Cô gái 14 tuổi phải cắt cụt 2 chân vì ung thư xương, bác sĩ cảnh báo đây là căn bệnh nhiều người trẻ mắc phải trong độ tuổi dậy thì
Xiaoxi (14 tuổi, Trung Quốc) liên tục nói với bố mẹ mình bị đau chân, nhưng họ cho rằng đó là ảnh hưởng của thời kỳ dậy thì nên không quan tâm. Đến khi phát hiện bệnh, họ khóc hối hận không kịp khi biết con gái mình có thể sẽ phải cắt cụt chi.
” Mẹ ơi, chân con đau đến mức cả đêm không ngủ được ” là câu nói mà Xiaoxi thường xuyên kêu than trong suốt 2 tháng liền với bố mẹ. Nhưng do quá bận rộn và cho rằng Xiaoxi đang trong thời gian dậy thì, xương khớp phát triển nhanh, cơ thể chưa thích ứng kịp nên bố mẹ cô cũng không coi đó là vấn đề nghiêm trọng.
Gần đây, tình trạng mất ngủ do đau nhức của Xiaoxi trở nên ngày càng tồi tệ hơn, bố mẹ mới đưa cô đi kiểm tra thì tá hỏa phát hiện khớp gối của cô có dấu hiệu lồi hẳn ra ngoài, tức tốc đưa Xiaoxi đến bệnh viện gần nhất.
Ảnh minh họa.
Cô được chụp CT, cộng hưởng từ và nhiều hội chẩn y khoa khác. Cuối cùng, kết quả chẩn đoán khiến cả gia đình Xiaoxi chết lặng, bố mẹ vô cùng hối hận vì đã không quan tâm đến tình trạng của cô sớm hơn.
Xiaoxi mắc bệnh ung thư xương, nhưng do phát hiện và điều trị quá muộn nên khối u đã “gặm nhấm” gần như toàn bộ xương chân, cô có thể phải cắt cụt chi mới giữ lại được tính mạng.
Hiện tại, Xiaoxi vẫn đang tích cực điều trị tại Bệnh viện Ung thư Hà Nam (Trung Quốc), nhưng chắc chắn sau này cô sẽ không thể sống một cuộc sống bình thường như bao bạn bè cùng trang lứa. Bố mẹ Xiaoxi cũng sẽ mãi sống trong dằn vặt, đau đớn, tự trách bản thân vì đã không quan tâm và đưa con đi chữa trị sớm hơn.
Nhiều người trẻ mắc ung thư xương trong độ tuổi dậy thì!
Bác sĩ Cai Qiqing, Trưởng khoa Chỉnh hình, Bệnh viện Ung thư Hà Nam (Trung Quốc) cho biết u xương (hay ung thư xương) là 1 khối u ác tính. Ở Trung Quốc, mỗi năm có khoảng 4-5 nghìn người mắc mới, thường gặp nhất ở thanh thiếu niên, độ tuổi dưới 20.
U xương có mức độ ác tính cao, khởi phát nhanh, chủ yếu tập trung ở các xương dài (xương tứ chi), trên lâm sàng ít gặp các trường hợp ở xương chậu, cột sống, xương hàm hoặc các bộ phận khác trên cơ thể.
Video đang HOT
Bác sĩ Cai Qiqing cũng bày tỏ quan ngại rằng do có nhiều triệu chứng khá tương đồng nên rất nhiều phụ huynh, đặc biệt là các bố mẹ trẻ tuổi thường lầm tưởng những biểu hiện sớm của bệnh ung thư xương ở chi dưới là cơn đau do phát triển thể chất (trong tuổi dậy thì) hoặc đau do trẻ vận động quá sức. Do đó, chúng ta cần đặc biệt chú ý 3 biểu hiện sớm của bệnh này như sau:
- Thường bị đau quanh phần khớp gối hoặc mặt trước của bắp chân. Chỗ đau này không bị sưng đỏ, bầm tím, các khớp có thể cử động bình thường nhưng cơn đau sẽ tăng lên vào ban đêm, sau khi vận động, đau có thể đột nhiên biến mất và xuất hiện lại sau 1 thời gian ngắn.
- Các tĩnh mạch bị căng phồng, có thể xuất hiện các cục u hoặc hạch bạch huyết với nhiều kích thước khác nhau, to lên từng ngày.
- Dùng tay chạm vào thì cảm thấy chỗ đau có nhiệt độ cao hơn hẳn các mô xung quanh. Bệnh tiến triển không chỉ khiến đau nhức đến mức ngồi yên cũng đau mà còn kèm theo triệu chứng sốt vào ban đêm.
Việc điều trị u xương chủ yếu bao gồm phẫu thuật, xạ trị và hóa trị. Trước năm 1970, tỷ lệ tử vong do ung thư xương cao tới 90%. Nhưng ngày nay y học hiện đại đã nâng tỷ lệ sống thêm 5 năm của người mắc bệnh này lên tới hơn 70%.
Tuy nhiên, hiệu quả điều trị của u xương phụ thuộc chủ yếu vào thời điểm phát hiện bệnh. Vì vậy, hãy luôn có chế độ ăn uống cân bằng, tập thể thao và đi khám sức khỏe định kỳ để bảo vệ bản thân, người thân trong gia đình khỏi căn bệnh khủng khiếp này.
Bỗng dưng thấy 3 dấu hiệu này ở chân, bạn cần đi khám ung thư gan, xương ngay lập tức!
Y học Trung Quốc đánh giá bàn chân là bộ não thứ hai của con người vì thế nếu ba dấu hiệu bất thường này xuất hiện trên chân, thì có thể cảnh báo những vấn đề sức khỏe, bao gồm cả ung thư.
Nhắc đến bệnh ung thư, nhiều người sẽ có cảm giác sợ hãi bởi đến nay số lượng tử vong vì căn bệnh này vẫn rất cao, mặc dù một số phương pháp điều trị có thể tạm thời ngăn chặn bệnh ung thư nhưng cuối cùng vẫn không thể chữa khỏi bệnh một cách triệt để. Vì vậy, ngày càng có nhiều người bắt đầu chú trọng đến việc phòng ngừa bệnh trước khi tình trạng trở nên quá nghiêm trọng không thể cứu chữa.
Ngoài việc thăm khám sức khỏe định kỳ, còn có nhiều cách giúp xác định trước bệnh ung thư như quan sát bàn chân. Y học Trung Quốc đánh giá bàn chân là bộ não thứ hai của con người vì có mối liên hệ vô cùng mật thiết với lục phủ ngũ tạng. Do đó, nếu ba dấu hiệu bất thường này xuất hiện trên chân, thì có thể cảnh báo những vấn đề sức khỏe, bao gồm cả ung thư.
1. Chân sưng phù: Ung thư gan
Theo tờ QQ (Trung Quốc), phù chân là tình trạng tích tụ chất lỏng trong các mô ở bàn chân và mắt cá chân, xảy ra khi mao mạch trong cơ thể bị rò rỉ dịch ra gian bào khiến các mô bị sưng lên. Phù chân thường xuất phát ở nhiều nguyên nhân, nhưng nếu bỗng dưng bạn bị phù chân một cách rõ ràng, có chiều hướng nặng hơn thì nên chú ý xem gan có hoạt động bình thường hay không.
Khi mắc bệnh ung thư gan, khối u trong gan sẽ chèn ép các mạch máu ở gan, gây nên tình trạng tăng áp lực tĩnh mạch cửa khiến nước từ trong lòng mạch ra gian bào nhiều hơn. Ngoài ra, gan bị tổn thương còn gây tích tụ các hormone steroid, làm ứ đọng muối và nước, từ đó gây phù nề ở chân.
2. Bàn chân màu vàng: Ung thư gan
Những người mắc bệnh về gan, bao gồm ung thư gan thường phải đối mặt với tình trạng lưu thông máu kém, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng tạo máu của cơ thể, gây ra hiện tượng lòng bàn chân có màu vàng.
Ngoài ra, da vàng còn liên quan đến tình trạng tích tụ quá nhiều bilirubin trong máu. Chất này vốn được xử lý tại gan nhưng khi cơ quan này bị tổn thương, bilirubin sẽ không được đào thải tích cực và rò rỉ vào các mô như da và mắt, khiến chúng chuyển thành vàng.
3. Cơn đau chân tồi tệ: Cảnh báo ung thư xương
Theo trang Cancer, đau chân là dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh ung thư xương. Lúc đầu, cơn đau không liên tục. Nó có thể tồi tệ hơn vào ban đêm, khi thức giấc hoặc khi đang đi bộ. Ung thư xương càng phát triển thì cơn đau càng trở nên tồi tệ hơn khi hoạt động. Ngoài đau xương, người bệnh còn phải đối mặt với những dấu hiệu như khó ngủ, chán ăn, bơ phờ, xanh xao, sụt cân đột ngột,...
Nên làm gì để phòng ngừa ung thư hiệu quả?
Ung thư có khả năng xuất hiện ở mọi lứa tuổi với nhiều loại khác nhau. Căn bệnh này tuy rất nguy hiểm nhưng vẫn có nhiều cách để phòng ngừa. Theo bác sĩ Nguyễn Văn Tiến (Bệnh viện Ung bướu, TP.HCM) nếu chúng ta thực hiện một số biện pháp dưới đây thì có thể phòng ngừa trên 50% ung thư:
- Không hút thuốc lá, thuốc lào và tranh hut thuôc thu đông.
- Dinh dưỡng hợp lý, ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, hạn chế ăn mỡ động vật, đồ ăn rán (chiên) quá cháy...
- Hạn chế sử dụng rượu bia.
- Sinh đẻ kế hoạch và tình dục an toàn.
- Tiêm vắc xin phòng viêm gan B phòng ung thư gan, vắc xin HPV phòng ung thư cổ tử cung.
- Tránh tia nắng gắt, dung kem chông năng khi lao động ngoài trời, khi đi tắm biển phòng ung thư da.
- Thực hiện tốt các biện pháp an toàn lao động, phòng bệnh ung thư nghề nghiệp do môi trường độc hại.
- Luyện tập thể dục thể thao, tăng cường sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch.
Nếu thấy con có 3 dấu hiệu này thì cha mẹ nên tận dụng cơ hội để thúc đẩy chiều cao của con phát triển tối đa Chiều cao của trẻ sẽ có cơ hội phát triển tối đa nếu bố mẹ nắm bắt được những thời điểm vàng và biết cách hỗ trợ đúng lúc. Chiều cao từ lâu đã trở thành thước đo của vẻ đẹp bên ngoài. Và càng ngày các cha mẹ lại càng quan tâm đến vấn đề phát triển chiều cao cho con. Ngoài...