Cổ động viên MU gọi Di Maria là rắn độc
Người hâm mộ đội chủ sân Old Trafford cảm thấy rất buồn cười trước thông tin PSG sẽ dùng Angel di Maria và Julian Draxler làm một phần của bản hợp đồng đổi lấy Paul Pogba.
Di Maria từng có 1 năm gắn bó với MU, tuy vậy đó không phải thời gian ngọt ngào. Ngay từ đầu, ngôi sao người Argentina được cho là đã không muốn gia nhập đại diện thành Manchester. Để ra đi, cựu sao Real cũng giở nhiều chiêu trò vô kỷ luật, để gây sức ép lên ban lãnh đạo.
Chính điều đó khiến Di Maria trở thành gương mặt bị CĐV MU rất căm ghét. Vì vậy, số đông người dùng mạng xã hội cười ngất trước tin đồn tiền vệ 32 tuổi có thể trở lại sân Old Trafford. Họ liên tục đưa ra bình luận khinh miệt ngôi sao người Nam Mỹ, và chỉ trích cầu thủ này thậm tệ.
Di Maria từng cảm thấy tiếc nuối vì gia nhập MU. Ảnh: Getty Images.
“Di Maria là một trong số ít những cầu thủ United tôi khinh thường nhất. Lúc xem Ashley Young hất văng hắn thật thích thú làm sao”, tài khoản tên Will chia sẻ. Một người dùng khác tên MartialFC thì viết: “Di Maria trở lại MU? Thà xem Phil Jones và Smalling ở hàng thủ mỗi tuần còn hơn có Di Maria”.
Làn sóng chê bai Di Maria xuất hiện trên mạng xã hội ngày một nhiều hơn. Ngôi sao người Argentina thậm chí bị gọi là “rắn độc”. Giai thoại cựu sao Real luôn chuyển kênh khác mỗi khi thấy TV phát sóng các trận đấu của MU cũng được CĐV nhắc lại, để cho thấy tiền vệ này cũng rất ghét “Quỷ đỏ”. Có người lại bảo MU không đời nào muốn thấy Di Maria ở Old Trafford.
Hè 2014, MU chi 59,7 triệu bảng để đưa Di Maria về sân Old Trafford. Ở thời điểm ấy, ngôi sao người Nam Mỹ vừa cùng Real vô địch Champions League. Nhưng chỉ sau 1 mùa, tiền vệ này rời đi và chuyển tới PSG. Cánh truyền thông chỉ trích màn trình diễn của Di Maria trong màu áo MU rất nhiều, gọi anh là bản hợp đồng tệ nhất mùa giải.
Sau này, Di Maria cũng thừa nhận rất tiếc nuối vì gia nhập MU. Những chia sẻ của anh khiến CĐV “Quỷ đỏ” nổi cơn thịnh nộ. Năm ngoái, khi ngôi sao người Nam Mỹ về lại sân Old Trafford ở trận lượt đi vòng 1/8 Champions League, người hâm mộ thể hiện thái độ ghét ra mặt cầu thủ này. Họ la ó mỗi khi Di Maria chạm bóng, và còn ném chai bia xuống sân.
Man United có thể học được gì từ Liverpool và Barca?
Với việc đang xây dựng hệ thống phân tích quy củ hơn, Man United có thể học hỏi từ Liverpool cũng như Barca, những đội đi trước trong vấn đề này và có được thành công.
Tháng 11/2019, cựu thủ thành Man United Edwin Van Der Sar chính thức ký hợp đồng với Ajax trên cương vị giám đốc Điều hành. Trước đó, ông được "Quỷ đỏ" mời về để đảm nhiệm vai trò giám đốc Thể thao. Van Der Sar là một trong nhiều người khước từ lời mời ngồi vào vị trí đó của đội chủ sân Old Trafford.
Man United cần người thấu hiểu đội bóng, biết rõ đội bóng đang cần những cầu thủ nào. Chính HLV Ole Solskjaer thừa nhận ông và các nhân vật chóp bu tại Man United phải đảm nhiệm quá nhiều công việc.
Đó chính là lý do Man United không có nhiều bản hợp đồng thành công sau khi Sir Alex Ferguson giải nghệ. Hàng loạt bom tấn như Angel Di Maria, Alexis Sanchez đều trở thành bom xịt. Còn Man United vẫn chưa trở lại vị thế của đội bóng thách thức danh hiệu.
Video đang HOT
"Trễ còn hơn không bao giờ", Man United cần nhìn vào những gì Liverpool hay Barca đã làm để phát triển việc phân tích dữ liệu, một yếu tố quan trọng để thành công trong bóng đá hiện đại.
Man United cần học hỏi nhiều từ chính đại kình địch của mình. Ảnh: Getty.
Thành công của Liverpool
Luke Bornn, người đứng đầu mảng phân tích dữ liệu của AS Roma, không ngạc nhiên về việc Mohamed Salah ngày càng thu hút sự chú ý của người hâm mộ. Tuy nhiên, ông từng cảm thấy khó hiểu khi không có nhiều đội bóng quan tâm đến việc chiêu mộ cầu thủ này.
Bornn đánh giá Salah cực kỳ hiệu quả trong việc tạo ra cơ hội và ghi bàn. Tuy nhiên, lúc đó, ông đánh giá cầu thủ người Ai Cập vẫn chưa vươn tới đỉnh cao. Ông tin Salah sẽ bùng nổ hơn nếu được chơi trong hệ thống có khả năng chuyển trạng thái từ phòng ngự sang tấn công nhanh chóng của HLV Juergen Klopp.
Tháng 1/2014, Liverpool từng rất tiếc nuối khi sắp đưa Salah về Anfield thành công. Tuy nhiên, cuộc gọi từ Jose Mourinho đã khiến điểm đến của Salah chuyển sang Stamford Bridge.
Quãng thời gian Salah gắn bó với Chelsea không hạnh phúc như anh mong muốn. Salah có 13 lần ra sân và truyền thông Anh gọi đó là bản hợp đồng thất bại. Tuy nhiên, những con số thống kê lại chỉ ra anh sở hữu những điểm mạnh như tốc độ, sức mạnh, di chuyển thông minh và khả năng đưa ra quyết định ở gần vòng cấm. Đó là tố chất có thể giúp Salah tồn tại ở Premier League.
Giám đốc Nghiên cứu của Liverpool Ian Graham có bằng tiến sĩ về vật lý lý thuyết, đã đi sâu vào dữ liệu của Salah từ Basel, Fiorentina và Roma để kết luận anh ta sẽ phát huy được những điểm mạnh trong khâu tấn công cùng Sadio Mane và Roberto Firmino.
Tam tấu của Liverpool chứng minh những phân tích của Graham là hoàn toàn chính xác. Ảnh: Premier League.
Ban đầu, Liverpool nhắm đến Julian Brandt, cầu thủ đang khoác áo Dortmund. Tuy nhiên, Graham và Michael Edwards, giám đốc Thể thao của Liverpool, đã thuyết phục HLV Klopp rằng Salah mới chính là mẫu tiền đạo có khả năng hoạt động rộng mà đội bóng đang cần nhất, phù hợp nhất.
Mùa hè 2017, Salah chính thức là người của Liverpool. Để nhận được cái gật đầu từ Roma, "Lữ đoàn đỏ" bỏ ra 50 triệu euro, con số mà các nhà phân tích của cả 2 đội tự tin nhận định đó là cái giá quá rẻ so với những gì Salah có thể mang lại.
Hiện tại, Salah có 91 bàn thắng sau 144 lần ra sân và là cầu thủ quan trọng trong hành trình giúp Liverpool trở lại vị thế của đội bóng hàng đầu nước Anh cũng như châu Âu.
Một năm sau, Liverpool tiếp tục có thêm bản hợp đồng nữa từ AS Roma. Alisson Becker thi đấu cho "Lữ đoàn đỏ" dưới cái mác của thủ môn đắt thứ 2 thế giới. Một lần nữa, Liverpool sở hữu cầu thủ mà đóng góp của họ giá trị hơn nhiều so với số tiền đội bóng bỏ ra.
Michael Edwards, một trong những người đứng sau thành công của Liverpool. Ảnh: Liverpool FC.
Những điều đó đến với Liverpool không phải nhờ may mắn. Mọi bước đi trên thị trường chuyển nhượng của đội bóng này đều có chủ đích. Họ tin tưởng vào việc phân tích dữ liệu của những chuyên gia hàng đầu.
"Về mặt phân tích dữ liệu trên thị trường chuyển nhượng, họ vượt xa các đối thủ. Họ có đội ngũ thấu hiểu câu lạc bộ, cùng nhau làm việc để hướng tới mục tiêu chung thông qua việc phân tích và xử lý dữ liệu. Từ đó, họ đưa ra những quyết định chính xác", giáo sư môn Toán ứng dụng David Sumpter chia sẻ với Independent. Ông cũng từng xuất bản cuốn sách "Soccermatics" để nói về toán học trong bóng đá.
"Liverpool đang hoạt động tốt với cấu trúc đúng đắn và bản sắc rõ ràng. Liverpool không chỉ có nền tảng phù hợp để các nhà khoa học dữ liệu làm việc, mà còn trao quyền cho những con người có khả năng đưa ra quyết định tuyệt vời đó.
Sự kết hợp giữa những bộ óc tuyệt vời này giúp Liverpool có được thành công", Giáo sư trường Kinh tế Luân Đôn Ignacio Palacios-Huerta dành lời khen. Hiện tại, ông cũng làm việc trong mảng này với tư cách giám đốc của Athletic Bilbao, đội bóng chơi tại La Liga.
Các đội bóng khác đang phân tích dữ liệu như thế nào?
Đối thủ truyền kiếp của Liverpool, Man United cũng đang xây dựng đội ngũ phân tích dữ liệu tương tự. Ông Sumpter hoan nghênh động thái này của "Quỷ đỏ", dù họ đã đi sau những kình địch của mình như Liverpool, Man City hay thậm chí là các đội bóng kém danh như Brighton và Brentford.
Brentford có mô hình phân tích như các đội bóng lớn và đang cho thấy sự hiệu quả. Năm 2017, họ ký hợp đồng với Neal Maupay với giá 2 triệu euro. Hai mùa sau, họ thu về hơn 20 triệu euro khi bán chân sút này cho Brighton.
Tại giải hạng Nhất, Brentford là một trong 4 đội có quỹ lương eo hẹp nhất nhưng lại đứng ở vị trí thứ 4 trên bảng xếp hạng. Đó là minh chứng cho việc hoạt động hiệu quả trên thị trường chuyển nhượng.
Maupay đang có 8 bàn thắng và 2 kiến tạo, con số khá tốt với một cầu thủ chơi cho Brighton, đội bóng hạng trung tại Premier League. Ảnh: Premier League.
Dù rất ủng hộ việc Man United muốn xây dựng đội ngũ phân tích dữ liệu, ông Sumpter cũng đưa ra vấn đề mà "Quỷ đỏ" phải đối mặt.
"Nhiều câu lạc bộ đã thuê nhân viên phân tích để phù hợp với xu hướng phát triển của bóng đá hiện đại nhưng lại chẳng cho họ quyền quyết định, dù lớn hay nhỏ. Một số đội bóng tỏ ra không tin tưởng các nhân viên phân tích. Số còn lại có tình trạng lạm quyền", ông Sumpter nói.
Trong khi Liverpool là hình mẫu trong việc chuyển nhượng, Barca chính là nơi để Man United học hỏi về việc phát triển nghiên cứu mọi khía cạnh nhằm giúp đội bóng chơi tốt hơn.
Gã khổng lồ xứ Catalonia xây dựng trung tâm nghiên cứu vào năm 2017, dưới sự chỉ đạo của William Spearman, tiến sĩ Vật lý của trường Havard. Họ phân tích mọi thứ, từ dinh dưỡng, sức khỏe, đến các vấn đền trong sân cỏ. Javier Fernandez, người được ông Sumpter đánh giá rất cao, gọi đây là động thái giúp Barca hiểu rõ trận đấu hơn.
Fernandez, người đứng đầu hệ thống phân tích của Barca, cho biết họ quan tâm đến từng tình huống trên sân, lối chơi chung, cảm quan không gian. Barca không quá chú tâm đến các dữ liệu xoay quanh quả bóng như số đường chuyền, cú sút hay tắc bóng.
Thay vào đó, họ phân tích cầu thủ. Điều này cho phép họ thấy Lionel Messi hoạt động hiệu quả hơn bất cứ cầu thủ nào, dù anh ta không tích cực di chuyển. Rõ ràng, việc phân tích dữ liệu nói lên rất nhiều điều mà người hâm mộ khó cảm nhận được.
Những phân tích của Barca chỉ ra Messi hoạt động tốt ngay cả khi anh bước đi lững thững trên sân. Ảnh: Getty.
Theo huyền thoại Johan Cruyff, người đặt nền móng cho lối đá tấn công mà Barca đang áp dụng, một cầu thủ chỉ sở hữu bóng trung bình 3 phút mỗi trận. Vậy 87 phút còn lại, họ làm những gì?
"Đó chính là khả năng hoạt động không bóng, một yếu tố quan trọng đối với mỗi cầu thủ. Barca đề cao tiêu chuẩn này trong hệ thống phân tích dữ liệu. Sau đó, họ chia sẻ những kiến thức này đến những ai quan tâm. Họ muốn bóng đá ngày càng phát triển hơn", ông Sumpter chia sẻ.
Bóng đá là trò chơi của khoảnh khắc. Không ai có thể ngờ được Trent Alexander-Arnold lại thực hiện cú đá láu cá đến như vậy để giúp Liverpool ấn định chiến thắng 4-0 trước Barca, hay Eder lại có cú vung chân xuất thần để khiến người Bồ Đào Nha vỡ òa trong một thế trận bị Pháp ép đến nghẹt thở. Ai lại quan tâm đến những con số khô khan kia.
Tuy nhiên, đó là suy nghĩ của người hâm mộ. Với người làm bóng đá, họ cần sự chuẩn bị kỹ càng ở nhiều mặt để có thể chọn được các nhân tố đủ khả năng mang lại những khoảnh khắc bùng nổ như vậy. Và phân tích dữ liệu chính là quá trình chuẩn bị quan trọng.
Nguyên Khang
Oezil đang là mục tiêu của thuyết âm mưu? Mesut Oezil có tệ như tất cả đều nghĩ? Dựa vào những gì truyền thông Anh đưa tin liên quan tới việc từ chối giảm lương để giúp đỡ CLB, tiền vệ người Đức xứng đáng bị chỉ trích. Trong bối cảnh thế giới đang chung tay chống dịch Covid-19, Oezil lại đi ngược với số đông. Anh và một số đồng đội...