề này, luật sư Trương Thanh Đức - Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên VIAC, cho rằng thời điểm này, mọi lệnh cấm đoán, hạn chế của địa phương trái với Nghị quyết 128 đều hết giá trị pháp lý.
Nhiều cán bộ tại các quận, huyện ở Hà Nội chia sẻ với PV Dân trí rằng, theo Nghị quyết 128/NĐ-CP, nếu các quán karaoke, spa, massage... ở "vùng xanh" tự ý hoạt động trở lại thì họ không có căn cứ pháp lý để xử phạt (Ảnh minh họa: Hải Long).
Theo luật sư Đức, quyền dân sự, trong đó có quyền tự do kinh doanh của người dân và doanh nghiệp chỉ có thể bị hạn chế bằng luật, chứ không được hạn chế bằng pháp lệnh, nghị định, thông tư, quyết định.
Quyền vẫn có thể bị hạn chế vì lý do sức khỏe của cộng đồng!
Luật sư Trương Thanh Đức cho rằng, để có thể xử phạt hành chính người dân và doanh nghiệp thì cơ quan chức năng đồng thời phải dựa trên 2 loại quy định: Thứ nhất, là có hành vi vi phạm quy định cấm, không được phép làm hoặc không làm việc gì đó mà đáng lẽ phải làm. Thứ hai, là có quy định xử phạt cụ thể các hành vi vi phạm trong các luật và nghị định.
"Nếu thiếu một trong hai vế nêu trên thì không được phép xử phạt vi phạm hành chính. Nếu vẫn xử phạt và áp dụng các biện pháp cưỡng chế là xâm phạm nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân. Khi các quy định về phòng chống dịch đã bị dỡ bỏ, tức là không còn quy định cấm đoán, hạn chế thì không còn căn cứ pháp lý để xử phạt" - ông Đức nhận định.
Theo luật sư Trương Thanh Đức, nếu thành phố không tuyên bố và thực hiện việc dỡ bỏ các hạn chế thì người dân vẫn có toàn quyền hoạt động theo đúng quy định của luật và Nghị quyết 128 của Chính phủ mà không phạm pháp, không bị xử phạt, xử lý (Ảnh: Nguyễn Trường).
Giám đốc Công ty Luật ANVI chia sẻ thêm, khi Nghị quyết 128 ra đời, Hà Nội chỉ có thể đưa ra các giải pháp hành chính, kinh tế, xã hội để phòng, chống dịch không trái với luật, với nghị quyết này để cho rõ ràng, minh bạch hoặc đưa ra các giải pháp để hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp, người dân trở lại hoạt động bình thường.
Nếu thành phố không tuyên bố và thực hiện việc dỡ bỏ các hạn chế thì người dân vẫn có toàn quyền hoạt động theo đúng quy định của luật và Nghị quyết 128 của Chính phủ mà không phạm pháp, không bị xử phạt, xử lý.
Tuy nhiên, nêu quan điểm về việc này, luật sư Nguyễn Văn Hậu - ủy viên Thường vụ Liên đoàn Luật sư Việt Nam lại khẳng định, theo Nghị quyết 128/NĐ-CP, cơ quan chức năng hoàn toàn có thể xử phạt nếu các quán karaoke, spa... ở "vùng xanh" Hà Nội tự ý mở cửa khi thành phố chưa cho phép.
Bởi lẽ, ngoài việc thích ứng an toàn, linh hoạt, Nghị quyết 128 còn đưa ra tiêu chí phải kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19. Nếu chủ cơ sở các loại hình kinh doanh dịch vụ có nguy cơ lây nhiễm cao như vũ trường, karaoke, spa... ở "vùng xanh" tự ý mở cửa thì cơ quan chức năng có thể căn cứ vào các quy định phòng, chống dịch do Bộ Y tế, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đưa ra rồi đối chiếu với các Điều, Khoản trong Nghị định 117/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế để xử lý.
"Bởi lẽ, theo Khoản 2, Điều 14 của Hiến pháp 2013, quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của Luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng. Trong khi đó, các loại hình kinh doanh dịch vụ nêu trên đã được xác định có nguy cơ lây nhiễm cao" - luật sư Hậu nêu quan điểm.
Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch để các địa phương tự quyết
Mới đây, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) đã có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành về việc tổ chức các hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường trong điều kiện bình thường mới.
Theo đó, Bộ đề nghị UBND các tỉnh, thành căn cứ kết quả đánh giá cấp độ dịch bệnh theo Hướng dẫn của Bộ Y tế tại mỗi địa phương, khu vực để xây dựng và tổ chức triển khai Kế hoạch mở cửa lại các hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường; hướng dẫn các điều kiện đảm bảo an toàn, phòng, chống dịch trước khi tổ chức hoạt động trở lại dịch vụ karaoke, vũ trường.
Bên cạnh đó, cần yêu cầu các chủ cơ sở kinh doanh tuân thủ nghiêm hướng dẫn của địa phương về các biện pháp vệ sinh phòng, chống dịch lây nhiễm Covid-19 tại khu vực cung cấp dịch vụ karaoke, vũ trường (khử khuẩn, thông khí...). Đối với người tham gia dịch vụ cần thực hiện nghiêm 5K, tiêm phòng vắc xin đủ liều, không cung dịch vụ cho người đang có triệu chứng mắc Covid-19 (ho, sốt...).
Bộ VH-TT&DL cũng đề nghị các địa phương tổ chức triển khai phương án kiểm tra, rà soát các biện pháp vệ sinh, phòng, chống lây nhiễm tại khu vực cung cấp dịch vụ karaoke, vũ trường; xây dựng kế hoạch dự phòng với các tình huống dịch bệnh có thể xảy ra trong khu vực cung cấp dịch vụ để khoanh vùng gọn, không để lây lan ra cộng đồng (nếu ghi nhận ổ dịch).
Đồng Nai cho karaoke, vũ trường, massage, spa hoạt động trở lại từ 28.1 Từ 0 giờ 28.1, Đồng Nai cho phép karaoke, vũ trường spa, massage, bar, trò chơi điện tử... được hoạt động nhưng chỉ 50% công suất. Tối 27.1, UBND tỉnh Đồng Nai ra văn bản cho phép karaoke, vũ trường, spa, massage, quán bar, trò chơi điện tử... được hoạt động 50% công suất từ 0 giờ 28.1. Đồng Nai cho karaoke, bar,...