Cô gái bị nổi mụn cóc đầy ở trán chỉ vì dùng chung một vài vật dụng với chị gái: Khuyến cáo chị em đừng bao giờ làm theo
Do tiết kiệm sinh hoạt phí nên Tiểu Xuân dùng chung mỹ phẩm chăm sóc da và vật dụng trang điểm với chị gái.
Bác sĩ Thái Dật San, khoa da liễu, bệnh viện Mackay Memorial Hospital chia sẻ về trường hợp Tiểu Xuân (20 tuổi). Do tiết kiệm sinh hoạt phí nên Tiểu Xuân dùng chung mỹ phẩm chăm sóc da và vật dụng trang điểm với chị gái. Chẳng hạn với mút trang điểm thì sẽ được sử dụng cho đến khi mặt bông bị nứt và rách mới vứt bỏ. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến Tiểu Xuân bị nhiễm khuẩn và nổi mụn cóc ở trán. Sau khi tiến hành điều trị, thay mỹ phẩm và tránh dùng chung vật dụng trang điểm với chị gái, tình trạng của Tiểu Xuân đã cải thiện.
Với trường hợp của Tiểu Xuân, bác sĩ Thái Dật San giải thích: “Virus human papillomavirus (HPV) chính là thủ phạm gây ra mụn cóc, khả năng lây lan nhanh và quá trình điều trị lâu dài”.
Virus thường sống ký sinh ở tế bào của con người, nhưng nó cũng có thể sống sót trong những vật dụng trang điểm ẩm ướt. Chị em phụ nữ không nên sử dụng chung vật dụng trang điểm với người khác để tránh nguy cơ mắc bệnh.
Video đang HOT
Trường hợp khác, bác sĩ Thái Dật San kể về một thanh niên mắc bệnh nấm da chân và mông, hơn nữa bệnh không ngừng tái phát. Thời gian đầu, bác sĩ Thái Dật San cho rằng người bệnh bôi thuốc không theo chỉ định của bác sĩ. Bệnh nhân cần phải tiếp tục bôi thuốc khoảng 2 tuần sau khi vết nấm da biến mất, bởi khi đó vi khuẩn nấm mới bị tiêu diệt hoàn toàn.
Sau khi tìm hiểu thói quen của người bệnh, bác sĩ Thái Dật San nhận ra nguyên nhân bệnh nấm da tái phát bắt nguồn từ tất và quần trong của người bệnh không được vệ sinh sạch sẽ và thay mới định kỳ.
Bác sĩ Thái Dật San nhắc nhở: “Vi khuẩn nấm vẫn có thể tồn tại trong áo quần, đồ trong hoặc tất của người bệnh. Khi bạn nhiễm nấm da, bạn nên thay đồ trong định kỳ, điều này sẽ ngăn chặn nguy cơ bệnh nấm da tái phát, đồng thời tránh lãng phí thời gian và tiền bạc trong quá trình điều trị. Ngoài ra, bạn nên tránh sử dụng vật dụng chung với người nhà để ngăn chặn bệnh nấm da lây lan”.
Theo TVBS/Helino
Chàng trai 27 tuổi ho kéo dài, đau ngực được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi
Mãi đến khi cảm thấy khó chịu, đau ngực thì anh Lâm mới hoảng hốt đến bệnh viện.
Anh Lâm (27 tuổi) là kiến trúc sư, xuất hiện triệu chứng ho kéo dài, lo sợ ảnh hưởng đến công việc nên anh Lâm chưa thu xếp thời gian đến bệnh viện khám. Mãi đến khi cảm thấy khó chịu, đau ngực thì anh Lâm mới hoảng hốt đến bệnh viện.
Bác sĩ Trần Bách Tỷ, khoa ngoại lồng ngực, bệnh viện Mackay Memorial Hospital cho biết: "Kết quả chụp positron cắt lớp phát hiện có 1 khối u khoảng 2cm ở ngực trái, bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi giai đoạn 2. Sau khi tiến hành phẫu thuật, tình trạng của bệnh nhân đã được kiểm soát".
Bác sĩ Trần Bách Tỷ chia sẻ thêm: "Bệnh ung thư phổi được ví như sát thủ thầm lặng, dễ bị mọi người xem nhẹ. Vào giai đoạn đầu khi khối u phát triển, khoảng 2/3 người bệnh không có triệu chứng rõ ràng. Chụp positron cắt lớp có thể phát hiện giai đoạn đầu của bệnh ung thư phổi. Nếu gia đình bạn có tiền sử mắc bệnh ung thư phổi thì lời khuyên dành cho bạn là nên tầm soát bệnh ung thư phổi càng sớm càng tốt.
Hiện tại, biện pháp chẩn đoán bệnh ung thư phổi giai đoạn đầu chỉ có thể dựa vào kĩ thuật chụp positron cắt lớp. Nếu là trước đây, khi tiến hành chụp X - quang khoang ngực chỉ có thể chẩn đoán khối u trên 1cm, nên 'chẩn đoán sớm, điều trị sớm' rất hạn chế".
Vào giai đoạn 1, 2 của bệnh ung thư phổi, bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp phẫu thuật nội soi lồng ngực để cắt bỏ khối u và hạch bạch huyết. Vào giai đoạn 3, 4 của bệnh ung thư phổi, lúc này khối u và hạch bạch huyết đã di căn sang những cơ quan khác, chẳng hạn não, thận và toàn bộ xương. Thời điểm này bệnh nhân không thích hợp phẫu thuật, mà cần tiến hành hóa trị để ức chế khối u.
Nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi giai đoạn đầu chủ yếu là do hút thuốc chủ động và hít khói thuốc thụ động, đa phần trường hợp rơi vào nam giới. Riêng phụ nữ mắc bệnh ung thư phổi có nhiều người không hút thuốc, nhưng do tiếp xúc với khói dầu nhà bếp hoặc ô nhiễm không khí gây ra.
Khói dầu nhà bếp chủ yếu đến từ quá trình chế biến thức ăn ở nhiệt độ cao. Hít quá nhiều khói dầu là nguyên nhân biến đổi tế bào ung thư. Lời khuyên dành cho các chị em nội trợ là bật máy hút mùi khi chiên xào thức ăn và hạn chế ra đường khi chỉ số ô nhiễm không khí ở mức báo động.
Theo Helino
Ham rẻ, dùng phải mỹ phẩm giả "đội lốt" hàng xách tay nhiều chị em bị hủy hoại biến dạng gương mặt kinh hoàng Những gương mặt nổi chi chít mụn, làn da bị tổn thương nghiêm trọng sau khi bôi mỹ phẩm giả, mỹ phẩm kém chất lượng... sẽ khiến bạn suy nghĩ nghiêm túc về việc lựa chọn mỹ phẩm chăm sóc da. Mới đây, thông tin một cơ sở sản xuất kem chống nắng giả vừa bị cảnh sát Trung Quốc triệt phá gây...