Cô gái 22 tuổi qua đời vì ung thư cổ tử cung, nguyên do là bởi cô quá nuông chiều người yêu
Ung thư cổ tử cung là bệnh ung thư phổ biến ở phụ nữ. Tuy nhiên chính những thói quen nhiều người mắc khi quan hệ tình dục, làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Theo bác sĩ Trương Lâm, trưởng Khoa Sản phụ khoa của Bệnh viện Nhân dân số 1 Quận Long Loan, thành phố Ôn Châu, Trung Quốc chia sẻ về một trường hợp mà mình không thể quên. Đó là một cô gái vào phòng cấp cứu, trông cô còn rất trẻ nhưng gương mặt xanh xao, mồ hôi nhễ nhại.
Sau khi tìm hiểu, bác sĩ được biết cô gái tên Tiểu An, năm nay 22 tuổi. Kinh nguyệt của Tiểu An không đều, thời gian gần đây, cô bị ra máu liên tục, uống thuốc cầm máu cũng không có tác dụng. Sau khi kiểm tra, bác sĩ phát hiện Tiểu An bị bệnh ung thư cổ tử cung và bệnh đã chuyển sang giai đoạn cuối. Dù không còn hy vọng chữa trị nhưng Tiểu An vẫn nhập viện điều trị.
Ảnh minh họa
Nhiều người sẽ thắc mắc tại sao một cô gái trẻ như vậy lại bị ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối? Sau khi tìm hiểu, bác sĩ biết rằng tất cả những điều này có liên quan đến bạn trai của cô.
Tiểu An có bạn trai hồi cấp 3, sau khi trúng tuyển đại học hai người sống xa nhau, mỗi lần gặp nhau, Tiểu An quyến luyến bạn trai đến mức không bao giờ biết từ chối. Kể cả những ngày có kinh nguyệt, chỉ cần bạn trai thích cô đều chiều theo người yêu. Bác sĩ cho biết, chính việc “quan hệ” quá mức như thế này đã góp phần khiến bệnh của Tiểu An nghiêm trọng.
Vì được phát hiện quá muộn nên tình trạng bệnh của Tiểu An không thể cứu chữa được. Cô gái ngốc nghếch này vì quá nuông chiều bạn trai mà tự làm khổ mình. Do đó, bác sĩ khuyên các bạn nữ hãy yêu lấy bản thân mình trước khi yêu ai đó và đừng chủ quan và phung phí sức khỏe của mình cho cái gọi là tình yêu.
Các triệu chứng của ung thư cổ tử cung
Ảnh minh họa
- Ra máu âm đạo bất thường: Đây là biểu hiện phổ biến của ung thư cổ tử cung. Bạn có thể chảy máu vào giữa các kỳ kinh nguyệt, trong hoặc sau khi quan hệ tình dục hoặc bất cứ lúc nào sau khi mãn kinh.
- Tiết dịch âm đạo có mùi hôi: Dịch âm đạo tiết ra nhiều bất thường, có màu xanh hoặc vàng hoặc có mủ lẫn máu thì rất có thể là dấu hiệu ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu. Tuy nhiên, những triệu chứng này cũng có thể là biểu hiện của các bệnh lý phụ khoa khác. Vì vậy để xác định được nguyên nhân chính xác, bạn cần phải đi khám phụ khoa.
Video đang HOT
- Đau, khó chịu khi quan hệ tình dục: Đau khi quan hệ tình dục có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân. Mặc dù vậy các chuyên gia vẫn khuyến cáo bạn nên thăm khám để có hướng điều trị phù hợp hoặc phát hiện được ung thư cổ tử cung ngay từ giai đoạn đầu.
- Đau vùng xương chậu, đau lưng dưới: Các cơn đau có thể từ âm ỉ đến buốt, tập trung ở một vị trí ở vùng xương hông sau đó khuếch tán dần hoặc có thể xuất hiện cùng lúc ở bất kỳ khu vực nào ở xương hông. Nếu cơn đau chỉ mới gần đây và bạn đang không trong kỳ kinh nguyệt thì có thể đó chính là dấu hiệu của ung thư cổ tử cung.
- Chu kỳ kinh nguyệt bất thường: Ung thư cổ tử cung gây mất cân bằng hormone trong cơ thể, ảnh hưởng đến sự phát triển và rụng trứng, do đó, bạn có thể bị trễ kinh, kinh nguyệt có màu đen sẫm…
- Thay đổi thói quen đi tiểu: Tiểu tiện, đại tiện không kiểm soát hoặc có ít máu trong nước tiểu có thể là triệu chứng cảnh báo ung thư cổ tử cung.
- Sưng đau ở chân:Khi khối u phát triển lớn dần sẽ gây chèn vào các dây thần kinh và mạch máu ở vùng xương chậu gây ra đau và sưng chân.
Tác hại khác khi quan hệ tình dục trong ngày “đèn đỏ”
Ảnh minh họa
Mặc dù không phải ai có quan hệ tình dục trong ngày có kinh nguyệt đều gặp những rủi ro. Nhưng các bác sĩ không khuyến khích chị em làm việc này, bởi lẽ, quan hệ trong ngày có kinh nguyệt có thể dẫn đến những nguy hại sau:
- Viêm nhiễm âm đạo: Sự cọ xát trong lúc quan hệ có thể khiến lớp niêm mạc ở âm đạo tổn thương. Bởi lúc này nó đang trở nên phù nề và căng. Biểu hiện thường thấy của tình trạng này là tiểu rát sau khi quan hệ.
- Viêm niêm mạc tử cung: Tử cung trong những ngày hành kinh rất mỏng. Do đó, hoạt động tình dục có thể khiến tử cung bị rách và chảy máu. Nhất là khi thực hiện những động tác “yêu” mạnh bạo. Một số tài liệu còn cho rằng vấn đề này có liên quan đến bệnh ung thư tử cung khi thực hiện trong thời gian dài.
- Dễ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục: HIV, bệnh lậu hoặc bệnh giang mai là những bệnh phổ biến lây truyền qua đường tình dục không an toàn. Ngay cả khi quan hệ trong ngày “đèn đỏ” của phụ nữ. Cộng với đó, cổ tử cung mở rộng sẽ là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn xâm nhập vào sâu bên trong cơ quan sinh sản của người phụ nữ và gây bệnh.
Điểm chung của 90% ca bệnh ung thư cổ tử cung và cách giúp bạn tăng cơ hội sống
90% ung thư cổ tử cung có chung một nguyên nhân, do vậy phát hiện sớm các dấu hiệu khác thường của cơ thể có giúp tăng cơ hội chiến thắng ung thư.
Ung thư cổ tử cung là một căn bệnh nguy hiểm ảnh hưởng đến các tế bào ở cổ tử cung, phần dưới cùng của tử cung. Ung thư cổ tử cung là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do ung thư đối với phụ nữ tại Mỹ, nhưng những bước tiến trong việc phòng ngừa và thử nghiệm giúp tăng tỷ lệ sống sau ung thư.
Các chuyên gia cho rằng, những tiến bộ trong "cuộc chiến" chống lại căn bệnh ung thư phổ biến này là bởi hơn 90% các trường hợp ung thư cổ tử cung đều do một nguyên nhân gây ra, và bằng cách giải quyết vấn đề này, ung thư cổ tử cung có thể bị loại trừ hoàn toàn.
9/10 trường hợp ung thư cổ tử cung đều có chung một đặc điểm. Nhận biết dấu hiệu này sớm sẽ giúp bạn có cơ hội điều trị căn bệnh này thành công.
90% nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung là do virus HPV
Virus u nhú ở người (HPV) - một nhóm gồm hơn 200 loại virus có liên quan, là bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất ở Mỹ, với hơn ba triệu trường hợp mắc mới mỗi năm.
90% nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung là do virus HPV.
Mặc dù HPV có thể gây ra mụn cóc trên các bộ phận khác nhau của cơ thể, bao gồm cả bộ phận sinh dục, nhưng nó cũng có thể là một căn bệnh vô hình và không có triệu chứng rõ ràng.
Khi Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) thực hiện một nghiên cứu sử dụng dữ liệu dựa trên dân số để ước tính tỷ lệ phần trăm các ca ung thư có khả năng gây ra bởi HPV, họ phát hiện ra rằng, 91% các trường hợp ung thư cổ tử cung có thể bắt nguồn từ việc nhiễm HPV.
Các chuyên gia cho rằng, thống kê này nắm giữ "chìa khóa" để ngăn ngừa ung thư cổ tử cung. Nếu 90% trường hợp mắc bệnh là do HPV gây ra, điều này có nghĩa là 9/10 trường hợp ung thư cổ tử cung có thể được ngăn ngừa bằng cách tiêm phòng HPV kịp thời.
HPV có thể gây ra 6 loại ung thư khác nhau
Mặc dù cho đến nay, ung thư cổ tử cung là loại ung thư được biết đến nhiều nhất do HPV gây ra, nhưng có đến 5 loại ung thư khác có thể là kết quả của việc nhiễm HPV, bao gồm: ung thư hậu môn, ung thư âm hộ và âm đạo, ung thư dương vật và ung thư hầu họng. Có khoảng 36.500 ca chẩn đoán mắc mới các bệnh trên mỗi năm, có nghĩa là 33.700 trường hợp ung thư có thể được ngăn ngừa bằng tiêm chủng, CDC cho biết.
Những con số này không nhắc đến nhóm người mắc bệnh tiền ung thư. CDC coi các trường hợp ung thư cổ tử cung là "chỉ là phần nổi của tảng băng chìm", ước tính rằng có thêm 196.000 bệnh nhân phát triển tiền ung thư cổ tử cung mỗi năm.
Vaccine HPV có hiệu quả nhất ở tuổi vị thành niên
Các chuyên gia cho biết, thời điểm tốt nhất để tiêm phòng HPV là vào đầu tuổi vị thành niên. CDC khuyến cáo rằng, tất cả trẻ em nên tiêm liều vaccine đầu tiên trong độ tuổi từ 11 đến 12, mặc dù có thể tiêm sớm nhất là khi trẻ 9 tuổi. Liều tiếp theo nên được dùng từ sáu đến mười hai tháng sau liều đầu tiên.
Ủy ban Cố vấn về Thực hành Tiêm chủng (ACIP) của CDC cũng khuyến nghị tiêm phòng HPV cho tất cả mọi người từ 26 tuổi trở xuống nếu họ chưa được tiêm phòng khi còn nhỏ. Tuy nhiên, đối với những người trên 26 tuổi, lời khuyên có một chút khác biệt.
Tiêm phòng HPV từ khi còn trẻ giúp phòng ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả.
CDC giải thích: " Không nên tiêm phòng cho tất cả mọi người trên 26 tuổi. Một số người trưởng thành từ 27 đến 45 tuổi có thể quyết định tiêm phòng HPV dựa trên lời khuyên của bác sĩ. Việc tiêm phòng HPV cho những người trong độ tuổi này mang lại ít lợi ích hơn, vì một số lý do, bao gồm cả nhiều người trong độ tuổi này đã tiếp xúc với HPV".
Nếu bạn chưa được tiêm phòng HPV, hãy nói chuyện với bác sĩ để xác định liệu loại vaccine này có phù hợp hay không.
Nên tầm soát ung thư cổ tử cung thường xuyên
Các loại ung thư do virus HPV thường được chẩn đoán sau khi bệnh nhân bắt đầu xuất hiện các triệu chứng. Tuy nhiên, CDC cho biết, việc thăm khám bác sĩ phụ khoa để làm xét nghiệm Pap và HPV thường xuyên có thể giúp họ xác định ung thư cổ tử cung hoặc tiền ung thư bằng cách cảnh báo về những thay đổi tế bào có khả năng trở thành ung thư nếu chúng không được điều trị.
Các chuyên gia cho rằng phụ nữ nên đi khám sàng lọc định kỳ bắt đầu từ 21 tuổi, và tiếp tục khám sàng lọc ba năm một lần miễn là họ có kết quả bình thường.
Hãy trao đổi với bác sĩ nếu bạn nhận thấy mình có bất kỳ triệu chứng nào có thể cho thấy ung thư cổ tử cung hoặc tiền ung thư.
Theo Hiệp hội Ung thư Lâm sàng Hoa Kỳ (ASCO), những triệu chứng này bao gồm chảy máu giữa các kỳ kinh, kéo dài hơn hoặc nặng hơn bình thường; tiết dịch nhiều hơn; đau khi quan hệ tình dục; chảy máu sau khi mãn kinh hoặc đau vùng chậu.
Nữ giáo viên mất bố vì ung thư máu vượt 350km đi "cầu cứu" bác sĩ Bố chồng mất vì phát hiện ung thư máu quá trễ và gia đình cũng có nhiều người bệnh ung thư, nữ giáo viên ở Đắk Lắk đã vượt quãng đường dài tìm gặp bác sĩ, khi phát hiện có triệu chứng mất tri giác. Ngày 9/2, thời điểm Đơn vị tầm soát và phát hiện sớm ung thư của Bệnh viện (BV)...