Có dữ liệu công dân, tín dụng tiêu dùng sẽ phát triển lành mạnh
Đó là quan điểm của TS Nguyễn Trí Hiếu- chuyên gia tài chính ngân hàng khi bàn về giải pháp phát triển lành mạnh của thị trường tài chính tiêu dùng.
Đó là quan điểm của TS Nguyễn Trí Hiếu (ảnh)- chuyên gia tài chính ngân hàng khi bàn về giải pháp phát triển lành mạnh của thị trường tài chính tiêu dùng.
Cách thu hồi nợ các CTTC thông qua dịch vụ thu hồi nợ đang khiến dư luận bức xúc bởi hành vi đe dọa, uy hiếp khách hàng. Quan điểm của ông như thế nào về vấn đề này?
- Tôi lên án tất cả các hành động mang tính “ xã hội đen” để đòi nợ bất kể người thuê đòi nợ là tổ chức cho vay chính thức hay phi chính thức. Tuy nhiên, ở Việt Nam, tình trạng đòi nợ theo kiểu xã hội đen đã xảy ra nhiều năm nay. Nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đòi nợ thuê ngày càng biến tướng, móc nối với các băng nhóm côn đồ hoặc tuyển dụng nhân viên là những thành phần bất hảo, có tiền án tiền sự,…; hành vi đòi nợ thì phản cảm, gây rối, thậm chí sử dụng những thủ đoạn uy hiếp, đe dọa, xâm phạm danh dự, nhân phẩm, sức khỏe, tính mạng của con nợ,… với mục đích thu hồi nợ bằng mọi giá.
Cũng có lẽ vì vậy, Quốc hội Việt Nam mới đây đã thông qua việc cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê.
Việc cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê liệu có loại bỏ được những sự việc đau lòng như việc một khách hàng của CTTC nhảy sông tử tự không?
Video đang HOT
- Quả thực đó là một sự việc đau lòng. Trên thực tế, tất cả các khoản nợ quá hạn, nợ xấu đều được các CTTC ủy quyền hoặc bán thẳng cho các công ty, tổ chức thu hồi nợ. Đó chính là lý do dịch vụ đòi nợ thuê tồn tại trong suốt những năm qua.
Nơi người đàn ông để lại xe máy, dép và giấy nợ rồi nhảy sông. Ảnh: T.P.O
Thế nhưng, việc cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ mới chỉ là phần ngọn của vấn đề. Nghĩa là, bài toán về rủi ro phát sinh khi cho vay tiêu dùng hay người vay phải tử tự vì bị siết nợ sẽ không bao giờ giải được. Nếu như cấm thì các tổ chức tín dụng và CTTC sẽ phải tự thực hiện đòi nợ. Chuyện đòi nợ thuê hay tự thực hiện thu hồi nợ là hậu quả của việc người đi vay không trả được nợ vì một lý do nào đó, thậm chí cố tình không trả nợ.
Vậy giải bài toán này, chúng ta phải làm như thế nào, thưa ông?
- Các công ty cho vay trong đó có CTTC cần phải được điều chỉnh để thu hồi nợ đúng pháp luật và nhân bản hơn, phải cẩn trọng khi cho vay. Người đi vay, phải đi vay 1 cách có trách nhiệm. Nếu như vay bừa bãi thì chính họ đặt vào 1 cái bẫy của tín dụng đen hay thu hồi nợ bất hợp pháp. Cơ quan chức năng không được buông lỏng quản lý.
Và quan trọng hơn cả theo tôi muốn tín dụng tiêu dùng sẽ phát triển lành mạnh phải có dữ liệu công dân.
Như bên Mỹ, cho vay tiêu dùng có một đặc biệt đó là, hầu như người dân đều có điểm xếp hạng tín dụng. Người nào đã có vay ở ngân hàng và CTTC đều đã có điểm tín dụng từ 400 cho tới 800 điểm. Tất cả các ngân hàng hay CTTC đều dựa vào đó để cho vay như điểm đánh giá về công ăn việc làm, nhà ở, lịch sử vay mượn, ngay cả người nào có án lệnh cũng đi vào trong bộ xếp hạng tín dụng đó.
Việt Nam chúng ta chưa làm được điều đó. Do đó, để kiểm soát được hoạt động cho vay tiêu dùng thì phải có cơ sở dữ liệu về khách hàng thật tốt, phân loại, xếp hạng khách hàng…
Hiện NHNN cũng đã có cơ quan đánh giá xếp hạng tín dụng cho doanh nghiệp, khách hàng cá nhân nhưng còn rất hạn chế. Nhanh chóng hoàn thiện cơ sở dữ liệu về khách hàng sẽ tránh được trường hợp những người không có khả năng trả nợ mà các CTTC vẫn cho vay hoặc “ép” vay vì vấn đề thị phần, lợi nhuận.
Xin cảm ơn ông!
Việt Nam-EU nhất trí tăng cường hợp tác lao động
Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) Đào Ngọc Dung và Đại sứ Trưởng phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam Giorgio Aliberti nhất trí tiếp tục thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực lao động, việc làm, phát triển nguồn nhân lực.
Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung và Đại sứ - Trưởng phái đoàn EU tại Việt Nam Pier Giorgio Aliberti. (Nguồn: Bộ LĐTB&XH)
Ngày 8/6, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung đã tiếp Đại sứ - Trưởng phái đoàn EU tại Việt Nam Pier Giorgio Aliberti, đến chào xã giao nhân sự kiện Quốc hội Việt Nam vừa bỏ phiếu phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA) và phê chuẩn việc Việt Nam tham gia Công ước số 105 của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) về Xóa bỏ lao động cưỡng bức.
Tại buổi tiếp, Đại sứ Giorgio Aliberti đáng giá cao ý nghĩa và tầm quan trọng của việc Quốc hội Việt Nam bỏ phiếu phê chuẩn hai Hiệp định vì lợi ích của người dân và doanh nghiệp EU và Việt Nam. Đại sứ cũng đánh giá cao việc Quốc hội đã đồng thời bỏ phiếu phê chuẩn việc Việt Nam tham gia Công ước 105 của ILO về Xóa bỏ lao động cưỡng bức với tỷ lệ gần như tuyệt đối và cho rằng việc phê chuẩn Công ước này một lần nữa khẳng định đường lối nhất quán hội nhập quốc tế của Việt Nam.
Đại sứ cũng cho rằng việc phê chuẩn Công ước 105 của ILO tại kỳ họp lần này, tiếp theo việc phê chuẩn Công ước 98 của ILO về Quyền thương lượng tập thể tại kỳ họp tháng 6 năm 2019 của Quốc hội Việt Nam đã thể hiện những nỗ lực liên tục và bền bỉ của Việt Nam trong việc hương tới việc phê chuẩn những công ước cơ bản của ILO - đây là một trong những cam kết quan trọng trong Hiệp định EVFTA.
Tại buổi tiếp, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đánh giá cao sự hợp tác của Phái đoàn EU và Bộ LĐTB&XH trong thời gian qua, đặc biệt trong việc phối hợp để chuẩn bị cho việc Nghị viện EU phê chuẩn Hiệp định EVFTA và EVIPA vào tháng 2/2019 vừa qua. Bộ trưởng nhắc lại tầm quan trọng của Chương 13 về Thương mại và Phát triển bền vững trong Hiệp định EVFTA, trong đó hai bên Việt Nam và EU cam kết thúc đẩy thương mại đồng thời đảm bảo an sinh xã hội, đảm bảo những quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động theo đúng tinh thần của các công ước của Tổ chức lao động quốc tế mà Việt Nam cũng như tất cả các quốc gia EU đều là thành viên.
Bộ trưởng cũng thông báo cho Đại sứ EU việc Bộ LĐTB&XH phối hợp với các Bộ ngành liên quan đang khẩn trương xây dựng dự thảo để trình cấp có thẩm quyền ban hành 22 văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động, bao gồm 14 Nghị định, 01 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và 7 Thông tư, trong đó, 16/22 dự thảo văn bản đã được đăng trên website để chưng cầu ý kiến của người dân và doanh nghiệp.
Toàn cảnh buổi tiếp. (Nguồn: Bộ LĐTB&XH)
Bộ trưởng cho biết mặc dù có khó khăn do dịch Covid 19, Bộ vẫn quyết tâm để các văn bản này sẽ được kịp thời ban hành trong năm 2020 nhằm đảm bảo Bộ luật Lao động sẽ chính thức được thực thi từ tháng 1 năm 2021 theo đúng lộ trình. Đại sứ EU đánh giá cao những nỗ lực này và cho rằng việc thực thi Bộ luật Lao động sửa đổi theo đúng lộ trình cũng chính là góp phần thực hiện một cách có hiệu quả cam kết về lao động trong EVFTA.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung và Đại sứ Giorgio Aliberti nhất trí cho rằng Bộ LĐTB&XH và Phái đoàn EU sẽ tiếp tục thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực lao động, việc làm, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của các doanh nghiệp Việt Nam cũng như các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam, trong đó có nhiều doanh nghiệp đến từ EU. Đây chính là một trong những mắt xích quan trọng để nâng cao hiệu quả của thương mại và đầu tư theo Hiệp định EVFTA và EVIPA.
EVFTA đánh dấu một khởi đầu mới trong mối quan hệ giữa Việt Nam và EU Ngày 8-6, hoan nghênh việc Quốc hội Việt Nam đã phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA), Chủ tịch EuroCham Nicolas Audier khẳng định, sự kiện này đánh dấu một khởi đầu mới trong mối quan hệ giữa Việt Nam và EU. Theo đó, EuroCham hoan nghênh việc Quốc hội Việt...