Cô gái 9x chia sẻ 5 cách thiết lập lối suy nghĩ chi tiêu giúp tiết kiệm hiệu quả
Với lối suy nghĩ về tiền bạc này đã giúp Hà Trang tiết kiệm hơn rất nhiều trong cách chi tiêu hàng ngày của mình.
Làm thế nào để tiết kiệm tiền là câu hỏi của rất nhiều người. Việc không có thói quen tiết kiệm tiền khiến nhiều người dù đã đi làm lâu năm nhưng lại không có khoản tiết kiệm phòng thân. Và cũng không ít người gặp phải vấn đề về tài chính khi luôn đau đầu để làm sao không “vung tay quá trán”.
Thế nên để có tài chính dồi dào hơn, bên cạnh việc tăng cường thu nhập, bạn cũng cần quản lý chi tiêu một cách hiệu quả và điều đó luôn bắt nguồn từ những cách suy nghĩ tích cực và hợp lý trong quản lý chi tiêu. Bởi thực tế, hầu hết các vấn đề liên quan đến chi tiêu quá mức đều bắt nguồn từ lối suy nghĩ dẫn đến thói quen cá nhân.
Hà Trang (24 tuổi) hiện đang làm nhân viên văn phòng tại Hà Nội tự đánh giá bản thân là người không có tính tự kỷ luật cao. Nếu Trang chỉ đặt ra mục tiêu cố gắng mỗi tháng chỉ tiêu vài triệu thì chắc chắn sẽ không thành công. Vì thế Trang sẽ cố gắng bắt đầu từ trong suy nghĩ của mình rồi để suy nghĩ đó chi phối mọi quyết định chi tiêu và mua sắm.
1. Luôn luôn nghĩ tiết kiệm là đang “trả lương” cho chính bản thân mình
Đa số mọi người đều có suy nghĩ rằng số tiền mà bạn nhận được mỗi tháng chính là mức lương của mình. Nhưng Trang thì không nghĩ vậy. Số tiền mà Trang “giữ lại” sau khi đã chi tiêu mỗi tháng thực chất mới là số lương đã nhận được. Còn số tiền mà Trang chi tiêu cho bản thân bao gồm mua sắm quần áo, xem phim, vui chơi giải trí thực chất là đang phải “trả lương” cho người khác.
Chính vì thế, bằng mọi cách Trang sẽ giảm số tiền trả lương cho người khác này xuống thấp nhất có thể. Bằng cách đặt hạn mức chi tiêu chỉ 20% thu nhập cho khoản này mỗi tháng.
Trang luôn đặt hạn mức chi tiêu cho các khoản mua sắm dưới 20% trên tổng thu nhập. Ảnh minh họa.
2. Nếu tôi tiết kiệm được 1 triệu, nó sẽ bằng 1,5 triệu đi kiếm
Tại sao Trang lại nghĩ vậy? Là bởi 1 triệu Trang kiếm ra sẽ bao gồm thêm “phí phát sinh khác” như tiền xăng xe, ăn uống, quần áo, chi phí cho các mối quan hệ, lại mất thêm cả thuế thu nhập cá nhân (sương sương nhẹ cũng tăng thêm 10% đến 20%) rồi.
Nhưng 1 triệu Trang tiết kiệm được thì không mất thêm bất cứ khoản phí phát sinh nào cả, thậm chí gửi ngân hàng hay đầu tư còn sinh thêm lời lãi. Vậy kiếm tiền chắc chắc không hiệu quả bằng tiết kiệm rồi.
Video đang HOT
Trang luôn suy nghĩ việc tiết kiệm mang tới nhiều lợi ích hơn là cố gắng làm thật nhiều việc để kiếm tiền. Ảnh minh họa.
3. Tất cả những thứ dùng tiền để mua (ngoại trừ bất động sản) thì đều là tiêu sản
Nếu là một người quan tâm đến vấn đề môi trường và rác thải thì chắc hẳn mọi người sẽ biết cả thế giới đang trong thời kỳ bảo vệ môi trường. Bạn mua món đồ gì thì đến một lúc nào đó cũng sẽ hỏng, hoặc đơn giản là chán rồi vứt đi. Những món đồ đó sẽ nằm ở bãi rác và chẳng có ý nghĩa gì nhiều.
Từ bộ quần áo, chiếc túi, đôi giày, đôi dép… Trang luôn phải suy nghĩ thật kỹ trước khi mua. Có thật sự cần thiết hay không, hay chỉ là sự yêu thích tạm thời lúc đó. Trang thường dành 24 giờ thậm chí là 48 giờ để suy nghĩ về quyết định mua sắm của mình. Một món đồ lâu nhất Trang từng bỏ vào giỏ hàng mua sắm online tới 1 tháng để suy nghĩ xem liệu có nên mua nó hay không. Và cuối cùng, câu trả lời là không cần thiết.
Thế nên việc lọc bỏ những món đồ được cho là không cần thiết, chỉ phục vụ cho nhu cầu thích thì không nên chi tiền. Trang chỉ bỏ tiền cho những thứ cần mà thôi.
Đối với Trang, tất cả những thứ dùng tiền để mua (ngoại trừ bất động sản) thì đều là tiêu sản. Nên hạn chế mua những thứ chỉ vì thích. Trang chỉ mua những thứ bản thân cảm thấy cần thiết thôi. Ảnh minh họa.
4. Cứ tiêu mỗi triệu hoang phí là tôi phải đi làm thêm vài chục tiếng để kiếm lại
Chi tiêu hoang phí đồng nghĩa với việc bạn phải “nai lưng” ra làm để kiếm tiền chiều chuộng việc mua sắm đó. Càng tiết kiệm, biết hạn chế chi tiêu thì bạn càng nhẹ gánh tài chính hơn nhiều. Là người có mức lương và tổng thu nhập không cao, mỗi tháng dao động từ 9 – 12 triệu nên Trang hiểu rất rõ điều này.
Thay vì làm nhiều công việc cùng một lúc dẫn đến quá tải và áp lực cao thì Trang lựa chọn tiêu ít và tiết kiệm hơn. Với mức lương này, Trang vẫn có cuộc sống độc thân thoải mái ở Hà Nội mà mỗi tháng còn để dư được 30% đến 40% tiền tiết kiệm gửi vào ngân hàng.
Mỗi tháng Trang chỉ thay đổi khẩu phần ăn “sang chảnh” hơn từ 1-2 lần. Những ngày còn lại, chủ yếu Trang nấu cơm với các nguyên liệu bình dân, không đắt tiền. Ảnh minh họa.
5. Mua thật nhiều đồ cũng không mang lại hạnh phúc
Thời gian này, Trang có đang tìm hiểu và theo đuổi lối sống tối giản. Bởi Trang thấy chủ nghĩa tiêu dùng đi cùng với sự phát triển của thời trang nhanh cũng như online shopping đã khiến rất nhiều bạn bè và những người thân quen của cô rơi vào việc chi tiêu không kiểm soát được.
Cũng có rất nhiều người ca thán và cảm thấy mệt mỏi vì có quá nhiều đồ. Nên Trang nhận ra rằng mình không nên dành cả đời làm việc cật lực để có tiền mua những thứ mà thực chất không cần thiết, mà mục đích cuối cùng cũng chỉ vì chỉ để thể hiện trước mặt người khác. Thế nên việc mua nhiều đồ cũng không phải cách mang lại hạnh phúc trong cuộc sống.
” Một khi đã quán triệt được những tư tưởng này rồi, thì việc tiết kiệm sẽ không còn là kỷ luật khắt khe và hà khắc giống nhiều người tưởng nữa. Nó lại dễ dàng, tự nhiên như hơi thở vậy“, Trang chia sẻ.
Tiết kiệm được nửa triệu USD dù chỉ làm việc 7,5 giờ mỗi tuần
Từng ngập trong nợ nần, người phụ nữ 35 tuổi nhận ra mối tương quan giữa bản thân và tiền bạc không nằm ở số tiền kiếm được mà nằm ở cách quản lý chi tiêu.
Cô Diania Merriam (35 tuổi) là người dẫn chương trình cho một podcast về tài chính, cô hiện đã nghỉ hưu một phần vì tích lũy trong tay khoản tiền đủ để tiết kiệm và đầu tư.
Nhưng theo CNBC, trước khi có thành công như hiện tại, người phụ nữ này đã trải qua những năm tháng nợ nần và gặp nhiều vấn đề về tài chính. Theo Merriam, đây đã là chuyện của vài năm trước, khi cô chưa biết cách làm chủ đồng tiền.
Những năm đôi mươi, Merriam làm việc tại Brooklyn (New York) và kiếm được tới 135.000 USD/năm với công việc trong lĩnh vực hàng tiêu dùng. Khi đó, cô tập trung vào làm việc và chăm chỉ kiếm tiền hơn là dành thời gian để tìm ra cách chi tiêu một cách có trách nhiệm.
Merriam chia sẻ: "Ở thời điểm tồi tệ nhất, tôi hình như đã bỏ ra tới 2.000-3.000 USD một tháng chỉ để đi chơi và tiệc tùng. Tôi đến các quán bar sau giờ làm việc và ăn ngoài mỗi tối. Tôi còn tham gia rất nhiều bữa tiệc mà chẳng hề để ý đến tiền của mình đang đi về đâu".
Diania Merriam hiện là người dẫn chương trình cho podcast tài chính EconoMe.
Hệ quả của việc tiêu tiền không kiểm soát là Merriam đã nợ tới 25.000 USD trong thẻ tín dụng và thêm cả 15.000 USD khoản vay sinh viên. Chưa dừng lại ở đó, cô vẫn không hề nhận ra vấn đề của mình, cứ tiếp tục tiêu tiền và không mảy may bận tâm đến những món nợ.
Đến tận năm 2016, trong một lần tham gia chuyến đi bộ đường dài nổi tiếng của Tây Ban Nha "Camino de Santiago", cô mới nhận ra vấn đề về quản lý chi tiêu của mình.
Người phụ nữ 35 tuổi này chia sẻ rằng trong vài tuần tham gia chạy, cô cảm thấy rằng mình muốn nghỉ hưu sớm và không phải suy nghĩ lo toan đến tiền bạc, mà muốn được như vậy thì phải trả hết được khoản nợ trước mắt.
Merriam nhận ra rằng việc chi tiêu cho ăn uống và vui chơi của mình đã vượt quá tầm kiểm soát và bắt đầu cố gắng cắt giảm. "Tôi mang cơm trưa đi làm hàng ngày, tự nấu bữa sáng, bữa trưa cũng như bữa tối, và cố gắng ăn uống lành mạnh hơn", cô chia sẻ kinh nghiệm. Merriam cũng thay đổi cả thói quen đến quán bar bằng việc mời bạn bè đến nhà để tổ chức tiệc.
Nhờ việc thay đổi thói quen chi tiêu, Merriam đã trả hết khoản nợ 40.000 USD chỉ trong vòng 11 tháng. Bắt đầu từ đó, cô quyết định dành một phần tiền tiết kiệm để đầu tư và bắt đầu theo đuổi trào lưu FIRE. ("Financial Independence, Retire Early", tạm dịch là: "Độc lập tài chính, nghỉ hưu sớm").
Cô rời khỏi Brooklyn đắt đỏ và chuyển đến Ohio vào năm 2017 để tìm kiếm cho mình một nhịp sống chậm hơn. "Thay vì dành ra 1.800 USD/tháng để thuê một căn phòng nhỏ hẹp, tôi đã vay tiền mua nhà và chỉ phải trả 600 USD cả gốc lẫn lãi mỗi tháng cho một căn nhà hai tầng ở Cincinnati (Ohio)". Theo cô, đây cũng là nơi đẹp nhất mà cô từng ở.
Merriam đã chuyển sang sống ở Ohio với mức chi tiêu thấp hơn, sau đó lựa chọn vay tiền để mua nhà và tiếp tục tiết kiệm.
Tháng 1/2021, cô nghỉ công việc toàn thời gian và chuyển sang làm dẫn chương trình cho một podcast tư vấn tài chính. Công việc này mang lại khoảng 3.000 USD mỗi tháng và chỉ cần làm việc khoảng 7,5 giờ/tuần. Hiện tại, Merriam có một ngôi nhà và thêm khoảng 470.000 USD tiền tích lũy, trong đó bao gồm 350.000 USD dành cho việc đầu tư.
Theo cô chia sẻ, tình hình tài chính hiện tại của cô sẽ được gọi là "Coast-Fi" - một bước đột phá của phong trào FIRE. Điều này có nghĩa là cô chỉ cần kiếm đủ tiền để trang trải sinh hoạt phí của mình, vì đã có đủ tiền tiết kiệm để tự trang trải cho bản thân khi đến tuổi nghỉ hưu theo quy định.
Tuy nhiên, Merriam cũng chia sẻ rằng hiện tại mình chưa muốn nghỉ hưu hoàn toàn. Một công việc nhẹ nhàng và không quá bận rộn sẽ giúp cô vui vẻ hơn.
Hiện tại, Merriam chỉ tiêu khoảng 2.000 USD/tháng, và trong đó đã bao gồm 600 USD tiền vay để mua nhà. Số tiền này thấp hơn cả những gì mà cô bỏ ra khi đi chơi với bạn bè trong thời gian còn ở New York.
Vợ con bỏ đi vì chồng quyết không để cơm cho chó, bắt con ăn cơm thừa Tiết kiệm là lối sống tốt, tuy nhiên đôi khi tiết kiệm quá sẽ trở thành hà tiện, vô lý, thậm chí là đáng bị lên án. Và câu chuyện về cách hành xử của người chồng đối với vợ con trong đoạn clip vừa được chia sẻ trên mạng xã hội đang gây nhiều tranh cãi. Người đàn ông khiến vợ con...