Cô gái 27 tuổi tiết kiệm 100 triệu rồi nghỉ hưu, dân mạng tranh cãi kịch liệt: Lỡ ốm đau, bố mẹ già, ai chăm?
Liệu đây có phải lối sống mới của một bộ phận thế hệ trẻ ngày nay hay là sự bao biện cho tư duy chỉ thích thích hưởng thụ, sống an nhàn, ngại phấn đấu?
Cô gái khoe chuyện nghỉ hưu sớm, dân mạng cảnh báo: Đời dài trăm năm, tận hưởng thế hơi sớm
Mới đây, chia sẻ của cô gái có tên Thu Hương (27 tuổi), đến từ Hưng Yên trên Vnexpress nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng mạng.
Theo đó, Hương từng là nhân viên ngân hàng, làm thêm bảo hiểm. Cô từng nhiều năm vắt kiệt sức để làm việc, kiếm tiền, gom góp xây nhà, mua sắm, đi du lịch. Thời gian làm việc 14 tiếng/tuần căng thẳng khiến Hương uể oải, áp lực.
Năm 25 tuổi, cô bắt đầu trăn trở nhiều hơn về ý nghĩa cuộc đời. Cô đọc thêm sách và quyết định khám phá thế giới nội tâm. Tìm hiểu nhiều hơn về lối sống chậm, Hương quyết định nghỉ việc, về quê làm để gần bố mẹ. Hàng ngày 9h tối ngủ, 4h sáng dậy, tập ăn chay, sống tối giản, hạn chế mua sắm, đi xe đạp đi làm.
Cuối tháng 3 vừa qua, Hương nghỉ hưu, tài sản cô có chỉ gồm một sổ bảo hiểm xã hội mới đóng một năm và hơn 100 triệu đồng tiết kiệm. Hàng ngày cô chỉ thiền, tập yoga, đi chợ, trồng cây, đọc sách, xem phim.
Ba tháng nghỉ hưu, Hương vẫn kiếm được tiền từ làm đồ handmade hay dạy tiếng Trung, nhưng khác trước, giờ đây cô làm vì thích, tiền chỉ là cái đến sau.
Thu Hương nghỉ hưu sớm, chọn lối sống “chậm” (Ảnh: Theanh28 Entertainment)
Câu chuyện của Thu Hương sau khi được chia sẻ lên mạng xã hội đã thu hút được nhiều sự chú ý. Một số bộ phận cộng đồng mạng không đồng tình với quan điểm của cô gái trẻ. Họ cho rằng sự hưởng thụ nhất thời ấy chỉ bao biện cho sự vô trách nhiệm với gia đình, xã hội. Thậm chí có người còn nghĩ rằng câu chuyện của cô gái này có phần hư cấu.
“Nếu có nhiều tiền, đủ lo cho gia đình và bản thân rồi, thì tôi cũng sẽ nghỉ hưu sớm. Ai mà chẳng muốn rũ bỏ mọi công việc mệt mỏi và âu lo, để hòa mình với thiên nhiên, để đi du lịch khắp bốn phương . Lỡ lúc bố mẹ, con cái bạn bệnh nhưng bạn chỉ biết trơ mắt đứng nhìn họ đau đớn quằn quại, bất lực không giúp được gì thì lúc ấy bạn mới hiểu đồng tiền quan trọng đến mức nào. Gì mà nghỉ hưu sớm? Suy nghĩ quá thiển cận!”.
“Các bạn trẻ đừng đua theo phong trào nghỉ hưu sớm vì còn trẻ còn chưa thấy phía trước thế nào. Với 100 triệu như vậy, lỡ không may mắc bệnh hay bị tai nạn thì sao? Suy nghĩ đúng đắn là trẻ “cày bừa” tích lũy tài sản, đầu tư, bắt tiền kiếm thêm tiền cho mình (thu nhập thụ động) rồi khi 30 hay 40, mình chuyển sang công việc nhàn hơn, không áp lực, lâu lâu lại đi nghỉ phép du lịch. Đừng bao giờ ngừng lao động, có thể làm cho người ta hoặc làm cho mình nhưng tuyệt đối phải tiếp tục lao động vừa để tạo ra giá trị cho xã hội, vừa có tương tác với mọi người”.
Video đang HOT
Nghỉ hưu non để tìm hạnh phúc, trào lưu mới của giới trẻ hiện đại
Thu Hương không phải là người đầu tiên “mở lối” cho trào lưu nghỉ hưu sớm này. Thực tế, tại Trung Quốc, người ta đã dành hẳn cho trào lưu này một cái tên mới: Nghỉ hưu non. Khi tích lũy được một khoản tiền kha khá, nhiều người trẻ sẽ không đi làm, nghỉ việc để không phải chịu áp lực, không bon chen, và họ hoàn toàn hạnh phúc với quyết định ấy.
Khác với phe phản đối, nhiều người dùng internet, đặc biệt là người trẻ lại bày tỏ ý kiến ủng hộ trào lưu này.
“Thật ra điều này cũng có lợi, đôi lúc những người nghỉ hưu sớm có thể giúp giải quyết các vấn đề thất nghiệp trong xã hội. Người nghỉ hưu sớm chắc cũng phải tính toán cẩn thận rồi chứ đời nào để mình chết đói. Không làm thì về quê nuôi cá trồng rau ăn cũng dư sức.
Thiệt bên phía công ty thôi, đang tuyển được lao động có tay nghề nhưng lại không chờ được người có năng lực cao hoặc tương tự như thế thay vào cho kịp”.
“Quan trọng là đích đến hạnh phúc của mỗi người là gì thôi. Mỗi người đều có một cách sống riêng, nhưng đa phần là hướng tới tinh thần được thoải mái, vui vẻ. Người ta nghỉ hưu nhưng vẫn làm đồ handmade, dạy thêm… Đây gọi là chuyển qua làm freelancer (làm tự do) chứ không phải ngừng lao động”.
Ảnh minh họa.
“Không ai có quyền quyết định cuộc sống của ai ngoài chính họ. Lựa chọn là của họ cuộc sống là của họ, 100 triệu hay 100 tỷ thì vẫn là của họ. Còn khôn hay dại thì họ làm họ nhận chứ có sao đâu mà lo này lo kia. Dù bạn ủng hộ hay không ủng hộ thì họ vẫn đang sống cuộc đời của chính mình”.
“Không có đúng hay sai, chỉ có phù hợp hay không phù hợp. Kiểu sống ăn chay, ngồi thiền, ít màng sự đời cũng giống như một hình thức tu tại gia. Làm gì cũng được, miễn là đừng làm gì để mình phải hối hận là được. Ý nghĩa cuộc đời không nhất thiết cứ phải lớn lao, sống sao để thấy mình hạnh phúc, không phiền lụy đến người xung quanh là được!”.
Cô gái 27 tuổi có 100 triệu tuyên bố nghỉ hưu sớm: Trào lưu FIRE và loạt câu hỏi không dễ trả lời
Mới đây chuyện cô gái 27 tuổi quyết định về hưu khi tài khoản tiết kiệm có 100 triệu đã thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng.
Nhắc đến nghỉ hưu, nhiều người thường nghĩ đến độ tuổi 55 - 60, khi bạn đã có mấy chục năm lao động, cống hiến, đã đóng bảo hiểm xã hội đủ số năm quy định để được nhận lương hưu, đã tích lũy được một khối tài sản sau nhiều năm miệt mài phấn đấu. Tuy nhiên rất nhiều người đã chọn về hưu sớm ở độ tuổi còn trẻ, như 40 tuổi, thậm chí 30 tuổi.
Mới đây cô gái 27 tuổi ở Hưng Yên chia sẻ quyết định nghỉ hưu sớm khi có trong tay 100 triệu đã thu hút sự chú ý của nhiều người. Theo những gì cô chia sẻ trên trang cá nhân, cô có lối sống xanh, an nhiên và tự tại. Nhiều người rất ấn tượng với lối sống này và xin bí kíp từ cô để học hỏi. Tuy nhiên, cô chỉ tuyên bố về hưu, còn làm thế nào để có tiền sinh hoạt thì cô không nói. Để lại những câu hỏi còn bỏ ngỏ với nhiều người.
Nghỉ hưu sớm là hiện tượng không mấy xa lạ ở các nước Âu Mỹ.
Thực ra trào lưu FIRE (Financial Independence & Retire Early - Độc lập tài chính và nghỉ hưu sớm) rất thịnh hành ở các nước Âu Mỹ vài năm trở lại đây nhưng vẫn còn mới mẻ, xa lạ với người Việt. Trên thực tế, đã có hàng ngàn người đã hoàn thành mục tiêu FIRE khi còn trẻ, chưa đến tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật.
Vậy để có thể nghỉ hưu sớm thì độc lập tài chính gần như là điều kiện tiên quyết mà bạn sẽ phải đạt được. Vì đơn giản thôi, bạn không đi làm nhưng những cần chi phí cho những nhu cầu tối thiểu như ăn uống, sinh hoạt hay những nhu cầu cao hơn để tận hưởng cuộc sống như đi du lịch, tham gia các câu lạc bộ.
Để đạt được mục tiêu độc lập tài chính, bạn phải tiết kiệm được số tiền bằng khoảng 25 lần tiền tiêu dùng trong một năm. Độc lập tài chính ở đây có nghĩa là bạn không còn phụ thuộc vào bất cứ ai hay công việc nào mà vẫn có tiền để trang trải cuộc sống. Nếu bạn độc thân và cắt giảm chi tiêu càng nhiều thì càng nhanh đạt được mục tiêu độc lập tài chính. Nếu muốn FIRE tước tuổi 50 thì bạn cần tiết kiệm và đầu tư 50-70% thu nhập hàng tháng, bằng cách cắt giảm chi tiêu hoặc kiếm nhiều tiền hơn.
Để về hưu, bạn phải để dành số tiền bằng 25 lần sinh hoạt phí trong 1 năm.
Số tiền để dành về hưu không phải cất trong tủ hay gửi ngân hàng để hưởng lãi nhỏ giọt mà cần đầu tư chứng khoán hoặc các kênh đầu tư thu lãi ròng hàng tháng. Điều này cho phép bạn rút 4% hàng năm nhưng không ảnh hưởng quá lớn đến tổng số tiền. Một khi bạn không còn áp lực phải kiếm tiền thì bạn có thể chọn nghỉ hưu sớm.
Tuy nhiên, nhiều người sẽ không chọn về hưu, thay vào đó họ chọn làm công việc mình muốn. Lúc này họ không còn áp lực phải đi làm để kiếm tiền mưu sinh nữa, lại làm đúng công việc mình thích nên thăng hoa hơn và dễ dàng gặt hái những thành tựu.
Rất nhiều người trẻ chán việc, mệt mỏi với cuộc sống bon chen xô bồ đã muốn về quê trồng rau, nuôi cá. Bởi thế về hưu sớm là động lực để họ tiết kiệm, đầu tư và nhanh chóng đạt mục tiêu độc lập tài chính.
Mỗi người có một ngưỡng độc lập tài chính khác nhau.
Nếu thật sự muốn về hưu sớm, trước hết bạn hãy trả dứt tất cả các khoản nợ nếu có. Sau đó bạn tính toán ngưỡng độc lập tài chính của mình, định mức này khác nhau tùy vào mức sống của mỗi người, nếu bạn có mức sống cao thì số tiền bạn cần để có thể độc lập tài chính càng lớn. Khi có được mục tiêu rồi, bạn hãy tiến hành 'tăng thu, giảm chi', nghĩa là cắt giảm chi tiêu, tìm cách tăng thu nhập để đạt mức tiết kiệm 50-70% thu nhập để đầu tư.
Các kênh đầu tư phổ biến thường là đầu tư vào thị trường chứng khoán một cách lâu dài, đầu tư bất động sản, góp vốn kinh doanh, tự kinh doanh hoặc các hình thức đầu tư khác. Cuối cùng, bạn phải có một mục tiêu, lối sống rõ ràng khi về hưu.
Bởi sự chán nản trong công việc hiện tại của bạn có thể chỉ là cơn buồn chán nhất thời, khi về hưu, có nhiều thời gian rảnh rỗi và không có gì để làm, bạn còn thấy chán hơn cả khi chưa nghỉ. Nhiều người theo đuổi FIRE không nhằm mục đích 'nghỉ hưu' mà để có điều kiện theo đuổi những gì họ yêu thích mà không phải chịu áp lực kiếm tiền.
Vì cô gái 27 tuổi kia chỉ tiết lộ số tiền tiết kiệm được là 100 triệu mà không tiết lộ mức sống nên rất khó để đánh giá cô đã đạt mục tiêu độc lập tài chính hay chưa, bởi ngưỡng độc lập tài chính của mỗi người là khác nhau. Biết đâu cô ấy chỉ cần 100 triệu để sống đến cuối đời, còn người khác thì rất khó để thực hiện được.
Bên cạnh đó, cô ấy cũng chia sẻ mình không có nguồn thu nhập thụ động nào. Như vậy, có thể cô ấy đã đi thẳng đến bước nghỉ hưu sớm mà không cần phải đạt được mục tiêu độc lập tài chính.
Nhiều người đã có cuộc sống tự do sau khi FIRE.
Sẽ có người thắc mắc, còn đạo hiếu phụng dưỡng bố mẹ già, rồi nhỡ bản thân xảy ra biến cố tai nạn, ốm đau thì phải làm sao? Câu hỏi ấy chắc chỉ cô ấy mới trả lời được thôi.
Như vậy, độc lập tài chính và nghỉ hưu sớm là trào lưu hay nhưng nó không dành cho tất cả mọi người và không phải ai cũng làm được. Nếu bạn có thu nhập thấp thì càng khó để đạt mục tiêu này và có thể đến khi đạt được thì cũng đến tuổi nghỉ hưu thông thường rồi.
Còn nếu bạn muốn về hưu ở tuổi 27 với 100 triệu trong tay thì cuộc đời của bạn, quyết định là ở bạn.
Người trẻ bỏ việc: Dám sống vì mình hay vô trách nhiệm với cộng đồng Chuyện người trẻ từ bỏ công việc ổn định để chạy theo đam mê của mình vốn không hiếm. Chưa nói đến chuyện có thành công hay không nhưng rõ ràng điều đó khiến họ cảm thấy thoải mái về mặt tinh thần, bởi được làm điều mình thích sẽ giúp cuộc sống của chúng ta tràn đầy năng lượng. Tuy nhiên mới...