Cô gái bị sưng biến dạng cả mặt chỉ vì… nặn mụn đầu đen trên mũi
Cô gái 17 tuổi thấy nốt mụn đầu đen xuất hiện trên mũi và đã nặn nó. Vài ngày sau, vết mụn trên mũi bắt đầu sưng tấy và lan ra gần hết mặt cô gái.
Cô Mary Ann Regacho ở Philippines đã bị sưng biến dạng cả mặt sau khi nặn mụn đầu đen trên mũi – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Cô Mary Ann Regacho (17 tuổi) sống ở tỉnh Nueva Ecija (Philippines). Vào năm 2019, cô phát hiện trên mũi mình có một nốt mụn đầu đen, theo Daily Mail.
Vì đang ở tuổi dậy thì nên cô Regacho không lạ gì khi bị mụn. Cô nghĩ mụn đầu đen đơn giản chỉ là vấn đề về nội tiết. Tuy nhiên, sau nhiều tuần, vết mụn đầu đen vẫn không biến mất. Cuối cùng, cô gái trẻ đã nặn nó ra.
Nhưng chỉ vài ngày sau, vùng da xung quanh mụn đầu đen ở mũi bắt đầu sưng và đau. Vì gia đình kinh tế khó khăn nên cô Regacho không thể đến bác sĩ khám và điều trị.
Cô đã thử dùng thảo dược để giảm nhiễm trùng nhưng bất thành. Vết sưng bắt đầu lan đến má, trán và khắp khuôn mặt. Cô Regacho mô tả vết sưng “giống như một quả bóng đang phình lên”.
Vết sưng lan đến vùng da quanh mắt, gây ảnh hưởng đến thị lực của cô Regacho. “Tôi ban đầu cứ tưởng đó chỉ là mụn đầu đen thông thường nhưng khi nặn, nó đã nhức đến mức không ngủ được vào ban đêm. Tôi đã thử mọi cách để chữa trị nhưng không có tác dụng gì”, cô Regacho chia sẻ.
Video đang HOT
Sau gần 1 năm chống chọi với vết sưng tấy trên mặt, cô Regacho cuối cùng đã đến bệnh viện kiểm tra. Tuy nhiên, bệnh viện địa phương lại không có thiết bị phù hợp để chẩn đoán tình trạng của cô. Vì vậy, cô được chuyển đến bệnh viện khác lớn hơn.
Vì không đủ tiền để chi trả chi phí điều trị, gia đình đã kêu gọi sự quyên góp của mọi người, theo Daily Mail .
Thấy nốt mụn sưng to suốt 1 tháng không khỏi, cô gái đi khám thì được nghe chẩn đoán cực sốc của bác sĩ
Cô gái đã thử nặn mụn nhưng không được, thậm chí cô cảm nhận nốt mụn rất cứng khi chạm vào.
Một cô gái sống tại thành phố Cao Hùng, Đài Loan, cảm thấy buồn phiền khi nốt mụn trên mặt sưng to suốt 1 tháng không khỏi. Cô gái đã thử nặn mụn nhưng không được, thậm chí cô cảm nhận nốt mụn rất cứng khi chạm vào, cảm giác rất kì lạ nên cô đã đến bệnh viện khám.
Cô gái đã thử nặn mụn nhưng không được, thậm chí cô cảm nhận nốt mụn rất cứng khi chạm vào.
Bác sĩ Hồng Thiên Huệ, khoa da liễu, bệnh viện Kaohsiung Veterans General Hospital, cho biết: "Tôi mới nhìn đã biết ngay đây không phải là mụn trứng cá, đó là ung thư da. Bệnh nhân ngay khi nghe kết quả chẩn đoán tỏ ra rất sợ hãi, cô ấy luôn miệng hỏi tôi tại sao điều này có thể xảy ra?".
Bác sĩ Hồng Thiên Huệ, khoa da liễu, bệnh viện Kaohsiung Veterans General Hospital
Bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh ung thư biểu mô tế bào vảy. Đây là loại ung thư da phổ biến thứ hai sau ung thư biểu mô tế bào đáy. Nguyên nhân chủ yếu là do tiếp xúc với ánh sáng mặt trời hoặc tiếp xúc với tia cực tím. Bệnh thường xuất hiện trên mặt, vai và thường xảy ra ở nhóm độ tuổi trung niên, người cao tuổi.
Hiện tại, bệnh nhân đã được tiến hành phẫu thuật cắt bỏ vùng da bị tổn thương, may mắn là ung thư da chưa di căn và bệnh nhân có khả năng hồi phục tốt sau phẫu thuật.
Nguyên nhân bệnh Ung thư biểu mô tế bào vảy:
Nguyên nhân của ung thư biểu mô tế bào vảy xảy ra khi các tế bào mỏng và phẳng ở lớp ngoài của da phát triển các lỗi DNA của chúng. Các tế bào ung bị lỗi DNA sẽ phá vỡ trật tự thông thường của da (các tế bào mới đẩy tế bào cũ về phía bề mặt da, tế bào cũ chết đi sẽ tróc ra) khiến các tế bào tăng sinh mất kiểm soát dẫn tới ung thư biểu mô tế bào vảy.
Thiệt hại của DNA trong tế bào da phần lớn là kết quả của việc tiếp xúc với tia cực tím ánh sáng mặt trời. Tỷ lệ gia tăng khi các tiếp xúc xảy ra vào lúc thời điểm hoặc vị trí mặt trời mạnh nhất.
Ngoài ra một số yếu tố khác cũng có thể dẫn đến ung thư như:
Các trị liệu bức xạ: Điều trị vẩy nến bằng Psoralen cộng với tia cực tím (PUVA) hoặc X-quang vùng đầu cổ.
Các hóa chất độc tố như Asen, kim loại độc hại trong môi trường thông qua các tiếp xúc với thực phẩm hoặc nguồn nước nhiễm độc.
Thuốc ức chế miễn dịch: Người cấy ghép cơ quan có đến 80% nguy cơ phát triển ung thư biểu mô tế bào vảy, đặc biệt là ở những người cấy ghép tim do phải dùng liều thuốc cao hơn các loại cấy ghép khác.
Triệu chứng bệnh Ung thư biểu mô tế bào vảy:
Tuy phần lớn ung thư biểu mô tế bào vảy phát triển trên da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhưng cũng có thể xảy ra ở bất kỳ nơi nào trên cơ thể như trong miệng, trong hậu môn hoặc trên cơ quan sinh dụng của nam và nữ. Hình thức phổ biến nhất của các khối u là:
Một mảng đỏ hoặc tổn thương phẳng với một lớp vỏ có vảy trên mặt, dưới môi, dưới tai, cổ, hoặc tay, cánh tay
Loét hoặc bản vá phẳng trắng bên trong miệng
Màu đỏ, vá nâng lên hoặc loét đau ở hậu môn hoặc bộ phận sinh dục
Ung thư biểu mô tế bào vảy thường phát triển chậm và triệu chứng xuất hiện trên da có dấu hiệu khác của ánh nắng mặt trời (thay đổi màu sắc da, mất tính đàn hồi, nếp nhăn) nên thường khó khăn để phát hiện.
Vì sao tuyệt đối không được nặn mụn ở 'tam giác tử thần' trên mặt? Nghiêm túc mà nói, bằng mọi giá, bạn nên tránh xa việc nặn mụn ở vùng 'tam giác tử thần' trên mặt này. Bạn phải hết sức cẩn thận tránh nặn mụn khu vực tam giác này trên mặt, cho dù chúng có trông gai mắt đến mức nào - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK Bạn đã được nhắc đi nhắc lại rằng hãy...