Cô gái Bắc Giang băng rừng rêu, ngắm phong lá đỏ trên đỉnh Nhìu Cồ San
Chinh phục Nhìu Cồ San những ngày đầu đông, chị Dương leo bộ hơn chục cây số, vượt mưa gió, băng qua các cung đường dốc đá trơn trượt để chiêm ngưỡng khu rừng “mọc rêu” và mùa phong đỏ thay lá.
Đam mê du lịch và chinh phục các dạng địa hình, chị Hoàng Thùy Dương (31 tuổi, hiện sống và làm việc tại Hà Nội) chọn Nhìu Cồ San – đỉnh núi cao thứ 9 Việt Nam làm điểm đến trải nghiệm những ngày đầu đông, tận mắt chứng kiến mùa phong thay lá.
Chị Thùy Dương vừa có chuyến đi chinh phục đỉnh Nhìu Cồ San vào những ngày đầu đông, cuối tháng 11.
Chuyến đi kéo dài 2 ngày 1 đêm, có sự hỗ trợ của porter (người khuân vác đồ). Trước đó, chị Dương từng chinh phục đỉnh Pha Luông – nóc nhà Mộc Châu, Lảo Thẩn (Y Tý) và 3 cực Bắc, Đông, Nam.
“Đây là cung khó nhất trong các cung mình từng leo do quãng đường khá dài, có nhiều đoạn dốc đá thẳng đứng. Chưa kể, ngày đầu tiên, trời mưa suốt nên đường trơn lầy, mình phải băng rừng, vượt suối và có đoạn phải bò lên. Càng lên cao, gió tạt càng mạnh, cảm giác người nghiêng ngả theo.
Bù lại, cung leo này cho mình trải nghiệm mới lạ, được săn mây, ngắm rừng nguyên sinh mọc rêu toàn thân hay chiêm ngưỡng những cây phong lá đỏ đang vào mùa thay lá”, cô gái quê Bắc Giang kể.
Với độ cao 2.965m so với mực nước biển, Nhìu Cồ San là ngọn núi cao thứ 9 ở Việt Nam và được dân leo núi đánh giá độ khó 7/10, không dễ chinh phục.
Cảnh biển mây tuyệt đẹp nhìn từ đỉnh Nhìu Cồ San. Đây cũng là cung trekking đẹp nhất nhì Việt Nam được nhiều tín đồ xê dịch yêu thích và khám phá.
Nhìu Cồ San nằm gần biên giới Việt Trung, thuộc địa phận xã Sàng Ma Sáo, huyện Bát Xát, cách trung tâm thị trấn Sa Pa khoảng 60km. Sở dĩ có tên gọi như vậy là bởi, Nhìu Cồ San trong tiếng dân tộc H’Mông có nghĩa là “sừng trâu” do ngọn núi này có hai đỉnh chĩa ra giữa trời, uốn cong như chiếc sừng trâu khổng lồ.
Theo những nhà leo núi giàu kinh nghiệm, cung đường chinh phục Nhìu Cồ San thường đi qua thác Ong Chúa về đường bãi thả dê hoặc ngược lại.
Để tới được Nhìu Cồ San, du khách có thể di chuyển bằng ô tô hoặc xe máy từ trung tâm xã Sàng Ma Sáo tới chân núi rồi bắt đầu hành trình leo bộ đến đỉnh núi.
Chinh phục đỉnh Nhìu Cồ San vào ngày mưa, chị Dương cùng các nhà leo núi khác di chuyển khá vất vả vì đường trơn, gió tạt mạnh nên họ quyết định nghỉ tại lán.
Khoảng 9h sáng hôm sau, đoàn tiếp tục cung đường trekking và mất gần 3 tiếng đồng hồ để lên đến được đỉnh núi.
Sau đó, họ xuống núi trước khi trời tối, tranh thủ ăn uống, nghỉ ngơi tại thành phố Lào Cai và nửa đêm lên xe khách về Hà Nội.
Video đang HOT
Thời điểm lý tưởng để chinh phục đỉnh Nhìu Cồ San là từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.
Tuy quãng đường leo núi đầy vất vả nhưng chị Dương cảm thấy xứng đáng khi được chiêm ngưỡng khung cảnh tuyệt đẹp của thiên nhiên vùng núi cao.
Ngoài biển mây mờ ảo chuyển động không ngừng, thoắt ẩn thoắt hiện giữa rừng cây hoang sơ, chị còn bắt gặp những cây phong lá đỏ đang mùa thay lá.
Chưa kể, ở Nhìu Cồ San, điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu thuận lợi nên thảm thực vật phát triển đa dạng, xanh tốt quanh năm và thay đổi rõ rệt theo độ cao.
Mỗi mùa, Nhìu Cồ San lại mang vẻ đẹp riêng nhờ sở hữu thảm thực vật phong phú. Vào tháng 11, 12, du khách tới đây có thể bắt gặp những cây phong lá đỏ, lá vàng rực rỡ.
Khu rừng nguyên sinh mờ sương, phủ đầy rêu khiến du khách ngỡ như đang lạc bước trong thế giới cổ tích.
Du khách đến đây sẽ bắt gặp cây bụi, thảm cỏ, mọc xen lẫn những vách đá phía dưới chân núi cho đến rừng thảo quả thơm lừng hay rừng trúc cả nghìn cây chen chúc bên dòng suối cạn ở trên cao.
Ở Nhìu Cồ San, phía dưới núi chủ yếu là cây bụi, đồng cỏ, vách đá,…
… nhưng lên cao hơn là rừng thảo quả xanh mướt, rừng nguyên sinh, thân gỗ lớn và cuối cùng là các loại cây lá kim, rừng hỗn hợp.
“Cảnh sắc nơi đây có sự phân tầng rõ, bạn có thể cảm nhận trọn vẹn khi mỗi lần di chuyển qua các cung leo khác nhau như khu rừng nguyên sinh nằm ở lưng chừng núi với những cây cổ thụ phủ đầy rêu, xen lẫn những bông hoa nhiều màu rực rỡ hay càng lên cao, những cây phong đỏ đang vào mùa thay lá hiện ra càng nhiều”, nữ travel blogger cho hay.
Theo chị Dương, phong ở Nhìu Cồ San là loại lá 5 cánh, giống như ở những nước ôn đới chứ không phải là phong hương (sau sau) vốn được trồng nhiều ở các tỉnh Đông Bắc như Quảng Ninh, Cao Bằng.
Chị Dương thích thú khi lần đầu tiên được cầm trên tay lá phong của Việt Nam và chứng kiến cảnh tượng cây thay áo tuyệt đẹp.
Cung trekking tuy mệt và vất vả nhưng chị Dương được đền đáp xứng đáng khi được tận mắt chứng kiến khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp trên đỉnh núi cao thứ 9 Việt Nam.
Dù từng chinh phục một số đỉnh núi trước đó song chị Dương thừa nhận phải chuẩn bị thể lực, rèn luyện sức khỏe trước một tháng để tránh bị chuột rút, căng cơ trong chuyến đi.
“Chinh phục được đỉnh núi này, với mình là một kỳ tích. Song, chuyến đi mang lại cho mình nhiều trải nghiệm tuyệt vời. Không chỉ có mùa phong lá đỏ mà còn có những khu rừng nguyên sinh mọc rêu toàn thân hay rừng trúc tạo vòm quanh con suối đầy bí ẩn như trong truyện cổ tích”, chị Dương nhớ lại.
Cô gái quê Bắc Giang check-in trên đỉnh Nhìu Cồ San.
Travel blogger Thùy Dương cũng lưu ý thêm, khi tham gia cung trekking Nhìu Cồ San, du khách cần chuẩn bị trang phục kỹ càng, gồm ít nhất 3 bộ (2 bộ đồ ấm, 2 áo thoáng mát, áo khoác chống mưa gió), quần dài co giãn tốt để leo trèo, áo mưa, tất dày và cao tới bắp chân, giày leo núi bám đường tốt hoặc ủng, dép lê, khăn ấm, mũ, găng tay.
“Tất cả đồ đạc phải để trong balo chống nước vì nếu gặp mưa, đồ sẽ ướt hết. Đồ ăn đi theo tour cũng được chuẩn bị sẵn khá đầy đủ, bạn chỉ cần mang theo đồ ăn nhẹ và nước uống. Ngoài ra cần mang kem đánh răng, bàn chải, khăn. Trên lán nghỉ có nước nóng để tắm gội với chi phí 50.000 đồng/ người nhưng không nhiều và không thoải mái”, chị Dương nói.
Điểm đến trong kỳ nghỉ lễ ở Bắc Ninh và Bắc Giang có gì đặc biệt?
Tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang được mệnh danh là quê hương của những danh lam thắng cảnh. Trong kỳ nghỉ lễ 30/4- 1/5 này, đông đảo khách du lịch cả nước cùng 'ùa' về hai địa phương này để tham quan, thắng cảnh.
Bắc Ninh là tỉnh có diện tích nhỏ nhất Việt Nam, nằm ở cửa ngõ phía bắc của thủ đô Hà Nội, với 8 đơn vị hành chính gồm: thành phố Bắc Ninh, thành phố Từ Sơn và 6 thị xã, huyện. Bắc Ninh có các đường giao thông lớn chạy qua, nối liền với các trung tâm kinh tế, thương mại và văn hóa lớn của miền Bắc.
Đặc biệt Bắc Ninh còn là cái nôi văn hóa của một vùng đất có nền văn hiến lâu đời. Nơi ấy có những dấu tích của một nền tín ngưỡng, một nét văn hóa nghệ thuật và một cái hồn dân tộc thể hiện đậm đà bản sắc qua những con người Kinh Bắc xưa và Bắc Ninh ngày nay.
Ngôi thành cổ hình lục giác độc đáo ở xứ Kinh Bắc
Chùa Bút Tháp
Chùa Bút Tháp thuộc xã Đình Tổ, thị xã Thuận Thành (Bắc Ninh) từ lâu nổi tiếng bởi những nét chạm trổ độc đáo về nghệ thuật kiến trúc đặc sắc dưới thời Lê - Nguyễn và là điểm đến của đông đảo du khách trong và ngoài nước.
Bên cạnh giá trị lịch sử, kiến trúc, hiện trong chùa còn lưu giữ bốn nhóm bảo vật quốc gia là tượng Phật bà Quan âm nghìn mắt nghìn tay được công nhận năm 2012 và ba pho tượng Tam Thế, tòa Cửu phẩm liên hoa, Hương án cùng được công nhận là bảo vật quốc gia năm 2020. Các bảo vật đều được tạo tác từ thế kỷ XVII trên chất liệu gỗ.
Chùa Bút Tháp - kiệt tác kiến trúc cổ ở Bắc Ninh
Độc đáo của chùa Bút Tháp là ngọn bảo tháp bằng đá, có tên là tháp Báo Nghiêm, bên trong thờ tượng Thiền sư Chuyết Chuyết. có 5 tầng với một phần đỉnh xây bằng đá xanh, xung quanh tháp được trang trí hoa văn sinh động và độc đáo. Tầng dưới cùng của tháp có 13 bức chạm đá, chủ yếu là hình các con thú. Tháp là sự kết hợp điêu luyện của tài nghệ ghép đá với nghệ thuật điêu khắc tuyệt vời của những nghệ nhân xưa.
Đền Cùng - Giếng Ngọc
Đền Cùng ở khu Viêm Xá, phường Hòa Long, thành phố Bắc Ninh (còn gọi là làng Diềm). Đền Cùng đã nổi tiếng từ xưa, tương truyền quan quân triều đình đánh giặc dọc tuyến sông Cầu đến đây cầu đảo và thắng trận.
Đền Cùng - Giếng Ngọc là điểm đến tâm linh thu hút du khách thập phương từ muôn nơi đổ về những dịp ngày Rằm, đầu Xuân.
Nhà hát Quan họ Bắc Ninh được xây dựng theo lối truyền thống kết hợp với hiện đại, nhưng vẫn giữ được nét truyền thống của xứ Kinh Bắc
Nằm giữa sân đền Cùng là giếng Ngọc. Vào những ngày nóng bức, sau khi thăm quan và vào Đền dâng lễ, du khách thường không quên xin nước uống trong giếng Ngọc. Để lấy nước, du khách phải để giày, dép trên bờ và đi chân trần xuống dưới. Nước múc lên từ giếng có thể uống trực tiếp mà không cần lọc hay đun sôi, sẽ thấy vị mát lành và ngọt tự nhiên không đâu sánh được.
Ngoài ra còn có Nhà hát Quan họ Bắc Ninh, một công trình văn hóa mang ý nghĩa lớn lao với người dân quê hương Quan họ.
Hồ Cấm Sơn
Nằm thuộc địa phận các xã: Sơn Hải, Hộ Đáp, Tân Sơn và Cấm Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang; giáp ranh với hai huyện Hữu Lũng và Đình Lập của tỉnh Lạng Sơn, là một thắng cảnh thiên nhiên hùng vĩ, một địa danh du lịch hấp dẫn để tham quan, nghỉ mát.
Hồ Cấm Sơn được bao quanh bởi những ngọn núi điệp trùng tạo nên một khung cảnh thiên nhiên non nước thơ mộng, trữ tình. Tới hồ Cấm Sơn, du khách sẽ thưởng ngoạn cảnh đẹp của hồ khi di chuyển bằng thuyền. Cảm giác chòng chành khi mới xuống thuyền dần nhường chỗ cho sự thích thú trước không gian ngày càng rộng mở của hồ.
Hồ Cấm Sơn có diện tích mặt nước rộng 2.600 ha nhưng đến mùa mưa, lũ nhiều, nước dâng cao, mặt hồ lúc này có thể rộng đến 3.000 ha.
Du khách đi thuyền tham quan, trải nghiệm cảnh vật non nước hữu tình của hồ Cấm Sơn.
Ngoài việc khám phá thiên nhiên, du khách còn được trải nghiệm rất nhiều hoạt động hấp dẫn, thú vị ở hồ Cấm Sơn như: bơi thuyền, leo núi, câu cá... rất lý thú. Đến đây du khách, không chỉ được hòa mình vào thiên nhiên hoang sơ, cảm nhận bầu không khí trong lành của thiên nhiên mà còn được thưởng thức những sản vật tươi ngon mà những ngư dân khai thác được từ dưới hồ.
Bản Ven
là ngôi làng cổ truyền của người Cao Lan, được hình thành cách đây hơn 300 năm được nhiều người biết đến là điểm du lịch sinh thái - cộng đồng hấp dẫn thuộc địa phận xã Xuân Lương, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang, cách thành phố Bắc Giang 40km, cách Hà Nội khoảng 85km.
Du khách được tự tay hái những bóp chè xanh hút tầm mắt ở Bản Ven
Du khách có thể chọn tham quan và cắm trại trong rừng trúc
Đến với Bản Ven du khách không chỉ được tận hưởng bầu không khí trong lành, cuộc sống mộc mạc, đơn sơ nhưng vô cùng yên bình của người Cao Lan mà còn được thưởng thức các món ẩm thực đậm đà hương vị núi rừng như: Chè xanh bản Ven, chè rừng, chè hoa vàng, xôi nếp cẩm, bánh vắt vai, thịt rừng, thịt lợn hương, thịt dê nướng, gà đồi quay, măng rừng, trám đen, mật ong rừng...
Những địa điểm du lịch lý tưởng cho kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 ở Bắc Giang Bắc Giang cách Hà Nội khoảng hơn 1 giờ chạy xe. Nơi đây có rất nhiều điểm du lịch sinh thái cộng đồng, du lịch trải nghiệm mang tính chữa lành từ 'Mẹ thiên nhiên', sẽ là điểm đến lý tưởng cho du khách trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Chụp ảnh check-in xinh xắn bên đồi chè xanh hút tầm mắt...