Có được tự ý bán tài sản chung của vợ chồng khi đưa vào kinh doanh không?
Vợ chồng tôi thỏa thuận đưa xe ô tô vào kinh doanh. Hiện công ty làm ăn thua lỗ, tôi muốn bán chiếc ô tô này để thanh toán nợ nần. Tôi có được quyền tự ý bán không?
Hỏi: Tôi và vợ tôi đã bán một căn nhà bố mẹ cho hai vợ chồng để mua một căn nhà nhỏ hơn, số tiền còn lại dùng mua một chiếc ô tô. Một thời gian sau tôi thành lập doanh nghiệp tư nhân tại nhà. Tôi thảo luận với vợ và cùng đồng ý sẽ đưa chiếc xe vào phục vụ hoạt động kinh doanh của công ty. Hiện công ty làm ăn thua lỗ, tôi muốn bán chiếc ô tô này để thanh toán nợ nần. Tôi có được quyền tự ý bán không hay phải có sự đồng ý của vợ (tôi rất cần tiền nhưng vợ tôi rất thích chiếc xe này và sẽ không muốn bán nó)?
Phan Văn Hoàng (Củ Chi, TP.HCM)
Ảnh minh họa
Trả lời:
Chào anh,
Chiếc xe ô tô là tài sản chung của vợ chồng anh chị do tài sản này được tạo ra trong thời kỳ hôn nhân, hai vợ chồng đã thống nhất đưa chiếc xe vào hoạt động kinh doanh. Việc đưa tài sản chung vợ chồng vào kinh doanh thực hiện theo điều 36, Luật Hôn nhân và Gia đình 2014: Trong trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về việc một bên đưa tài sản chung vào kinh doanh thì người này có quyền tự mình thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung đó. Thỏa thuận này phải lập thành văn bản.
Do anh chị chưa lập văn bản cho thỏa thuận này mà hai vợ chồng chỉ mới thỏa thuận miệng với nhau nên chiếc xe này vẫn chưa được xem là tài sản để anh đưa vào kinh doanh, vẫn được xem là tài sản chung của vợ chồng, căn cứ theo điều 122 Bộ luật Dân sự năm 2015: “ Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 của Bộ luật này thì vô hiệu”, trong đó, khoản 2, điều 117, Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định”. Thỏa thuận này của anh chị đã không tuân thủ điều kiện về hình thức nên không có hiệu lực.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Vì đây vẫn được xem là tài sản chung nên việc định đoạt nó phải tuân theo quy định tại điều 35, khoản 2, Luật Hôn nhân và Gia đình 2014:
“Việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp sau đây: Bất động sản; Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu; Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình.”
Chiếc xe là động sản phải đăng ký quyền sở hữu, vì vậy việc định đoạt nó phải có sự đồng ý của vợ anh, và phải lập thỏa thuận bằng văn bản. Trong trường hợp này anh không thể tự ý bán xe. Nếu anh tự ý bán thì giao dịch giữa anh và người mua sẽ vô hiệu do không tuân thủ quy định của pháp luật.
Luật sư Nguyễn Kiều Hưng
Theo phunuonline.com.vn
Ba mẹ chồng cho đất nhưng vợ chồng xây nhà, chia sao khi ly hôn?
Dù là đất của ba mẹ anh cho nhưng căn nhà trên đó là do chúng tôi cùng nhau sửa chữa. Giờ chúng tôi quyết định ly hôn, chuyện con cái và căn nhà sẽ giải quyết thế nào?
Hỏi: Tôi và chồng kết hôn năm 2011. Tôi là giáo viên, anh là kỹ sư xây dựng. Trước khi cưới, tôi được ba mẹ cho riêng một căn nhà và đất đứng tên tôi. Sau khi cưới, vì căn nhà này được để lại đã cũ nên chúng tôi sửa sang lại và nâng cấp căn nhà lên tiêu tốn khoảng 500 triệu. Chúng tôi sinh được 2 con: một con 7 tuổi, một 15 tháng tuổi. Hiện tại vợ chồng tôi tiến hành ly hôn. Cho tôi hỏi là tôi có toàn quyền đối với căn nhà này đúng không và tôi muốn nuôi cả hai con có đúng quy định pháp luật không?
Phạm Thị Thành (Gò Vấp, TP. HCM)
Ảnh minh họa
Trả lời của luật sư:
Chào bạn,
Trước hết xin cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi về trường hợp mình đang gặp phải. Tôi xin đưa ra tư vấn nhằm giúp bạn tháo gỡ thắc mắc đối với vấn đề về tài sản riêng và quyền nuôi con khi ly hôn nhằm đảm bảo tốt nhất cho quyền và lợi ích của bạn như sau:
Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định tại điều 43 về tài sản riêng của vợ, chồng:
" 1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng."
Vậy trường hợp của bạn, vì đây là lô đất được bố mẹ tặng cho bạn, đứng tên bạn trước thời kỳ hôn nhân và bạn cũng chưa từng nhập vào tài sản chung nên đây là tài sản riêng của bạn. Bên cạnh đó, điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
" 1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 điều 40 của luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung."
Theo quy định này, tiền 500 triệu sửa chữa căn nhà, nâng cấp căn nhà và các tài sản trong căn nhà được vợ, chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng (nếu không chứng minh được là tài sản riêng). Do đó, sau khi ly hôn, bạn sẽ được chia đôi giá trị tài sản trên nhưng có tính đến các yếu tố theo khoản 2 điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như: Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng; Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập; Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập; Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
Ảnh minh họa
Về vấn đề sau khi ly hôn, việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục con sau khi ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014 tại điều 81 có quy định về vấn đề này. Trường hợp của bạn, đối với cháu bé hơn 7 tuổi, bạn có quyền thỏa thuận với chồng để nuôi con. Nếu không thỏa thuận được, tòa án sẽ hỏi ý kiến, nguyện vọng của bé muốn sống cùng với bạn hay với chồng bạn. Tuy nhiên đây chỉ là yếu tố để tòa án cân nhắc, còn việc sống cùng ai tòa án sẽ căn cứ vào những điều kiện mà người sẽ trực tiếp nuôi bé đảm bảo điều kiện về mọi mặt cho bé để bé có sự chăm sóc và phát triển tốt nhất. Đối với bé 15 tháng tuổi sẽ được giao cho bạn trực tiếp nuôi, trừ trường hợp bạn không đủ điều kiện nuôi bé hoặc vợ chồng bạn có thỏa thuận khác mà tòa án xem xét là phù hợp với lợi ích của bé.
Vậy bạn muốn giành quyền nuôi cả hai cháu thì phải chứng minh khả năng tài chính tốt và nguyện vọng muốn nuôi con, như vậy khả năng đạt được yêu cầu này rất cao theo như những gì bạn nêu. Và đương nhiên sau khi ly hôn, chồng bạn cũng có trách nhiệm cấp dưỡng cho hai cháu theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
Luật sư Trần Đăng Sĩ
Theo phunuonline.com.vn
Ly hôn rồi chồng vẫn phá tôi Anh muốn can thiệp mọi sinh hoạt của con nhưng không đề cập đến việc chu cấp. Anh và gia đình sợ mang tiếng là bị vợ bỏ nên đặt điều đi bêu rếu, nói xấu tôi khắp xóm Hình ảnh minh họa Tôi là tác giả của bài viết: "Tôi hy sinh sức khỏe để nhận lại sự vô tâm và giành...