Cổ đông Vinaconex tranh cãi số phận dự án Splendora An Khánh ‘mắc cạn’ cả thập kỷ
Số phận của dự án khu đô thị mới Splendora Bắc An Khánh (huyện Hoài Đức, Hà Nội) lại gây nhiều tranh cãi của các cổ đông Vinaconex khi dự án này đã “mắc cạn” hơn 10 năm nay. Trong khi, lãnh đạo Tổng công ty CP Vinaconex cho biết, sẽ bán phần vốn tại dự án và cũng có thể mua lại với giá hợp lý để chủ động điều hành triển khai dự án này.
Muốn kết thúc dự án Splendora An Khánh trong năm nay
Tại đại hội cổ đông thường niên vừa diễn ra của Tổng công ty CP Vinaconex, số phận dự án Splendora Bắc An Khánh (huyện Hoài Đức, Hà Nội) lại gây nhiều tranh cãi. Dự án này do liên doanh TNHH Phát triển Đô thị mới An Khánh (An Khánh JVC) là chủ đầu tư, trong đó Vinaconex và Công ty Địa ốc Phú Long, mỗi bên giữ 50% vốn.
Vinaconex muốn mua hoặc bán toàn bộ dự án Splendora An Khánh sau hơn chục năm chậm trễ triển khai.
Ads by optAd360
Ông Đào Ngọc Thanh, Chủ tịch HĐQT Vinaconex, cho biết vấn đề tại An Khánh JVC đã kéo dài, sự không nhất trí không có lợi cho Vinaconex và cổ đông. Do đó, HĐQT tính đến việc chuyển nhượng dự án cho Sovico Holdings (công ty mẹ của Địa ốc Phú Long). Nếu Sovico Holdings không đồng ý, công ty sẽ tìm đối tác khác để bán.
“HĐQT cũng tính đến phương án có thể mua lại với giá hợp lý. Đồng thời, Vinaconex muốn kết thúc câu chuyện này trong năm 2020″, ông Thanh nói.
Được biết, HĐQT đề xuất với đại hội cổ đông 2 phương án tái cấu trúc. Phương án 1, Vinaconex đàm phán để chuyển nhượng toàn bộ phần vốn tại An Khánh JVC cho thành viên góp vốn còn lại hoặc các nhà đầu tư khác có nhu cầu, thu hồi vốn và đầu tư vào các dự án tiềm năng khác. Phương án 2, Vinaconex đàm phán mua toàn bộ phần vốn của Địa ốc Phú Long để chủ động điều hành và triển khai dự án.
HĐQT đánh giá cơ cấu vốn góp 50% – 50% của 2 thành viên là Vinaconex và Địa ốc Phú Long sẽ có bất lợi về mặt thời gian trong việc triển khai dự án do các vấn đề trọng yếu đều phải đạt được sự đồng thuận giữa 2 bên. Đây là một trong những lý do gây ra sự đình trệ của dự án Khu đô thị mới Bắc An Khánh.
Trong khi đó, khoản nợ vay tài chính lên đến 3.406 tỷ đồng làm phát sinh chi phí hàng năm rất lớn, tăng áp lực tài chính cũng như số lỗ lũy kế hàng năm. Điều này gây ảnh hưởng đến uy tín và thương hiệu đầu tư bất động sản của Vinaconex trên thị trường, nhất là tại một dự án vốn được đánh giá tiềm năng như khu đô thị mới Bắc An Khánh.
Một số cổ đông nghiêng về phương án Vinaconex nên thoái vốn khỏi dự án này khi tiềm lực công ty đang phân tán. Trong văn bản gửi tới HĐQT Vinaconex, các cổ đông cho rằng phương án Vinaocnex đàm phán để mua toàn bộ vốn của Phú Long tại An Khánh JVC là không khả thi, bởi theo chia sẻ từ Phú Long thì đơn vị này không có nhu cầu bán phần vốn sở hữu tại dự án Bắc An Khánh.
Số phận dự án Splendora An Khánh sẽ ra sao?
Video đang HOT
Dự án khu đô thị Splendora Bắc An Khánh là một trong 4 dự án tại Hà Nội nằm trong kế hoạch thanh tra trong năm 2020 về việc chấp hành pháp luật trong quản lý và sử dụng đất đai theo quyết định thanh tra vừa được Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ TNMT) ban hành.
Ông Đào Ngọc Thanh, Chủ tịch HĐQT Vinaconex từng cho biết đây là miếng đất lớn nhất của Hà Nội đã có chủ sở hữu, chỉ cần xây nhà lên và bán. Tuy nhiên, nhiều năm nhiều khu vực của dự án vẫn bỏ hoang thành nơi thả trâu bò của người dân.
Theo đó, trọng tâm là việc thực hiện các quy định của pháp luật về thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất; việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
Được biết, khoảng 1 năm trước, mâu thuẫn nội bộ tại Vinaconex trở lên căng thẳng khi một số cổ đông lớn đã yêu cầu tòa án dừng hoạt động của HĐQT doanh nghiệp. Theo nhiều nguồn tin, dự án Splendora chính là nguồn cơn gây ra mâu thẫu giữa hai nhóm cổ đông lớn tại đây.
Ông Đào Ngọc Thanh, Chủ tịch HĐQT Vinaconex từng cho biết đây là miếng đất lớn nhất của Hà Nội đã có chủ sở hữu, chỉ cần xây nhà lên và bán. Tuy nhiên, dự án gặp không ít vướng mắc vì các cổ đông không tìm được tiếng nói chung. Theo ông Thanh, mâu thuẫn chính tại dự án này là khác nhau về ý tưởng triển khai dự án, nổi cộm là cách thức xử lý hồ điều hòa trung tâm.
Trong khi Vinaconex muốn giữ nguyên quy hoạch cũ và bổ sung thêm cây xanh, dịch vụ đi kèm. Nhóm cổ đông còn lại đề xuất xây hồ theo dạng bao quanh các căn biệt thự để tối đa hóa diện tích mặt hồ và tăng giá sản phẩm xây dựng.
Liên doanh An Khánh JVC được thành lập năm 2006, là chủ đầu tư dự án khu đô thị mới Bắc An Khánh (Splendora) diện tích hơn 264 ha, nằm tại huyện Hoài Đức, Hà Nội. Khi đó tổng mức đầu tư được công bố dự tính là 2,57 tỷ USD.
Năm 2007 dự án được UBND tỉnh Hà Tây (cũ) giao đất và phê duyệt quy hoạch 1/500. Đến 2009 dự án triển khai giai đoạn 1 khoảng 50ha (khu nhà ở cao cấp Splendora) và đã hoàn thành vào 2013 (quy mô 1049 biệt thự, nhà liền kề và chung cư). Năm 2017 dự án mới triển khai giai đoạn 2 (khu biệt thự Lakeside Splendora quy mô gần 4,7 ha, tuy nhiên đến nay giai đoạn 2 của dự án Splendora vẫn “giậm chân tại chỗ”.
Vinaconex chuẩn bị "vé vào cửa" các dự án lớn
Để có được điều này, yêu cầu đầu tiên phải có và cần tăng vốn. Nhưng tăng vốn có làm cổ đông thiệt hay không?
Chủ tịch HĐQT Vinaconex Đào Ngọc Thanh
Ngày 29/6, Tổng công ty CP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex, mã CK: VCG- HNX) tổ chức đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2020. Với tỷ lệ 70,04% tán thành, phương án tăng vốn điều lệ đã được thông qua.
Để có được tỷ lệ đồng thuận trên, đại diện HĐQT Vinaconex đã phải trả lời những câu hỏi quan trọng đặt ra từ cổ đông.
Kế hoạch có mặt tại loạt dự án lớn
"Vinaconex không có lý do gì không đầu tư. Chúng ta đang xây lắp tại các dự án khổng lồ. Chúng ta đã được sơ tuyển đấu thầu vào 5 đại dự án lớn. Chúng ta hy vọng rằng Vinaconex được tham gia vào các dự án sân bay. Phải ước mơ! Còn thành công phụ thuộc nhiều yếu tố, nhưng ban lãnh đạo sẽ cố gắng cao nhất", ông Đào Ngọc Thanh, Chủ tịch HĐQT Vinaconex đặt vấn đề trước khi ĐHĐCĐ tiến hành bỏ phiếu phương án tăng vốn điều lệ.
Đây cũng là yêu cầu mà ông Thanh nhấn mạnh ít nhất là để có "vé vào cửa" các dự án lớn, sau đó là có đủ nguồn lực để triển khai hiệu quả.
Yêu cầu tăng vốn của Vinaconex đặt ra trong bối cảnh cả nước đang và chuẩn bị bước vào các đại công trình, mà sức nóng triển khai thể hiện rõ trên diễn đàn Quốc hội tại kỳ họp vừa qua.
Nhưng trước hết, cân đối nguồn lực của tổng công ty này đang như thế nào?
Theo báo cáo tài chính riêng đã được kiểm toán cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2019, vốn điều lệ đã góp đủ của Vinaconex là 4.417 tỷ đồng. Theo tờ trình tăng vốn điều lệ, Vinaconex đã sử dụng đầu tư tài chính dài hạn vào các công ty con, công ty liên doanh liên kết là 3.908 tỷ đồng; đầu tư vào tài sản và bất động sản đầu tư 473 tỷ đồng; ngoài ra luôn phải duy trì vốn lưu động lớn để đáp ứng hoạt động sản xuất kinh doanh được thường xuyên, liên tục.
Đại diện lãnh đạo Vinaconex cho biết, thời gian qua, Tổng công ty ngoài việc đang triển khai các dự án bất động sản ở Hà Nội, đã trúng đấu giá quyền sử dụng đất, làm chủ đầu tư nhiều dự án bất động sản cả 3 miền Bắc, Trung, Nam (Hà Nội, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Quảng Nam, Phú Yên, TP.HCM..).
Bên cạnh đó, về lĩnh vực đầu tư giao thông với hình thức BOT, Vinaconex tham gia nộp hồ sơ dự tuyển nhiều dự án, trong đó nổi bật là 5 dự án BOT thành phần thuộc dự án Xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 với quy mô tổng mức đầu tư hàng chục ngàn tỷ, nhu cầu vốn của chủ đầu tư phải đáp ứng tối thiểu 20% tổng mức đầu tư.
Chính vì vậy, để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian tới, kịp thời nắm bắt các cơ hội đầu tư kinh doanh, HĐQT Vinaconex đã trình ĐHĐCĐ thông qua phương án tăng vốn điều lệ của tổng công ty trong năm 2020.
"Đây là cơ hội lớn để Vinaconex gia tăng tiềm lực tài chính, chủ động kế hoạch vốn để tăng sức cạnh tranh, qua đó tăng doanh thu, lợi nhuận và sau đó đem lại hiệu quả đầu tư cho các cổ đông gắn bó với tổng công ty trong chặng đường dài. Trong bối cảnh Chính phủ đang thúc đẩy giải ngân đầu tư công, tăng cường phát triển cơ sở hạ tầng để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, chúng tôi nghĩ đây là cơ hội hiện hữu cho Vinaconex", đại diện lãnh đạo Vinaconex nhấn mạnh.
Qua ĐHĐCĐ thường niên 2020, cơ hội trên được cổ đông tạo điều kiện để Vinaconex nắm bắt, với 70,4% tỷ lệ tán thành phương án tăng vốn điều lệ. Việc còn lại là triển khai, hướng đến tăng vốn thành công, nhưng quan trọng hơn nữa là phải đảm bảo được lợi ích cổ đông qua sử dụng vốn một cách hiệu quả.
Trụ sở Vinaconex tại Hà Nội
"Chúng tôi luôn tính tới quyền lợi cổ đông"
Tại đại hội, chính Chủ tịch Vinaconex Đào Ngọc Thanh đặt vấn đề, khi tăng vốn có làm cổ đông thiệt không?
"Chúng tôi luôn tính tới quyền lợi cổ đông", Chủ tịch Vinaconex khẳng định, với quan điểm tăng vốn không phụ thuộc hoặc không vì lợi ích cho một người nào mà cho tất cả các cổ đông.
Nhưng trước hết, sau khi tăng được vốn, việc sử dụng vốn đòi hỏi minh bạch, tính toán cụ thể, cũng như tính khả thi và hiệu quả.
Theo tờ trình trình ĐHĐCĐ, số lượng cổ phiếu dự kiến mà Vinaconex chào bán là 66.256.600 cổ phiếu, tương đương với 15% tổng số lượng cổ phiếu đang lưu hành. Như vậy, nếu phát hành tăng vốn thành công theo mệnh giá, Vinaconex sẽ có thêm 662,5 tỷ đồng để đầu tư và tham gia vào các dự án lớn. Cũng theo tờ trình của HĐQT, Vinaconex dự kiến chào bán với giá 15.000 đồng/cổ phần, do vậy, nếu thành công, Tổng công ty sẽ được bổ sung thêm 993,8 tỷ đồng.
Đại diện lãnh đạo Vinaconex cho biết, tổng số tiền dự kiến thu được từ đợt phát hành là 993,8 tỷ đồng dự kiến sẽ được sử dụng vào các dự án lớn như: Triển khai dự án Khu đô thị đại Lộ Hòa Bình kéo dài tại phường Hải Hòa, TP. Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh; đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Đông Anh tại huyện Đông Anh, Hà Nội; triển khai dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng Condotel Resort ven biển Tuy Hòa - xã Bình Kiến, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.
Đồng thời, làm vốn đối ứng tham gia vào các dự án BOT: Dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Nghi Sơn - Diễn Châu, đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt, đoạn Nha Trang - Cam Lâm, đoạn Cam Lâm - Vĩnh Hảo, đoạn Phan Thiết - Dầu Giây thuộc dự án Xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020...
Và như gợi mở từ ông Đào Ngọc Thanh, Vinaconex định hướng có thể tham gia vào các dự án sân bay lớn trong tương lai. Hay cụ thể và cập nhật luôn tại đại hội, ông Thanh cho biết cuối tuần vừa qua Tổng công ty cũng đã có thêm một khu công nghiệp mới tại Đông Anh; hay hiện cũng đã có khu bất động sản "rất hot" ở Hòa Lạc (Hà Nội)...
Đó là loạt các dự án lớn, kế hoạch lớn phía trước. Còn gần nhất và sát thực với quyền lợi của các cổ đông là cụ thể hóa hiệu quả hoạt động và kết quả sử dụng vốn. Tại đại hội, Chủ tịch Vinaconex khẳng định Ban lãnh đạo sẽ cố gắng cao nhất để triển khai thành công các kế hoạch đã báo cáo cổ đông, cũng như đặt chỉ tiêu cổ tức năm tới 12% dù đại dịch Covid-19 đang và dự báo sẽ tiếp tục ảnh hưởng bất lợi tới nền kinh tế nói chung và Tổng công ty nói riêng.
An Quý Hưng làm ăn ra sao sau một năm làm cổ đông lớn nhất tại Vinaconex (VCG)? Trong cơ cấu nợ, khoản phải trả dài hạn khác chiếm đến hơn 92% tổng nợ của doanh nghiệp, ở mức 6.943 tỷ đồng chủ yếu phát sinh từ thương vụ mua 57,7% cổ phần của Vinaconex từ SCIC vào cuối năm 2018. Doanh thu giảm, lợi nhuận đột biến Theo báo cáo tài chính năm 2019 - năm đầu tiên với vai...