Cổ đông Ngân hàng Nam Á thống nhất đưa cổ phiếu lên sàn chứng khoán
Sáng 27/6, Đại hội đồng cổ đông thường niên của Ngân hàng TMCP Nam Á ( NamABank) đã thông qua mục tiêu lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 1.000 tỷ đồng.
Năm 2020, NamABank đặt kế hoạch tổng tài sản đạt 116.000 tỷ đồng, tăng 23% so với năm 2019. Huy động đạt 92.000 tỷ đồng, tăng 22% so với năm 2019.
Dư nợ cho vay cá nhân và tổ chức kinh tế đạt 82.000 tỷ đồng, tăng 21% so với năm 2019 nhưng vẫn đảm bảo tỷ lệ tăng trưởng tín dụng hàng năm theo quy định của NHNN. Kiểm soát tỷ lệ nợ xấu theo quy định NHNN…
Mức chia cổ tức cổ đông thông qua là 14.65% bằng cổ phiếu nhằm mục tiêu hỗ trợ cho kế hoạch tăng vốn điều lệ.
Về kế hoạch tăng vốn, trong năm nay, NamABank sẽ tăng vốn lên 7.000 tỷ đồng.
Trước đó, trong năm 2019, NamABank đã hoàn tất tăng vốn điều lệ đợt 1 từ mức 3,353 tỷ đồng lên 3,890 tỷ đồng thông qua phát hành cổ phiếu để trả cổ tức. Hiện NamABank đã hoàn tất thủ tục pháp lý cho việc tăng vốn từ 3,890 tỷ đồng lên mức 5,000 tỷ đồng và dự kiến hoàn tất trong quý 3/2020.
Trong năm 2020, NamABank sẽ tăng vốn điều lệ từ mức 5,000 tỷ đồng (sau khi tăng vốn thành công đợt 2/2019) lên mức 7,000 tỷ đồng thông qua 2 phương án phát hành cổ phiếu để trả cổ tức 2019 và phát hành riêng lẻ.
Trong đó, NamABank dự kiến phát hành 57 triệu cp để trả cổ tức, tương đương giá trị theo mệnh giá dự kiến là 570 tỷ đồng. Tỷ lệ thực hiện so với vốn điều lệ cuối năm 2019 là 14.65% và 11.4% so với sau khi tăng vốn điều lệ đợt 2/2019.
Đối với chào bán riêng lẻ, NamABank dự kiến phát hành 143 triệu cp, tương đương giá trị theo mệnh giá phát hành là 1,430 tỷ đồng. Tỷ lệ thực hiện so với cuối năm 2019 là 36.76% và do với sau khi tăng vốn đợt 2/2019 là 28.6%.
Việc tăng vốn 2020 sẽ phụ thuộc vào kết quả tăng vốn của đợt 2/2019.
Video đang HOT
Đại hội đồng cổ đông thường niên của NamABank sáng 27/6
Các cổ đông NamABank cũng đã thông qua việc niêm yết cổ phiếu tại Sở giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh.
NamABank cũng dự định góp vốn, mua cổ phần của Công ty tài chính với vốn điều lệ và tỷ lệ góp vốn do HĐQT quyết định.
Được biết, Công ty AMC đang hoạt động dưới hình thức công ty con của NamABank. Tuy nhiên theo Công văn của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), trường hợp Công ty AMC hoạt động như 1 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ mua bán nợ thì phải thực hiện giảm mức vốn góp, mua cổ phần hiện tại để AMC thành doanh nghiệp góp vốn, mua cổ phần, không phải là công ty con, công ty liên kết của NamABank.
Do đó, ĐHĐCĐ đã thông qua việc thay đổi hình thức tổ chức của Công ty TNHH MTV Quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng TMCP Nam Á (Công ty AMC). Trong đó, giảm mức vốn góp của NamABank tại Công ty AMC từ 100% vốn điều lệ xuống còn tối đa 11% vốn, sau khi được NHNN chấp thuận.
Chứng khoán hôm nay 23/6:VN-Index rung lắc và mất điểm
Phiên giao dịch chứng khoán hôm nay, các nhóm cổ phiếu tiếp tục bị phân hóa chốt lời mạnh. VN-Index rung lắc và giảm điểm chấm dứt 3 phiên tăng điểm liền trước.
Phiên sáng CTD và FLC "nổi sóng"
Thông tin cổ đông lớn The8th Pte.Ltd cũng đã gửi yêu cầu bãi nhiệm tư cách thành viên HĐQT Coteccons của ông Nguyễn Bá Dương và ông Nguyễn Sỹ Công đã giúp cho cổ phiếu này tiếp tục có phiên tăng trần.
Cùng với đó, thông tin ông Trịnh Văn Quyết đăng ký mua vào 15 triệu cổ phiếu mã FLC đã tăng mạnh ngay đầu phiên sáng.
Tuy nhiên, nhà đầu tư vẫn thận trọng khi giao dịch trên thị trường, khiến cho chỉ số chứng khoán VN-Index chỉ chớm xanh đầu phiên sáng, sau đó quay đầu đi xuống do nhóm cổ phiếu VN30 vẫn bị phân hóa mạnh.
Cụ thể, nhóm VN30 có 18 mã tăng, mã tăng tốt nhất là CTD tăng trần đầu phiên, đóng cửa còn tăng 5,9% lên 71.800 đồng, khớp hơn 1,3 triệu đơn vị; SSI có lúc lên trần, kết phiên còn tăng 6,2% lên 16.150 đồng, khớp 10,72 triệu đơn vị.
Các mã VN30 tăng trên 1% có PNJ tăng 1,9% lên 60.200 đồng/CP; FPT tăng 1,8% lên 47.850 đồng/CP; SBT tăng 1,7% lên 15.050 đồng/CP; các mã tăng dưới 1% là GAS, VCB, VNM, HPG, PLX, ...
Gây áp lực mạnh lên chỉ số có VIC giảm 2% xuống 95.000 đồng/CP; Các mã giảm dưới 1% là VHM, VRE, BID, VJC, NVL ...
Như đã nói ở trên, nhóm thị trường là FLC tăng kịch trần 6,8% lên 4.090 đồng/CP, khớp lệnh hơn 18,5 triệu đơn vị, cao nhất sàn HOSE, còn dư mua giá trần hơn 17,4 triệu đơn vị; người anh em cùng FLC là ROS tăng 2,6% lên 3.170 đồng/CP, khớp 13 triệu đơn vị, đứng thứ 2 trên sàn; AMD tăng 3,5% lên 3.540 đồng/CP, khớp hơn 2,19 triệu đơn vị; HAI tăng 4,2% lên 3.760 đồng, khớp hơn 2,84 triệu đơn vị.
Ngoài ra còn nhiều mã tăng trần, như: EVG, HAR, FCN, PLP, MHC ...Ngược lại, TNI và QBS giảm sàn. Còn HQC, ITA, LDG, DBC đóng cửa tại sắc đỏ.
Đóng cửa phiên sáng, sàn HOSE có 204 mã tăng và 157 mã giảm, VN-Index tăng 0,22 điểm tương đương tăng 0,03% lên 871,5 điểm. Khối lượng giao dịch đạt gần 233,6 triệu đơn vị, giá trị 3.243,45 tỷ đồng, tăng 14% về khối lượng và 19% về giá trị so với phiên sáng hôm qua.
Phiên chiều thử thách
Phiên giao dịch chiều nhóm cổ phiếu VN30 vẫn gây áp lực, khiến VN-Index mất điểm.
Bước vào phiên giao dịch chiều nay, chỉ số VN-Index đi ngang tham chiếu, nhưng đến giữa phiên, VN-Index bất ngờ lao mạnh về mốc 864 điểm, khiến cho nhiều nhà đầu tư có phen hoảng hồn.
May mắn là dòng tiền sau đó đã chảy mạnh vào nhóm cổ phiếu thị trường, còng một số mã vốn hóa lớn như SSI, CTD đã giúp VN-Index thu hẹp biên độ giảm.
Cụ thể, SSI tăng 5,9% lên 16.100 đồng/CP, khớp lệnh đứng thứ 5 trên HOSE với trên 14 triệu đơn vị; CTD vẫn tăng trần 6,9% lên 72.500 đồng/CP, khớp với 2,26 triệu đơn vị và còn dư mua trần; tăng tốt còn có SBT tăng 1,4% lên 15.000 đồng/CP; PNJ tăng 1,2% lên 59.800 đồng/CP; GAS nới biên độ tăng 1,1% lên 73.900 đồng/CP; FPT tăng 1,2% lên 47.550 đồng/CP; ROS tăng 2,6% lên 3.170 đồng/CP. Những mã tăng dưới 1% có MSN, REE, VCB, VNM, VPB, VJC.
Nhóm cổ phiếu thị trường tiếp tục có những mã khới sắc tốt, nhưng cũng có những mã giảm sàn.
Cụ thể, FLC duy trì sắc tím tại mức giá 4.090 đồng/CP, khớp 23,75 triệu đơn vị; sắc tím còn có HAI, AVG, FIT, FCN, HAR ... Các mã tăng mạnh và thanh khoản tốt là TCH tăng hơn 5% khớp trên 8,6 triệu đơn vị; cùng khớp trên 8,6 triệu đơn vị HBC tăng hơn 1% lên 12.250 đồng/CP; AMD tăng 6,4% lên 2.500 đồng/CP, khớp gần 6 triệu đơn vị; HAI khớp 6,5 triệu đơn vị.
Ngược lại, HQC vẫn bị chốt lời, giảm 6,4% về 1.910 đồng, khớp cao nhất sàn với hơn 32 triệu đơn vị; ITA giảm gần đến mức sàn mất 6,7% xuống 5.290 đồng/CP, khớp hơn 15 triệu đơn vị; DLG giảm hơn 3,8% khớp 12,57 triệu đơn vị; còn TNI giảm xuống mức sanfv[í 7 phiên liên tục, khớp cao 12,2 triệu đơn vị.
Chốt phiên chiều, với 190 mã tăng và 198 mã giảm, VN-Index giảm 3,08điểm tương đương giảm 0,35% xuống 868,2 điểm. Khối lượng giao dịch đạt gần 455,39 triệu đơn vị, giá trị 6.831,06 tỷ đồng, tăng 30% về khối lượng và tăng 28% về giá trị so với phiên hôm qua.
Sàn HNX cùng bị các mã lớn gây áp lực, khiến cho chỉ số đứng sắc đỏ. Cụ thể, SHB giảm mạnh 2,1% về 14.200 đồng/CP; CEO, TVC, TNG, PVC giảm từ 1-2%; ACB giảm 0,4% về 24.00 đồng/CP. Ngược lại SHS tăng 6,1% lên 13.800 đồng/CP. BVS và MBS cũng tăng tương tự.
Trong đó, thanh khoản cao có SHS khớp hơn 5,1 triệu đơn vị; ART, PVS, ACB, SHB, NVB trên 3 triệu đơn vị.
Mã nhỏ HUT thanh khoản tốt nhất sàn nhưng đứng tham chiếu, khớp 6,5 triệu đơn vị; KLF tăng hơn 4% khớp 5,46 triệu đơn vị; MBG tăng hơn 1,5% khớp trên 6 triệu đơn vị.
Kết phiên, với 90 mã tăng và 76 mã giảm, HNX-Index giảm 0,1 điểm tương đương giảm 0,09% xuống 114,63 điểm. Khối lượng khớp lệnh đạt 70,48 triệu đơn vị, giá trị 656,11 tỷ đồng, tăng 23% về khối lượng và tăng 28% về giá trị so với phiên hôm qua.
Thị trường UPCoM cũng có diễn biến tương tự 2 sàn niêm yết. Đóng cửa phiên chiều, với 90 mã tăng và 74 mã giảm, UPCoM-Index giảm 0,04 điểm tương đương giảm 0,07% xuống 56,64 điểm. Khối lượng khớp lệnh đạt 23,1 triệu đơn vị, giá trị 280,86 tỷ đồng, ngang về khối lượng và tăng 17% về giá trị so với phiên hôm qua.
Sabeco (SAB) đặt mục tiêu doanh thu và lợi nhuận 2020 giảm mạnh Tổng công ty cổ phần Bbia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, mã SAB, sàn HoSE) vừa điều chỉnh tài liệu Đại hội đồng cổ đông, dự kiến tổ chức ngày 30/6 tới. Nghị định 100 và dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến kinh doanh của Sabeco Theo nội dung tài liệu mới nhất, Hội đồng quản trị Sabeco sẽ...