Cô gái bị gắn biệt danh là “vùng kín đá”, lấy chồng 5 năm nhưng không thể quan hệ
Suốt 5 năm hôn nhân, cô Wang chưa từng quan hệ tình dục với chồng và thường bị mọi người chê cười là cô gái có “vùng kín đá”.
Cô Wang từ khi sinh ra đã không có âm đạo cũng không có kinh nguyệt do teo tử cung và loạn sản sụn. Cũng vì vậy nên cô thường được biết đến với biệt danh “cô gái đá” hay “vùng kín đá”.
Tuy nhiên vì đây là vấn đề tế nhị nên cô Wang không dám đi khám, âm thầm chịu đựng căn bệnh. Sau này, cô Wang cũng may mắn lấy được chồng nhưng dù kết hôn 5 năm nhưng cô chưa từng trải qua việc quan hệ tình dục với chồng.
Cô Wang đã lấy chồng 5 năm nhưng chưa từng quan hệ tình dục do cô không có âm đạo. (Ảnh minh họa)
Bác sĩ Yu Jianren, Khoa Phụ sản của Bệnh viện Zhenxing cho biết trường hợp của cô Wang là dị tật âm đạo bẩm sinh. Dị tật âm đạo bẩm sinh có thể được chẩn đoán thông qua siêu âm với mực độ nhẹ nhất là màng trinh bị bịt kín, bác sĩ có thể gây tê tại chỗ và dùng dao cắt màng trinh.
Một số trường hợp bị dị dạng vách ngăn âm đạo. Với người bị dị dạng vách ngăn âm đạo thì có hai trường hợp có thể xảy ra:
Một là vách ngăn âm đạo nằm ngang có thể là ở trên, giữa hoặc dưới của âm đạo, trường hợp này nếu vách ngăn bịt kín âm đạo thì sẽ có những biểu hiện như trường hợp màng trinh bịt kín, còn nếu vách ngăn có lỗ thừng thì sẽ gây cản trở sinh hoạt tình dục, thường được phát hiện khi sinh hoạt tình dục.
Hai là vách ngăn nằm dọc trường hợp này không gây bịt kín âm đạo, nhưng khi giao hợp sẽ dẫn tới đau hay không giao hợp được.
Với trường hợp này sẽ cần phải nhập viên để gây mê toàn thân hoặc gây mê bán thân, sau đó các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật. Thời gian phẫu thuật từ 1 đến 2 giờ.
Video đang HOT
Bác sĩ Yu Jianren cho biết cô Wang mắc dị tật âm đạo bẩm sinh.
Đối với những người có âm đạo phát triển chưa hoàn thiện, tạo hình âm đạo là biện pháp trực tiếp và hiệu quả nhất. Cho đến thời điểm hiện tại, đã có nhiều phương pháp điều trị phẫu thuật và không phẫu thuật để tạo ống âm đạo cho những bệnh nhân sinh ra không có âm đạo.
Tuy nhiên, theo bác sĩ để đánh giá hiệu quả thật sự cần thời gian ít nhất là 6 tháng trở lên và đòi hỏi sự kiên trì nong giãn hằng ngày thật đều đặn của người bệnh, thậm chí trong quá trình nong giãn sẽ làm cho người phụ nữ cảm giác rất đau, trầy xước hay chảy máu tại vị trí nong.
Trong số các phương pháp can thiệp phẫu thuật, so với các phương pháp tạo ống âm đạo khác như từ ruột hay ghép da thì phương pháp phẫu thuật nội soi tạo ống âm đạo bằng phương pháp Davydov, nhằm tạo ống âm đạo bằng phúc mạc ổ bụng được xem là phương pháp đơn giản, an toàn, hiệu quả. Bên cạnh đó, thời gian phẫu thuật lẫn thời gian nằm viện ngắn, các biến chứng trong phẫu thuật và sau phẫu thuật là rất hiếm so với các phẫu thuật khác.
Những trường hợp phụ nữ không thể quan hệ tình dục nên đi kiểm tra sớm để biết nguyên nhân. (Ảnh minh họa)
Mặc dù kỹ thuật tái tạo âm đạo hiện nay đã thành thạo, nhưng bác sĩ Yu Jianren nhắc nhở rằng âm đạo mới sẽ dần dần thu hẹp, nhỏ lại và ngắn hơn do các mô sẹo bị thắt chặt. Vì vậy, việc bảo dưỡng hậu phẫu cũng quan trọng không kém.
Trước khi mổ nửa năm nên mở âm đạo bằng dụng cụ nong rộng âm đạo từ 1 đến 2 giờ mỗi ngày, sau khi mổ màng âm đạo phải phát triển hoàn thiện thì mới có thể quan hệ tình dục, tuy nhiên không được dùng sức, thời gian quan hệ cũng không được quá lâu.
Bác sĩ Yu Jianren cũng khuyến cáo nếu gặp bất thường ở cơ quan sinh sản thì nên đi khám sớm để tìm ra nguyên nhân và có phương hướng điều trị. Đặc biệt phụ nữ có các dấu hiệu bất thường như đến tuổi dậy thì mà không có kinh nguyệt, không quan hệ vợ chồng được nên đi khám càng sớm càng tốt.
5 nguyên nhân gây đau bàn chân khi chạy
Runner bị chứng viêm gân khớp, gãy xương cổ chân hay u dây thần kinh... sẽ gặp các cơn đau ở bàn chân khi tập luyện và thi đấu.
Khi chạy, nhiều bộ phận trên cơ thể chịu tác động trực tiếp như cánh tay, hông, cơ vùng trung tâm, trong đó đôi chân chịu nhiều tải trọng nhất. Một số runner bị ám ảnh bởi cơn đau trong mỗi bước chạy mà không thể xác định nguyên nhân. Đặc biệt, chứng đau bàn chân không có các triệu chứng dễ nhận ra như viêm cân gan chân hay nẹp ống chân, khiến người chạy khó tự chẩn đoán bệnh.
Trang Runner's World chỉ ra 5 nguyên nhân dẫn đến cơn đau này và cách khắc phục trước khi gặp bác sĩ điều trị.
Viêm gân
Theo ông Jacob Wynes - giáo sư về chỉnh hình tại Đại học Y Maryland (Mỹ), người bệnh có thể mắc viêm gân trước, sau đó lan xuống bàn chân. Triệu chứng thường gặp là cơn đau tập trung giữa bàn chân, phát triển sang phần mu, gần ngón chân cái.
Để giảm đau, runner nên chườm đá, uống thuốc chống viêm, đồng thời thực hiện các động tác nắn bóp ngón và gập bàn chân về phía ống chân. Loại cơn đau này thường xảy ra với bàn chân vòm cao, bạn có thể sử dụng công cụ chỉnh hình để nắn lại.
Gãy xương cổ chân
Tại trung tâm bàn chân có năm xương cổ chân, runner có thể gãy bộ phận này nếu đi, chạy quá mạnh và nhanh (xương thứ 2-4 dễ tổn thương nhất). Các VĐV đột ngột trở lại đường chạy marathon sau một thời gian nghỉ ngơi do chấn thương thường gặp hiện tượng này. Cơn đau bắt đầu từ sưng tấy đầu bàn chân, khiến bạn không thể nhìn thấy tĩnh mạch, sau đó trở nặng hơn. Runner cần đi khám ngay nếu gặp triệu chứng này.
Giáo sư Wynes cho biết gãy xương do căng thẳng đòi hỏi kế hoạch điều trị tích cực như khởi động, nghỉ ngơi cho đến khi lành lại hoàn toàn, tránh nguy cơ bị gãy toàn bộ.
Đau bàn chân khi gặp là bệnh lý runner thường mắc phải. Ảnh: Shutterstock.
"Bệnh ma cà rồng" (vamp disease)
Thuật ngữ này dùng chỉ sự kích ứng ở phần trên bàn chân, đôi khi xảy ra do giày thể thao quá chật. Bạn có thể xác định triệu chứng khi thấy đau ở vị trí lưỡi giày chạm vào bàn chân. Runner chỉ cần nới lỏng dây buộc hoặc mua giày vừa chân, sau đó cơn đau sẽ biến mất trong vòng 2- 4 tuần khi tình trạng viêm thuyên giảm.
U dây thần kinh
Chuyên gia vật lý trị liệu Cameron Yuen cho biết hiện tượng các dây thần kinh gần cổ chân bị viêm và sưng tấy, gây cảm giác bỏng rát hoặc tạo ra những cơn đau nhói truyền qua bàn chân và ngón chân. Nguyên nhân chủ yếu là giày quá chật, runner nên tìm phụ kiện phù hợp hơn, sau đó chườm đá và uống thuốc chống viêm.
Bên cạnh đó, cảm giác khó chịu ở bàn chân cũng có thể do các bệnh mạch máu, hội chứng chuyển hóa và đau rễ thần kinh ở cấp độ cột sống. Với trường hợp này, bạn nên đi khám, có thể chụp MRI hoặc siêu âm để kiểm tra tình trạng u dây thần kinh.
Viêm khớp
Bệnh có hai dạng phổ biến là viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp. Trường hợp một xảy ra do chấn thương hoặc vận động các khớp quá mức, dẫn đến sụn đệm xương bên trong bị suy giảm. Còn viêm khớp dạng thấp là một loại rối loạn tự miễn dịch. Chứng viêm này gây đau, sưng và mất tính linh hoạt ở bàn chân.
Bạn nên đến bệnh viện nếu các triệu chứng trên kéo dài mà không biến mất, có thể chụp X-quang hoặc các loại chụp cắt lớp khác, xin tư vấn từ bác sĩ để uống thuốc và thực hiện các liệu pháp điều trị cơn đau.
Huyết tương trắng đục như sữa do viêm tụy cấp Bệnh nhân, 65 tuổi, được đưa đến Bệnh viện đa khoa Hùng Vương trong tình trạng đau bụng vùng thượng vị dữ dội kèm nôn ói nhiều. Bệnh nhân được chỉ định làm xét nghiệm máu, chẩn đoán hình ảnh, siêu âm, ngày 13/8. Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương chẩn đoán bệnh nhân bị viêm tụy cấp do tăng...