Cô gái 27 tuổi áp dụng 4 cách để tiết kiệm 70% lương trong 3 năm, nâng số tiền trong tài khoản gần 700 triệu để nghỉ hưu sớm
Erica Leresche (27 tuổi) đã tiết kiệm được gần 700 triệu trong 3 năm chỉ nhờ áp dụng 4 cách này.
Khi nói đến tiền, Erica Leresche (27 tuổi, sống tại Mỹ) nói rằng nó là việc rất quan trọng và luôn đi theo đúng kế hoạch. Trong ba năm qua, cô đã tiết kiệm được 30.000 đô la (691 triệu) trong số tiền kiếm được khoảng 50.000 đô la (hơn 1,1 tỷ đồng) khi làm việc tại Oregon State Credit Union ở Albany, Oregon.
Leresche cho rằng kết quả này là do sự nuôi dạy của gia đình. Gia đình cô đã trải qua một số bất ổn về tài chính. “Khi tôi còn nhỏ, khoảng 3 tuổi, cha mẹ tôi chuyển đến nơi ở mới mà không có việc làm. Chúng tôi sống vô gia cư trong khoảng tám tháng”. Cô cũng đã chứng kiến cha mẹ mình phải vật lộn với tài chính vì không có bất cứ khoản tiết kiệm nào cho việc nghỉ hưu.
Cho tới năm ngoái, dịch bệnh và mẹ cô bị mắc Covid, nằm viện hơn 1 tháng. Tiền viện phí quá cao khiến Leresche càng nhận ra rằng, bạn thực sự không thể đoán trước được điều gì sẽ xảy ra trong cuộc sống. Cô quyết tâm thay đổi thói quen chi tiêu và tiết kiệm nhiều hơn. Và đây là bốn cách mà Leresche áp dụng để đạt được con số tiết kiệm gần 700 triệu sau 3 năm.
1. Tự áp đặt một loại thuế vô hình cho bản thân
Leresche tự đánh thuế cho bản thân: Tức là bất kể số dư thẻ tín dụng là bao nhiêu vào cuối tháng, cô ấy sẽ trả hết và sau đó gửi một số tiền tương đương 10% vào khoản tiết kiệm. Ví dụ: Nếu bảng sao kê thẻ tín dụng của cô ấy là 300 đô la (gần 7 triệu đồng), cô ấy sẽ trả hết số tiền đó cộng với khoản tiết kiệm 30 đô la (gần 700k).
“Cách làm này giúp tôi tăng tiền tiết kiệm và giảm chi tiêu vì tôi không muốn mình phải trả thêm tiền vào cuối tháng”.
2. Đừng tước đi những thứ bạn yêu thích
Khi tìm cách giảm chi phí, đừng tước đoạt những thứ quan trọng đối với bạn. Thay vào đó, hãy tìm những thứ tốn ít ngân sách mà vẫn làm bạn hạnh phúc. Và đừng cắt giảm khoản đó.
” Tôi thực sự yêu thích cà phê Starbucks, vì vậy tôi sẽ mua một ly cà phê vào buổi sáng, nhưng tôi sẽ nấu bữa trưa để tiết kiệm“, Leresche nói.
Video đang HOT
3. Đừng rơi vào “Lạm phát lối sống”
Khi được thăng chức hoặc tăng lương, bạn cũng có thể muốn bắt đầu chi tiêu nhiều hơn. Điều này được gọi là “lạm phát lối sống”. Leresche đã làm việc tại Oregon State Credit Union trong sáu năm và trong thời gian đó, thu nhập của cô đã tăng lên đáng kể.
Tuy nhiên, cô không để điều đó ảnh hưởng đến số tiền mình chi tiêu. Cô nói: ” Thu nhập của tôi đã tăng gấp đôi nhưng vẫn giữ nguyên cách chi tiêu như ban đầu. Mỗi năm tôi được tăng lương hoặc thăng chức, tôi sẽ tự động phân bổ số tiền đó vào khoản tiết kiệm”.
4. Ưu tiên cho các khoản chi dài hạn
Leresche nói: Có rất nhiều k-ỳ vọng mà người khác đặt vào, nhưng điều quan trọng là phải quyết định xem bạn muốn gì trong dài hạn và sẽ chi trả như thế nào.
Khi chọn chuyên ngành đại học cô cũng đã chọn một con đường sự nghiệp được trả lương cao hơn một chuyên ngành mà cô ấy đam mê. “Tôi yêu nghề làm vườn và sinh học, nhưng ngành ngân hàng có mức lương cao hơn nên tôi chọn nó”.
3 thói quen này đang thực sự khiến bạn tiêu nhiều tiền hơn
Đây là những thói quen có thể dẫn bạn đến việc chi tiêu nhiều hơn. Từ bỏ những thói quen này là cách để bạn tiết kiệm được nhiều hơn, ngày càng đến gần hơn với mục tiêu tài chính.
Khi nói đến quản lý tài chính, bạn có thể đặt ra những mục tiêu rất tốt song trong quá trình thực hiện lại mắc phải sai lầm. Bạn có thể cảm thấy chán nản khi lập ngân sách nhưng vẫn chi tiêu quá mức hoặc tự nhủ chỉ uống một cốc trà sữa tuần này nhưng cuối cùng lại uống tới 4 ly. Bạn cũng có thể thử thách bản thân tiết kiệm 50 đô la mỗi tháng, nhưng sự thật là cuối tháng chỉ thấy mình để được 25 đô la.
Đừng chán nản bởi suy cho cùng, chúng ta là con người và việc mắc sai lầm không có gì đáng xấu hổ. Điều quan trọng là nhất là chúng ta có thể nhìn nhận ra sai lầm đó và không để mắc lại lần sau. Trong những trường hợp trên, việc hiểu được tâm lý vì sao chúng ta lại chi tiêu nhiều hơn dự định sẽ giúp chúng ta phát triển những thói quen tốt để tránh bội chi.
Mariel Beasley, người đồng sáng lập Common Cents Labs, đã đề cập đến 3 thói quen thực sự khiến chúng ta tiêu nhiều tiền hơn và cách để tránh điều đó.
Thói quen số 1: Chỉ dựa vào ý chí để hạn chế chi tiêu
Beasley nói: "Động lực cũng giống như nhiều thứ khác, luôn biến đổi và dễ trôi đi. Vì vậy, nếu bạn chỉ dựa vào sức mạnh ý chí để ngăn bản thân mua hàng, theo thời gian động lực sẽ hao mòn và không phải lúc nào cũng hiệu quả."
Một trong những cách hiệu quả để bạn hạn chế chi tiêu của mình là thông qua việc lập ngân sách. Ngân sách có thể giúp bạn biết tiền của mình đi đâu, đâu là nơi mình chi tiêu nhiều tiền nhất. Tuy nhiên, vấn đề là nhiều người có xu hướng rơi vào vòng xoáy bù đắp quá mức khi họ đang cố gắng kiềm chế chi tiêu của mình.
Đó là khi nhiều người cố bám vào ngân sách của mình và chi tiêu ít hơn trong 1 tuần đầu, nhưng ngay vào tuần sau đó lại tiêu bù quá mức và vượt quá ngân sách. Khi họ nhận ra mình đã vượt quá ngân sách, họ sẽ lại giảm chi tiêu một lần nữa, để mình rơi vào tình trạng thiếu thốn và chu kỳ cứ như vậy tiếp tục theo cách này.
Tất nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn không nên lập ngân sách. Điều quan trọng là chúng ta không nên chờ đợi quá nhiều và cho rằng chỉ cần lập ngân sách 1 lần có thể giải quyết tất cả vấn đề và khi mọi thứ không được như mong muốn lại sinh ra chán nản. Cảm giác đó giống như bạn tiến được 1 bước lại lùi 2 bước vậy.
"Lập ngân sách là điều rất quan trọng nhưng chỉ vậy thôi thì chưa đủ. Về lâu dài, nếu bạn không có sự điều chỉnh phù hợp và thiết lập những thói quen, quy định khác tự đặt ra cho mình, bạn sẽ dễ rơi vào tình trạng cảm thấy tệ khi không đạt được mục tiêu ngân sách đã đặt ra cho mình", Beasley nói.
Thói quen số 2: Tập trung nhiều hơn vào sự hài lòng trước mắt thay vì lợi ích lâu dài
Là con người, chúng ta thường muốn đạt được những thứ mình muốn ngay bây giờ. Nhưng đôi khi, sự hài lòng tức thì đồng nghĩa với việc chúng ta đang ít chú trọng hơn vào lợi ích trong tương lai.
Beasley giải thích: "Chúng ta thường tập trung hơn vào những lợi ích trong hiện tại hơn là nghĩ cho tương lai về lâu về dàu. Chúng ta vốn dĩ có xu hướng làm những gì khiến mình cảm thấy tốt hơn ở hiện tại. Điều này bởi việc trì hoãn sự hài lòng khiến chúng ta không cảm thấy thoải mái. Do đó, chúng ta dễ chỉ đưa ra những quyết định mang lại cho mình sự hài lòng ngay lập tức".
Đây là một trong những lý do chính khiến bạn khó bắt đầu tiết kiệm để nghỉ hưu khi còn trẻ. Việc nghỉ hưu chỉ còn rất xa trong tương lai và chúng ta nghĩ rằng mình hoàn toàn có thể tiết kiệm sau, để rồi lại trì hoãn việc này. Nhớ rằng không bao giờ là quá sớm để tiết kiệm và càng tiết kiệm sớm, bạn sẽ càng được hưởng sức mạnh của lãi suất kép mang lại. Trước khi chi tiêu cho những thứ không cần thiết, hãy nhắc bản thân rằng mình sẽ làm được những điều quan trọng hơn, có nhiều sự lựa chọn hơn trong tương lai nếu cất số tiền đó vào tiết kiệm.
Thói quen số 3: Chạy theo đám đông
Khi bạn mang suy nghĩ phải bằng bạn bằng bè, mọi người có mình cũng phải có, những đồng tiền khó khăn mới kiếm được của bạn sẽ dễ dàng chảy ra khỏi túi.
Beasley nói: "Nhiều người thường nhìn ra những người xung quanh họ để biết những gì mình nên làm. Về mặt tài chính, họ bị thúc đẩy bởi những gì họ thấy người khác làm và trong đó bao gồm cả thói quen chi tiêu của họ."
Thời buổi mạng xã hội phát triển, chúng ta càng biết nhiều hơn về những gì người xung quanh mặc, chiếc xe họ đi hay chuyến du lịch mà họ hưởng. Song nhớ rằng đó chỉ là bề nổi, cuộc sống mà họ muốn bạn thấy ở họ. Bạn không thể biết họ đã mua những món đồ đó bằng cách nào, tiết kiệm được bao nhiêu tiền cho việc nghỉ hưu...
Trên thực tế, nghiên cứu từ Ngân hàng Dự trữ Liên bang Philadelphia cho thấy, nếu hàng xóm của bạn trúng xổ số, bạn là người dễ có khả năng bội chi, rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính. Đó là bởi khi thấy hàng xóm không ngừng sắm sửa, đổi xe đẹp hơn, sửa nhà thay đổi nội thất, bạn thấy mình cũng cần đổi những thứ tốt hơn và rồi dù không trúng giải, bạn vẫn sống lối sống xa hoa mà lẽ ra mình không nên.
Làm thế nào để phá vỡ những thói quen này?
Các chiến lược để kiểm soát chi tiêu của bạn sẽ hiệu quả hơn khi chúng phù hợp với tâm lý của bạn thay vì chống lại nó.
Beasley nói: "Việc tạo ra các quy tắc chi tiêu cho bản thân sẽ hiệu quả hơn việc lập ra một kế hoạch hạn chế số tiền bạn có thể chi tiêu. Đặt ra các quy tắc dựa trên hành động có xu hướng giúp bạn dễ duy trì lâu dài hơn so với việc chỉ lập ra 1 ngân sách".
Một ví dụ về quy tắc dựa trên hành động mà Beasley tự tuân theo là chỉ mua đồ uống bên ngoài nếu hôm đó cô ấy đi gặp bác sĩ. Bạn có thể đặt ra những quy tắc tương tự như chỉ dùng tiền mặt khi đi ăn với bạn bè để hạn chế số tiền mình có thể chi theo những gì bạn có trong ví, thay vì quẹt thẻ vô tội vạ.
Một quy tắc khác có thể giúp bạn cân bằng giữa chi tiêu và tiết kiệm là gửi tiền vào tài khoản tiết kiệm mỗi khi bạn thực hiện 1 giao dịch mua sắm không cần thiết. Ví dụ, bạn có thể tự đặt ra quy tắc là mỗi khi mua một trò chơi điện tử mới hay cốc nến từ cửa hàng nến yêu thích, bạn sẽ lập tức gửi 10 đô la hoặc số tiền cụ thể nào đó vào tài khoản tiết kiệm.
Và cuối cùng, hãy nhớ rằng không có giới hạn nào đối với các loại quy tắc dựa trên hành động mà bạn có thể đặt ra cho chính mình để chi tiêu hợp lý hơn. Quan trọng là phù hợp, giúp bạn có thể thực hiện lâu dài và hướng đến sự giàu có, tài chính tự do.
5 thay đổi rất nhỏ trong chi tiêu giúp người phụ nữ 30 tuổi đạt mục tiêu nghỉ hưu an nhàn, không lo nghĩ ở tuổi 50 Jen Glantz (33 tuổi) muốn nghỉ hưu ở độ tuổi 50, vì vậy cô đã lên kế hoạch để đạt được mục tiêu của mình: lập ngân sách, tránh nợ nần, đa dạng hóa khoản tiết kiệm và thực hiện kiểm tra tài chính hàng tuần. *Bài viết là chia sẻ của Jen Glantz. Cô là người sáng lập dịch vụ nổi tiếng...