Cô gái bị đấm bất tỉnh vì bảo vệ bạn người Trung Quốc giữa dịch corona
Cảnh sát đã mở cuộc điều tra sau khi Meera Solanki bị hành hung vì bảo vệ người bạn Trung Quốc trước câu miệt thị: “Mang virus corona chết tiệt của mày về nhà đi”.
Luật sư tập sự Meera Solanki (đến từ Solihull, Anh) đón sinh nhật 29 tuổi tại một quán bar ở Birmingham tối 8/2. Tham dự bữa tiệc có nhóm bạn cả nam và nữ của Solanki, trong đó một số là người Trung Quốc.
Khi hội bạn đang vui chơi, một người trong nhóm đàn ông châu Á ở gần đó tiếp cận và quấy rối cô gái 29 tuổi.
“Anh ta dường như có vấn đề với tôi, một cô gái Ấn Độ, và nhóm bạn đa chủng tộc. Chúng tôi đã cố gắng phớt lờ, ngay cả khi anh ta cố tình nhổ nước bọt vào một người bạn”, Solanki kể lại với Sunday Mercury.
Đến khoảng 2h sáng 9/2, chỉ còn Meera Solanki ở lại với hai bạn gái, trong đó có Mandy Huang (28 tuổi) – người Trung Quốc hiện sống ở London.
Người đàn ông khiếm nhã khi nãy một lần nữa đến gần và tỏ thái độ hung hăng. Nhóm Solanki bỏ đi, nhưng anh ta đuổi theo và nổi điên với Mandy Huang.
Solanki may mắn không bị thương nặng sau khi bị đánh bất tỉnh vì bảo vệ bạn khỏi sự phân biệt chủng tộc. Ảnh: Meera Solanki.
“Anh ta bắt đầu lăng mạ, chửi cô ấy là đồ bẩn thỉu. Anh ta gào lên: ‘Mang virus corona chết tiệt của mày về nhà đi’”, cô gái gốc Ấn Độ nhớ lại.
“Tôi vô cùng sốc và tức giận nên đã hét lên để anh ta dừng lại, đồng thời cố đẩy anh ta ra. Anh ta đấm vào đầu khiến tôi đập xuống đường và ngất đi”, Solanki vẫn chưa hết bức xúc kể thêm.
Video đang HOT
Sau vụ hành hung, Solanki phải nằm xe cứu thương vào Bệnh viện Heartlands điều trị trong 6 tiếng. Cô sau đó phải nghỉ làm 1 tuần.
Cô nói: “Tôi đã rất sốc và kinh hoàng trước hành động hung hăng và lời nói khủng khiếp của anh ta. Khi tôi bất tỉnh, anh ta tiếp tục đe dọa bạn bè tôi và chửi bới họ trước khi thản nhiên bỏ đi với nhóm bạn – những người không hề ngăn anh ta lại hay giúp đỡ tôi”.
Một người chứng kiến vụ hành hung bày tỏ: “Những gì tôi trông thấy còn hơn cả hèn hạ. Một cuộc tấn công tồi tệ”.
Cảnh sát West Midlands sau đó phát đi thông báo nhằm tìm kiếm tên côn đồ chịu trách nhiệm cho vụ bạo lực gây sốc trên.
“Kẻ tấn công được mô tả là người châu Á, cao khoảng 1,7 m, dáng người đô con, đội mũ lưỡi trai và áo hoodie vào thời điểm xảy ra sự việc”, phía cảnh sát cung cấp thông tin.
Vụ tấn công Meera Solanki cũng như miệt thị người bạn Trung Quốc của cô gái này đang được chia sẻ rộng rãi trên mạng với hàng nghìn bình luận phẫn nộ, lên án kẻ đánh người.
Hiện trường xảy ra vụ tấn công Meera Solanki. Ảnh: Birmingham Live.
Khoảng 400.000 người Trung Quốc đang sống ở Anh và xứ Wales. Các báo cáo về bạo lực liên quan tới dịch virus corona mới (Covid-19) đã xuất hiện ở Newcastle, York và Manchester. Vụ hành hung Meera Solanki là sự việc đầu tiên được báo cáo ở Birmingham.
Một đại diện của cộng đồng người Trung Quốc ở Birmingham nhận định: “Sự phân biệt chủng tộc luôn tồn tại. Virus corona đã cho một số cá nhân cái cớ để thực hiện điều đó”.
Người này cũng lên tiếng về việc người Trung Quốc ở Anh bị kỳ thị vì đeo khẩu trang ra đường.
“Chúng tôi đeo khẩu trang để bảo vệ người xung quanh khi ho và hắt hơi. Một số đeo khẩu trang để tránh ô nhiễm. Số khác đeo vì không muốn ai nhìn thấy gương mặt không trang điểm của họ. Chúng tôi làm điều đó để bảo vệ người khác”, cô nói.
Dorian Chan – nữ doanh nhân nổi tiếng ở khu phố Tàu tại Birmingham – chia sẻ các cuộc tấn công tương tự nhằm vào người Trung Quốc kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát.
“Rất nhiều người chẳng hiểu gì và giờ có cớ để tấn công chúng tôi. Tôi biết một nam sinh viên Trung Quốc tại Đại học Birmingham bị đấm trật khớp hàm ở Hartern chỉ vì đeo khẩu trang. Tôi cũng nghe nói về những người Trung Quốc bị đuổi xuống xe buýt và các tài xế không hề ngăn chặn”, Chan nói.
Nữ doanh nhân chia sẻ thêm: “Rất may, vụ tấn công cô Solanki đã được báo cáo cho cảnh sát. Điều quan trọng là cuộc điều tra được tiến hành”.
Theo Zing
Trung Quốc: Kiếm 11.000 USD một ngày trong dịch Covid-19 chỉ bằng cách... ngủ
Trong thời gian ở trong nhà để phòng chống lây nhiễm virus Corona (Covid-19), đa số người dân Trung Quốc chọn cách tiêu khiển bằng việc xem những video trên mạng xã hội. Những cơ hội kiếm tiền trực tuyến vì vậy ra đời và một trong số đó là kiếm tiền bằng cách... ngủ nướng.
Nhiều người Trung Quốc dùng thời gian rảnh rỗi ở nhà trốn dịch để xem các video trên mạng xã hội (ảnh: SCMP)
Với hàng triệu người vẫn còn chưa đi làm và ở trong nhà hàng ngày để trốn dịch, phát trực tiếp và bán hàng online tại Trung Quốc đang từng bước vươn lên trở thành một "ngành công nghiệp hái ra tiền" tại đất nước tỷ dân.
Theo trang QuestMobile, những nền tảng mạng xã hội gắn với những video ngắn được phát trực tiếp như Weibo, Tik Tok đang phát triển vô cùng mạnh mẽ trong vài tháng đầu năm nay.
Chỉ tính riêng khoảng thời gian nghỉ Tết Nguyên đán năm nay, người Trung Quốc đã dành trung bình 99 phút mỗi ngày để xem video trên các mạng xã hội. Trong thời gian bùng phát dịch bệnh, những ứng dụng đặt hàng và giao hàng trực tuyến không tiếp xúc cũng phát triển vô cùng mạnh mẽ.
Mới đây, một nam "diễn viên bất đắc dĩ", với tên mạng xã hội là Yuansan đã phát một video quay trực tiếp cảnh mình ngủ và yêu cầu người xem xác minh giúp rằng trong khi ngủ anh ta có ngáy hay không.
Điều bất ngờ là sau khi thức dậy, Yuansan thấy video của mình đang có hàng trăm nghìn lượt xem và kênh cá nhân tăng thêm 800.000 người theo dõi. Những người xem Yuansan ngủ còn tặng cho anh ta khoản tiền thưởng ảo trị giá 76.800 nhân dân tệ (11.000 USD).
Yuansan - anh chàng ngủ mà "hái ra tiền" (ảnh: SCMP)
Nghe thì có vẻ lười biếng nhưng Yuansan thấy kiếm tiền bằng cách ngủ thật sự không còn gì dễ dàng hơn. Anh chàng tiếp tục "trình diễn" một video ngủ phát trực tiếp nữa và thu hút 18 triệu lượt xem, kiếm về một khoản tiền thưởng nữa không hề nhỏ.
Nhiều người thích xem Yuansan ngủ đến nỗi đòi anh ta phải đi ngủ liên tục và điều này khiến Yuansan hơi khó chịu.
"Mọi người xem video trực tiếp cứ cố gắng bắt tôi đi ngủ, nhưng bây giờ mới là 5 giờ chiều", Yuansan nói.
Theo danviet.vn
Làm theo tin đồn về chữa trị Corona, nhiều người Trung Quốc gặp họa Với mong muốn tự bảo vệ bản thân khỏi virus Corona chủng mới (COVID-19), nhiều người dân Trung Quốc làm theo các lời khuyên không có cơ sở khoa học được chia sẻ tràn lan trên mạng. Trong khi lợi ích chưa thấy thì họa đã ập tới. Một số người dân Trung Quốc đội thùng nhựa, mặc áo mưa khi dịch Corona...