Cô gái bị nạn không ai cứu và quyết định của bạn
Vụ việc cô gái bị bỏ mặc khi tai nạn ở quận Tân Phú, TP.HCM đã tạo nên nhiều tranh luận trái chiều.
Ngay sau các bài viết “ V ụ cô gái bị tai nạn không ai cứu: Tôi đau lắm” (tác giả là bạn đọc Thái Hoàng) ; “Vụ cô gái bị tai nạn không ai cứu: Vì sao tôi chọn bỏ đi?” (tác giả là bạn đọc Võ Phạm) được đăng tải, PLO đãnhận được rất nhiều ý kiến trái chiều từ bạn đọc xung quanh vấn đề bỏ mặc người bị tai nạn.
Vì sợ vạ lây nên không dám cứu
Nhiều bạn đọc cho rằng hành vi bỏ mặc cô gái gặp tai nạn ở quận Tân Phú là do sợ gặp rắc rối về sau. Chúng tôi xin tổng hợp lại một số ý kiến bình luận của bạn đọc được gửi về theo chiều hướng này.
- Tôi từng giúp người và suýt bị người nhà nạn nhân đánh chết vì tôi chở người bị tai nạn vào bệnh viện nhưng họ lại nghĩ tôi là người gây tai nạn. Họ không hỏi một lời, tự dưng 4 người xúm lại đánh tôi. Sau đó lại xin lỗi. Đúng là cứu vật vật trả ơn, cứu người người trả oán… Những người bạn cứu không phải ai cũng có hiểu biết – Nguyễn Tự Lập.
Nhiều người đi đường chỉ đứng nhìn hai nạn nhân nằm trên vỉa hè ở quận Tân Phú.
Video đang HOT
- Nhìn clip thì thấy đúng là quá vô cảm và tự nhủ rằng nếu có mình ở đó thì có lẽ mọi chuyện sẽ khác, rằng mình đã tìm mọi cách để cứu cô gái ấy. Thế nhưng, thật tâm nhìn lại, nếu ngay lúc đó ở trong hoàn cảnh đêm hôm khuya vắng như thế, tôi không chắc mình có đủ can đảm để quyết định dừng lại cứu hay không- Lê Phương.
- Thật là tội nghiệp cho cô gái trẻ bị tai nạn mà không ai cứu giúp. Nhưng tôi cũng có suy nghĩ như tác giả bài viết trên. Đưa người vào bệnh viện thì bị giữ lại để xem có phải là người gây tai nạn không, sau đó còn bị công an mời lên mời xuống… Nếu nạn nhân còn sống thì đỡ hay có camera như vụ vừa rồi thì được minh oan, không thì rắc rối với gia đình nạn nhân và pháp luật. Trước khi kêu gọi tình người với nhau thì ít nhất các cơ quan chức năng như bệnh viện, công an phải có cách làm việc như thế nào đó để mọi người cảm thấy yên tâm khi giúp người- Tu Huynh
- Tui giúp đưa một bà già khoảng hơn 70 tuổi một chút bị tai nạn về nhà bà ở Trác Văn-Duy Tiên-Hà Nam. Bà bảo với người nhà bà là tui gây tai nạn cho bà. Cả nhà họ chửi tui. May mà chưa bị đánh- Linh.
- Cách đây vài năm, tôi cũng suýt trở thành nạn nhân lúc cứu giúp người bị nạn, máu chảy rất nhiều… Sau đó, người nhà nạn nhân lao vào đánh vì tưởng tôi là thủ phạm. Vụ khác, sau khi đưa nạn nhân đi bệnh viện, tôi bị giữ lại rất lâu làm “thủ tục” giấy tờ thay người nhà và sau đó là công an mời tới lấy lời khai… Điều chán nhất là tôi bị đối xử như kẻ có lỗi… Lòng tốt, lòng trắc ẩn ai cũng có ít nhiều, nhưng trải qua sự phức tạp sau khi hành hiệp hay đã từng bị rầy rà bởi các cơ quan công quyền, thì việc mọi người né chuyện là dễ hiểu, dù bị chê là vô cảm. Xã hội phương tây ở các nước giàu cũng thế thôi! – NSQ13
Dù bị vạ lây nhưng vẫn phải cứu người
Tuy nhiên, hầu hết các bình luận bạn đọc gửi về là bày tỏ sự phẫn nộ khi cho rằng những người đi đường thấy cô gái và người thanh niên gặp nạn mà vẫn không giúp là quá vô cảm. Rất nhiều bạn đọc kêu gọi mọi người hãy xắn tay áo bằng nhiều cách cứu người trong khả năng của mình (gọi cảnh sát, xe cứu thương, hoặc cùng thuyết phục những người đi đường khác đưa nạn nhân đến bệnh viện…
- Cô gái ấy nằm trên lề đường ở quận Tân Phú (TP. HCM) một mình suốt mười mấy phút sáng sớm 25-6. Cô đã ra đi vĩnh viễn mà không thể nhắn gửi ai đó chuyển một lời tới mẹ, tới con gái. Cặp mắt cô trước khi khép lại rất có thể đã nhìn thấy những bóng người lướt qua. Sao mọi người tàn ác đến như vậy? Đừng ngụy biện cho sự hẹp hòi, ích kỷ và bởi sự tàn ác của mình nữa. Không chở họ đi bệnh viện thì cũng móc điện thoại để gọi cho cảnh sát hay y tế mà. Nhưng họ vô cảm và quá tàn ác với đồng loại khi chỉ đứng nhìn rồi đi- Bùi Ngọc
- Đừng nhìn thấy những rắc rối xung quanh rồi tự co mình lại, không dám làm gì. Cứ hãy giúp người đi đã…- Hoàng Đông.
- Chính tôi đã từng cứu giúp người gặp nạn ít nhất 3 lần mà cũng không có được đến một lời cảm ơn. Mặc kệ, việc cần thì mình cứ làm thôi! - Xuân Trường.
- Người xưa từng dạy: “Thi ân bất cầu báo”. Nếu bạn có lòng cứu người thì cứ làm, đừng ngụy biện này nọ. Bạn đứng đó “tư duy” thì có khi đã muộn cho nạn nhân. Sao phải đắn đo- Phạm Minh Thạo
- Giúp người thì đừng nghĩ lý do. Giúp người là vì cái tâm chứ không phải vì một lý do nào khác. Nếu trong một hoàn cảnh như vậy, tôi giúp cô gái đó có thể sống sót, dù tôi ở tù tôi cũng đồng ý. Nhiều người nghĩ quá nhiều lý do để từ chối rồi dần họ sẽ bỏ mặc hết với nhũng lý do đó. Sự vô tâm của những đi ngang qua vụ tai nạn này, kèm theo sự nhẫn tâm của tài xế taxi là một bài học đắng lòng cho cộng đồng – Trần Văn Tài.
Từ các bình luận của bạn đọc đã phản ánh sinh động bức tranh xã hội trong câu chuyện này. Chúng tôi cho rằng, việc cứu giúp người gặp nạn có thể khiến người tốt gặp rắc rối, bị hiểu nhầm sau đó. Tuy nhiên, không thể vì những rắc rối đó mà chúng ta có thể dửng dưng bỏ mặc đồng loại của mình. Tính mạng con người phải được đặt lên trên hết, dù bất kể lý do gì. Những hiểu nhầm hay rắc rối về sau rồi cũng sẽ được hóa giải, nhưng sự sống-chết của một người có khi nằm ở quyết định của bạn trong vài giây.
TRÚC PHƯƠNG
Theo PLO
Anh nhận hết chăm sóc của tôi vì đau yếu, nhưng lại nói yêu người khác
Tôi đã nói dối cha mẹ, bỏ cuộc sống bình yên, vượt hơn 300 km vào chăm sóc anh - người mới quen một tuần - bị tai nạn.
Tôi 25 tuổi, nhan sắc bình thường, từng yêu và đau khổ vì bạn trai bội tình, hiện tình yêu ấy đã kết thúc. Hơn nửa năm trước, qua mạng xã hội, tôi quen chàng trai hơn 11 tuổi, chưa từng kết hôn, không cha mẹ, anh em, sống một mình. Sau tuần đầu tiên nhắn tin, anh bị tai nạn, đến giờ vẫn chưa thể tự lo cho sinh hoạt của mình. Tôi đã nói dối cha mẹ, bỏ cuộc sống bình yên, vượt hơn 300 km vào chăm sóc anh. Tôi biết trước mình sẽ chịu nhiều vất vả, phải hy sinh nhiều thứ gồm thời gian, sức khỏe, sự nghiệp để ở cạnh anh vì anh không có gia đình. Tôi nghe theo cảm giác muốn gắn bó cuộc đời với người đàn ông chưa từng gặp mặt này.
Từ ngày đầu gặp nhau, trong tâm tôi nguyện xem anh như chồng mình, dù đến giờ anh vẫn chưa cho tôi danh phận gì, sau bao kỷ niệm anh vẫn đa tình, không hiểu tình tôi, tuy sống chung một nhà nhưng chưa hề quan hệ thể xác. Tôi vẫn luôn tự hỏi là vì điều gì mà tôi không ngại vất vả vì anh, từ việc đi vệ sinh đến quần áo anh mặc, nhà anh ở,... hầu hết đều do một tay tôi chu toàn. Vì hiểu tính cách yếu đuối, muốn được yêu thương, chia sẻ tận trong sâu thẳm con người anh, vì muốn làm đôi chân bị thương của anh nên tôi luôn ở cạnh anh mọi lúc mọi nơi.
Tôi không có đủ thời gian và không gian để yên tâm tập trung cho sự nghiệp của mình, đã vô tình để mình lệ thuộc hoàn toàn sinh hoạt phí vào anh. Anh tuy không giàu có nhưng luôn cố gắng lo cho tôi đầy đủ nhất, điều này làm tôi rất bối rối. Phải chăng tôi yêu anh vì được anh bao bọc về vật chất? Liệu khi từ bỏ anh để có sự nghiệp cho riêng mình, tự nuôi sống mình, tôi có còn yêu và cảm thấy nhớ anh như lúc này? Tôi chỉ biết rằng ngay cả khi anh đang lâm vào tình trạng khó khăn kinh tế, tôi chưa từng có ý rời bỏ anh hay thay lòng đổi dạ, tìm người đàn ông lành lặn, đủ đầy hơn anh. Tôi vẫn luôn mơ về tương lai của cả hai, nơi có anh và những đứa trẻ.
Thời gian chung sống đủ nhiều để tôi hiểu được tính cách của anh, các mối quan hệ mà anh giấu giếm tôi. Anh là người vô đạo đức trong tình yêu. Ở anh không có khái niệm kết thúc hẳn một cuộc tình rồi mới bước vào cuộc tình khác. Anh sẵn sàng đạp lên luân thường đạo lý để yêu người không nên yêu. Anh thích chinh phục mà không bao giờ chịu ở yên cạnh một người dù người ấy yêu anh nhiều thế nào. Anh biết tôi yêu anh nhưng vẫn luôn miệng bảo cả đời chỉ yêu một cô bé khác. Tôi không nhớ mình đã khóc bao lần, bất lực và quyết rời bỏ anh vì biết chắc chờ mình là tương lai đầy đau khổ, giày vò, nhưng nghĩ đến hoàn cảnh đơn chiếc của người đàn ông tàn tật trong căn nhà không có hơi ấm đàn bà, tôi lại nuốt nước mắt quay về và lo lắng cho anh.
Rồi mẹ tôi biết chuyện, nổi giận gọi tôi về nhà, cấm gặp gỡ, liên lạc với anh. Anh đã gọi cho mẹ tôi xin để tôi tiếp tục ở cạnh anh trong lúc anh chưa đi lại được nhưng mẹ từ chối, muốn tôi từ bỏ anh, tập trung vào sự nghiệp, thử tìm hiểu người khác theo ý của mẹ. Bà cho rằng con người vô đạo đức, xem nhẹ tình cảm của người khác không thể tin tưởng được và không mang lại hạnh phúc cho tôi.
Xa anh tôi lo lắng, nhớ anh nhưng không thể quên lời mẹ. Tôi cố nén tất cả trong lòng. Lòng tôi đầy ngổn ngang, không biết tình cảm mà tôi dành cho anh có phải tình yêu không? Liệu khi xa tôi, anh có nhận ra tình cảm mà tôi dành cho anh và tìm tôi không? Lúc ấy, nếu tôi không còn cảm xúc với anh, tôi nên đối diện thế nào, vì trước khi tạm biệt anh, tôi đã nói yêu anh, không tìm hiểu người nào theo ý mẹ và hy vọng một ngày anh hiểu tình tôi? Tôi có nên hy vọng anh tìm mình, chọn ở cạnh và cùng mình viết nên cái kết đẹp? Mong mọi người cho tôi xin lời khuyên vì tôi vẫn còn trẻ người non dạ. Xin chân thành cảm ơn.
Theo VNE
"Tai nạn" nhớ đời của anh chồng đang định ân ái với vợ nào ngờ vừa kéo chăn ra thì hoảng hồn ôm đồ bỏ chạy Thấy Lan vẫn nằm im, Thái nghĩ chắc vợ cũng đang cùng cảm xúc với mình nên anh hí hửng lập tức chui vào trong chăn. Ngờ đâu vừa nhấc chăn lên thì tiếng hét thất thanh phát ra từ trong chăn làm anh giật nẩy. Thái vốn là anh chồng hiền lành, sống có trách nhiệm lại biết thương yêu vợ con....