Cổ đông nhỏ muốn công ty sửa điều lệ, cách nào?
Theo Luật Doanh nghiệp, cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên trong thời hạn liên tục ít nhất 6 tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty có quyền đề cử người vào hội đồng quản trị và ban kiểm soát. Vậy các cổ đông nhỏ muốn công ty sửa Điều lệ, trong đó quy định tỷ lệ sở hữu trên là 5% thì phải làm gì?
Bà Nguyễn Thị Thùy Dương, Chuyên viên Tư vấn quản trị doanh nghiệp, Phụ trách EzGSM (ĐHCĐ trực tuyến), CTCP Chứng khoán FPT:
Theo quy định tại Điểm đ, Khoản 2, Điều 135, Luật Doanh nghiệp 2014, quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Vì vậy, khi các cổ đông muốn sửa đổi nội dung trên trong Điều lệ công ty, các cổ đông nên gặp mặt, trao đổi, đề xuất với hội đồng quản trị xem xét, quyết định đưa vấn đề trên vào nội dung biểu quyết tại đại hội đồng cổ đông gần nhất.
Trường hợp khác, cổ đông có thể tập hợp nhau lại để đủ tỷ lệ sở hữu 10% và đề xuất kiến nghị nội dung trên vào chương trình họp Đại hội đồng cổ đông theo quy định tại Khoản 2, Điều 138, Luật Doanh nghiệp 2014 -Chương trình và nội dung họp đại hội đồng cổ đông: cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên trong thời hạn liên tục ít nhất 6 tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại điều lệ công ty có quyền kiến nghị vấn đề đưa vào chương trình họp đại hội đồng cổ đông. Kiến nghị phải bằng văn bản và được gửi đến công ty chậm nhất 3 ngày làm việc trước ngày khai mạc, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định thời hạn khác. Kiến nghị phải ghi rõ tên cổ đông, số lượng từng loại cổ phần của cổ đông hoặc thông tin tương đương, vấn đề kiến nghị đưa vào chương trình họp.
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Từ trường hợp MTM, cần định nghĩa mới về công ty đại chúng
Nhiều ý kiến quy kết việc CTCP Mỏ và xuất nhập khẩu khoáng sản miền Trung (MTM) đã ngừng hoạt động, nhưng cổ phiếu vẫn được giao dịch trên UPCoM là do những kẽ hở trong quy định về đưa cổ phiếu công ty đại chúng lên giao dịch trên sàn này. Nhưng đó không phải là gốc rễ của câu chuyện.
Video đang HOT
Gốc rễ từ đâu?
Có thể nói, cái gốc của câu chuyện MTM nằm ở quy định về công ty đại chúng, chứ không phải ở quy định về điều kiện lên sàn UPCoM.
Trong những năm qua, việc hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp đã được thực hiện một cách mạnh mẽ. Từ Luật Doanh nghiệp tới Luật Chứng khoán, Luật Đầu tư, Luật Kế toán đã đưa vào nhiều khái niệm mới nhằm tăng tính minh bạch của doanh nghiệp và thị trường, bảo vệ cộng đồng nhà đầu tư nói chung và nhà đầu tư nhỏ lẻ nói riêng. Tuy nhiên, quy định về công ty đại chúng dường như đang có quá nhiều kẽ hở, gây lo ngại cho nhà đầu tư, rắc rối cho thị trường và làm đau đầu cơ quan quản lý nhà nước.
Điều 25, Luật Chứng khoán 2006; Khoản 6, Điều 1 của Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán 2006; Luật Doanh nghiệp 2014 và các Luật Doanh nghiệp trước đó đều có quy định về công ty đại chúng. Điều 25, Luật Chứng khoán 2006 chỉ quy định công ty đại chúng là các công ty đã phát hành chứng khoán ra công chúng, công ty niêm yết, công ty có cổ phiếu sở hữu bởi ít nhất 100 nhà đầu tư, không kể nhà đầu tư chuyên nghiệp. Chính khái niệm "công ty có cổ phiếu được sở hữu bởi ít nhất 100 nhà đầu tư, không kể nhà đầu tư chuyên nghiệp" trong Luật Chứng khoán đã tạo kẽ hở cho những trường hợp như MTM.
Ví dụ, một công ty đang là công ty không đại chúng, khi phát hành sẽ thực hiện theo Luật Doanh nghiệp, mà không phải tuân thủ quy định tại Thông tư 162/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính. Trong tình huống này, có ai thẩm định được việc tăng vốn của doanh nghiệp như thế nào, cổ phiếu đã được chuyển nhượng cho những ai một cách minh bạch hay chưa?
Việc thẩm định những điều này là một việc rất khó đối với nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nhỏ lẻ, từ thẩm định việc doanh nghiệp có tồn tại thật hay không, doanh nghiệp tăng vốn, góp vốn đã chính xác hay chưa? Sau khi hoàn tất thủ tục tăng vốn khi chưa là công ty đại chúng, các công ty này có thể đại chúng hóa doanh nghiệp bằng cách chuyển nhượng cho trên 100 cổ đông. Một thủ thuật quá đơn giản, qua mắt được nhiều cơ quan quản lý và nhà đầu tư.
Cần định nghĩa lại công ty đại chúng
Để giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư, thiết nghĩ, cần quy định lại về công ty đại chúng. Cụ thể, Luật Chứng khoán cần định nghĩa lại công ty đại chúng là công ty đã hoàn tất việc phát hành chứng khoán lần đầu (IPO) ra công chúng, kể cả cổ phiếu lẫn trái phiếu. Có nghĩa là công ty đại chúng sẽ bao gồm cả các công ty TNHH có phát hành trái phiếu ra công chúng.
Luật Doanh nghiệp cần quy định rõ, các công ty cổ phần không đại chúng cũng phải khống chế tỷ lệ cổ đông chỉ được tối đa 50 cổ đông, mọi việc chuyển nhượng phải do công ty và cổ đông tự chịu trách nhiệm.
Đối với Thông tư 162/2015 vể việc phát hành chứng khoán ra công chúng, cần quy định rõ: Việc phát hành chứng khoán ra công chúng dù phát hành lần đầu, hay bán từ cổ đông lớn bắt buộc phải có sự bảo lãnh phát hành toàn bộ của một ngân hàng đầu tư (chứ không phải ngân hàng thương mại để tránh sự đổ vỡ do huy động vốn ngắn hạn của công chúng đầu tư vào tài sản dài hạn)/công ty chứng khoán. Điều này bắt buộc đối với cả việc phát hành trái phiếu ra công chúng từ công ty cổ phần chưa đại chúng lẫn công ty TNHH.
Đối với các cổ phiếu phát hành ra công chúng, trong vòng 1 năm, tổ chức bảo lãnh phát hành bắt buộc phải thực hiện vai trò tạo lập thị trường. Ví dụ, nếu thị giá cổ phiếu của công ty phát hành giảm dưới 30% giá trung bình phát hành ra công chúng, tổ chức phát hành bắt buộc phải mua lại cổ phiếu này bằng giá phát hành trung bình khi cổ đông có yêu cầu. Khối lượng mua lại tối đa bằng khối lượng phát hành ra công chúng.
Đối với trái phiếu phát hành ra công chúng, trong phạm vi 2 kỳ thanh toán đầu (nếu thanh toán lãi theo năm) hoặc 4 kỳ thanh lãi đầu tiên (nếu thanh toán lãi theo quý), nếu tổ chức phát hành vi phạm nguyên tắc thanh toán lãi hoặc gốc, tổ chức bảo lãnh phát hành có trách nhiệm thanh toán thay tổ chức phát hành cả gốc và lãi cộng dồn (nếu có).
Khi đưa ra các điều kiện như vậy, HĐQT và ban giám đốc doanh nghiệp sẽ có trách nhiệm trong việc minh bạch hóa và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, để doanh nghiệp có thể trở thành công ty đại chúng. Quyền lợi của cổ đông nhỏ lẻ sẽ được đảm bảo vì tổ chức phát hành và cổ phiếu của tổ chức đó ít nhất đã được đảm bảo tính xác thực tương đối bởi một bên thứ ba là nhà bảo lãnh phát hành.
"Nhà đầu tư cần chủ động tìm hiểu về doanh nghiệp"
Ông Lê Đức Khánh, Giám đốc Chiến lược đầu tư, CTCK Maritime (MSI) Theo tôi, cần thiết phải có những quy định giám sát sự minh bạch của doanh nghiệp khi đưa cổ phiếu lên UPCoM, tránh để tình trạng như vụ việc của cổ phiếu MTM tái diễn. Ngoài các biện pháp từ cơ quan quản lý, nhà đầu tư cần chủ động tìm hiểu về doanh nghiệp. Rất nhiều thông tin cảnh báo đã được đưa ra trên sàn UPCoM, vì vậy, nhà đầu tư cần phải chủ động tìm hiểu trước khi ra quyết định đầu tư. Không nên chạy theo xu hướng, mà phải nhận diện được các cổ phiếu, bản chất doanh nghiệp. Mặc dù UPCoM có không ít cổ phiếu tốt, chất lượng thậm chí còn hơn nhiều cổ phiếu trên 2 sàn niêm yết, tuy nhiên, không vì thế mà siết điều kiện lên sàn UPCoM như đối với sàn HNX hay HOSE, chẳng hạn điều kiện về vốn điều lệ, kinh doanh có lãi qua từng năm, tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu... mà điều kiện cốt lõi là sự minh bạch về thông tin doanh nghiệp, đặc biệt là về tư cách pháp nhân của doanh nghiệp, bên cạnh các thông tin về trụ sở công ty, thời gian, quá trình hoạt động...
"Không nên áp thêm quy định về điều kiện lên sàn, mà cần tập trung rà soát doanh nghiệp"
Ông Bùi Nguyên Khoa, Trưởng bộ phận Phân tích thị trường, CTCK BIDV (BSC) Hiện tại, UPCoM chủ yếu là nơi tập hợp những cổ phiếu yếu kém bị loại từ 2 sàn HOSE, HNX và cổ phiếu của các doanh nghiệp sau cổ phần hóa. Theo quan điểm của tôi, không cần thiết phải thêm các quy định về tiêu chuẩn lên sàn. Nên để tất cả các doanh nghiệp đại chúng lên sàn, sau đó thực hiện việc quản lý sẽ tốt hơn là để nhóm doanh nghiệp này "ẩn nấp" ngoài sàn. Điều mà thị trường cũng như nhà đầu tư quan tâm nhất là sự minh bạch, chứ không phải là tốt hay xấu. Mặt khác, hiện HNX đã cung cấp nhiều biện pháp hỗ trợ nhà đầu tư nhận diện cổ phiếu, chẳng hạn như việc phân bảng cổ phiếu UPCoM... Vì vậy, không nên áp thêm quy định về điều kiện lên sàn UPCoM mà chỉ tập trung rà soát lại các doanh nghiệp. Về trường hợp của MTM, vụ việc này đặt ra một vấn đề là hiện nay, cơ quan quản lý chỉ có thể kiểm soát doanh nghiệp thông qua bản công bố thông tin, báo cáo tài chính... mà tổ chức niêm yết/đăng ký giao dịch gửi lên. Với số lượng doanh nghiệp quá lớn, việc xác định rõ hoạt động của tất cả doanh nghiệp là vô cùng khó. Thông thường, nhà quản lý có thể dựa vào công ty kiểm toán khi thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Nguyễn Minh Ngọc, Giám đốc Phòng Tư vấn Tài chính doanh nghiệp, CTCP Chứng khoán Bảo Việt (BVSC)
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Giấy phép con trong SXKD: Quyết chấm dứt nạn "bắt nhầm còn hơn bỏ sót" Ngày 23.6, Chính phủ đã có cuộc họp chuyên đề về xây dựng pháp luật, khi mà chỉ còn một tuần nữa, ngày 1.7 là thời hạn các điều kiện kinh doanh của các bộ, ngành quy định trong thông tư không còn hiệu lực nếu không đưa lên thành nghị định... Tạo điều kiện tối đa cho người dân, doanh nghiệp Tại...