Cổ đông ngoại muốn thâu tóm hơn 94% vốn tại Bao bì Biên Hòa
TCG Solutions Pte.Ltd thông báo giao dịch cổ phiếu của tổ chức có liên quan đến người nội bộ Công ty Cổ phần Bao bì Biên Hòa (mã SVI-HOSE).
Sơ đồ giá cổ phiếu SVI từ đầu năm đến nay.
Theo đó, TCG Solutions Pte.Ltd thông báo đăng ký mua hơn 12 triệu cổ phiếu SVI của Công ty Cổ phần Bao bì Biên Hòa, tương ứng 94,11% vốn SVI. Hiện tại TCG không sở hữu cổ phiếu SVI nào.
Giao dịch dự kiến thực hiện thông qua hệ thống chuyển quyền sở hữu của Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam từ ngày 16/12 đến ngày 31/12/2020.
Được biết, tại Đại hội đồng cổ đông bất thường SVI đã thông qua việc từ nhiệm của 6/7 thành viên Hội đồng Quản trị gồm: ông Trịnh Thanh Cần; ông Trần Trang Bình, ông Đặng Ngọc Diệp, ông Nguyễn Đức Minh, ông Vũ Tiến Đức và ông Hoàng Hiếu Tri. Ban Kiểm soát cũng thông qua đơn từ nhiệm của bà Đỗ Thị Ngọc Hạnh, bà Nguyễn Thị Hồng Phúc và bà Nguyễn Phương Thảo.
Ngày 10/12, Hội đồng Quản trị công ty cho biết đã miễn nhiệm chức danh Tổng giám đốc đối với ông Nguyễn Ngọc Diệp.
Đồng thời, bầu 8 thành viên Hội đồng Quản trị và 3 thành viên Ban Kiểm soát – toàn bộ là nhân sự người Thái Lan – trong đó, ông Ekarach Sinnarong là Giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật nhiệm kỳ 2020 – 2023.
Video đang HOT
Hiện ông Suchai Korprasertsri, người Thái Lan được bổ nhiệm là Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Bao bì Biên Hòa đồng thời cũng là Giám đốc của TCG Solutions và là Giám đốc điều hành của Thai Conteiners Group Co.,Ltd.
Trước thông tin trên, ông Trần Trang Bình – Phó giám đốc đăng ký bán hết 118.974 cổ phiếu, chiếm 0,93% từ ngày 16/12 đến ngày 31/12/2020.
Theo báo cáo tài chính quý 3/2020, Quỹ đầu tư BVIF đã thoái 19,4%, Quản lý Quỹ SSI đã thoái 6% và Quỹ SSIAM Sif Vietnam Active Value Portflolio đã thoái 5,1%.
Kết thúc quý 3/2020, công ty ghi nhận doanh thu đạt 447,3 tỷ đồng, luỹ kế đạt 1.170 tỷ đồng tăng nhẹ so với cùng kỳ.
Lãi sau thuế quý 3 đạt 39,6 tỷ – cùng kỳ đạt 37,6 tỷ, luỹ kế đạt gần 102 tỷ – cùng kỳ lãi gần 87 tỷ đồng. EPS 9 tháng đạt 6.984 đồng/cổ phiếu.
Tính đến 30.9, tổng tài sản của SVI đạt 1.056 tỷ, tăng hơn 150 tỷ so với hồi đầu năm; tiền giảm mạnh từ gần 84 tỷ xuống còn 9,68 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tăng lên 266,6 tỷ đồng, quỹ đầu tư phát triển là 136,7 tỷ đồng.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 11/12, giá cổ phiếu SVI dừng tại mốc 79.500 đồng/cổ phiếu.
Tín hiệu tích cực của dòng vốn ngoại
Gần đây, dòng tiền chảy mạnh vào các quỹ ETF nội, chủ yếu đến từ các quỹ ngoại.
Theo ông Lê Quang Minh, Trưởng phòng Phân tích, Công ty Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam, nhà đầu tư ngoại mua các sản phẩm ETF nội thường có xu hướng đầu tư dài hạn hơn so với nhóm nhà đầu tư ngoại đầu tư vào các sản phẩm ETF ngoại (VNM ETF, FTSE ETF...), đây là tín hiệu tích cực về việc dòng tiền ngoại quay trở lại thị trường Việt Nam.
Trong 2 tuần qua, khối ngoại chấm dứt đà bán ròng liên tiếp trước đó khi có nhiều phiên quay trở lại mua ròng (ngoại trừ phiên 2/12 bán ròng trên HOSE 1.005 tỷ đồng do có giao dịch chuyển nhượng của nhóm quỹ Dragon Capital tại DIG).
Trong đó, chứng chỉ quỹ ETF VFMVN Diamond (mã chứng khoán FUEVFVND) dẫn đầu về giá trị mua ròng của khối ngoại trên HOSE với giá trị 309,56 tỷ đồng từ ngày 23 - 27/11 và 559,53 tỷ đồng từ ngày 30/11 - 3/12.
Chứng chỉ quỹ ETF VFMVN Diamond dẫn đầu về giá trị mua ròng của khối ngoại trên HOSE.
Ngày 1/12, FUEVFVND đã niêm yết 15,2 triệu chứng chỉ quỹ phát hành thêm. Trước đó, Quỹ CTBC Vietnam Equity Fund đăng ký mua 2 triệu chứng chỉ quỹ FUEVFVND để nâng sở hữu lên 16 triệu đơn vị, tương ứng 8,93% số lượng chứng chỉ quỹ lưu hành tại ngày 27/11/2020.
Theo báo cáo tháng 11 của Quỹ PYN Elite Fund, FUEVFVND nằm trong 10 khoản đầu tư lớn nhất, chiếm tỷ trọng 3,8% trong danh mục. Cụ thể, giá trị tài sản ròng của Quỹ cuối tháng 11 là 515 triệu Euro, trong đó khoản đầu tư vào FUEVFVND là 19,6 triệu Euro, tương ứng 35,4 triệu chứng chỉ quỹ.
Ông Minh đánh giá, chứng chỉ quỹ ETF trở thành kênh đầu tư ngày càng quan trọng đối với nhà đầu tư nước ngoài. Trên thế giới, dòng tiền đang mạnh mẽ chuyển dịch sang cổ phiếu với quy mô rất lớn, lên đến 33 tỷ USD tính riêng tuần cuối tháng 11.
Trong cùng khoảng thời gian, tại Việt Nam, dòng vốn chảy vào nhóm các quỹ ETF nội ước đạt hơn 1.000 tỷ đồng, đây là một cách để sở hữu gián tiếp các cổ phiếu hết "room" (danh mục của các quỹ ETF nội chủ yếu là các cổ phiếu vốn hóa lớn, vốn kín room).
Ông Nguyễn Minh Hạnh, Giám đốc điều hành quỹ ETF, Công ty TNHH Quản lý quỹ SSI (SSIAM) nhìn nhận, dòng tiền vào các quỹ ETF nội vừa qua phần lớn đến từ các quỹ chủ động nước ngoài.
Các quỹ đầu tư chủ động chuyển nhượng cổ phiếu hết room cho nhà đầu tư ngoại khác với giá cao hơn nhiều thị giá trên sàn, sau đó đầu tư vào quỹ ETF nội để mua các cổ phiếu hết room theo giá thị trường và thu được lợi nhuận từ sự chênh lệch giá. Dòng tiền này khá ổn định, chỉ giảm khi thị trường suy giảm và các quỹ bị rút tiền.
Quỹ mở VFMVSF cũng thu hút được vốn ngoại khi liên tục được nhóm quỹ Dragon Capital rót vốn, đẩy giá trị tài sản ròng tăng mạnh. Tính đến đầu tháng 12, giá trị tài sản ròng của Quỹ là hơn 2.300 tỷ đồng, trong khi đầu năm chỉ là 40 tỷ đồng.
Nhìn nhận về động thái này, theo ông Minh, đây là một cách giúp các quỹ do Dragon Capital quản lý gián tiếp sở hữu những cổ phiếu kín room. Việc cổ phiếu Việt Nam được tăng tỷ trọng trong chỉ số MSCI Frontier là yếu tố khiến nhiều quỹ đầu tư theo chỉ số này tăng mua.
Đáng chú ý trong chuyển động của các quỹ tuần qua là thông tin Korea Investment Management Co (KIM), một trong những công ty quản lý tài sản lớn nhất Hàn Quốc, đã chấp nhận Bloomberg VN30 Futures Index làm chỉ số cơ sở cho Kindex Vietnam VN30 Futures Leverage ETF (quỹ ETF hợp đồng tương lai chỉ số VN30), đánh dấu sự ra mắt đầu tiên của sản phẩm chỉ số Bloomberg tại Hàn Quốc.
Quy mô Quỹ Kindex Vietnam VN30 Futures Leverage ETF hiện tại là 9,1 tỷ kwon (8,3 triệu USD). Ông Đinh Minh Trí, chuyên viên phân tích Công ty Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam cho rằng, đây chỉ là điểm khởi đầu, các quỹ ETF sẽ huy động được nhiều vốn hơn trong tương lai.
Đầu tư vào Kindex Vietnam VN30 Futures Leverage ETF có thể là bước đi đầu tiên giúp cho việc đầu tư vào Việt Nam dễ dàng hơn do nhà đầu tư thực hiện đầu tư tại Hàn Quốc mà không phải chuyển tiền vào Việt Nam.
Ông Hạnh nhận định, quỹ ETF hợp đồng tương lai chỉ số góp phần đa dạng sản phẩm, tạo ra kênh huy động vốn mới. Trong tương lai sẽ có thêm nhiều quỹ đầu tư dưới dạng hợp đồng tương lai chỉ số từ các đối tác Hàn Quốc khác đang tham gia vào thị trường Việt Nam.
Sản phẩm này hiện thu hút nhà đầu tư Hàn Quốc, nhất là khi có đòn bẩy khoảng 2 lần so với đầu tư vào quỹ ETF thông thường.
Đại gia Thái Lan 'thay máu' lãnh đạo doanh nghiệp Việt Tập đoàn Thái Lan SCG bắt đầu cử người tiếp quản điều hành SOVI, hướng đến hoàn tất thương vụ mua lại công ty sản xuất bao bì của Việt Nam. Công ty Cổ phần Bao bì Biên Hòa (SOVI) vừa thông báo danh sách 8 thành viên HĐQT, 3 thành viên Ban kiểm soát, ứng viên tổng giám đốc kiêm người đại...