Cổ đông lớn nhất của Coteccons phản đối thương vụ sáp nhập với Ricons
Kustocem, cổ đông nước ngoài đang sở hữu 18% vốn tại Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons (HoSE: CTD) đã phản đối thương vụ sáp nhập với Ricons.
Kustocem phản đối thương vụ Coteccons sáp nhập với Ricons.
Thương vụ sáp nhập với Ricons là nội dung được thảo luận sôi nổi nhất tại ĐHĐCĐ thường niên 2019 được CTD tổ chức sáng nay (9/4).
Tuy nhiên, cổ đông lớn nhất của CTD là Kustochem đã tuyên bố họ không bỏ phiếu cho thương vụ sáp nhập này hoặc ủy quyền thông qua vụ sáp nhập cho HĐQT
Kustochem cho rằng: “Đề xuất sáp nhập với Ricons sẽ không mang lại những gì mà Coteccons chưa có, như khả năng về kỹ thuật hay hoạt động. Kustocem tin rằng các cổ đông của Coteccons sẽ hưởng lợi khi ban quản lý tập trung các nguồn lực vào việc phát triển các nền tảng thay vì đi theo con đường M&A”.
“Sử dụng cổ phiếu của Coteccons để trả cho thương vụ M&A này thực sự là không hợp lý cho đến khi tình hình tài chính của Coteccons được cải thiện và giá cổ phiếu chạm tới mức xứng đáng”, phía Kustochem nhấn mạnh.
Video đang HOT
Kustocem cũng yêu cầu HĐQT và ban quản lý phải tạm ngưng mọi công việc có liên quan tới đề xuất sáp nhập với Ricons và tập trung vào việc lèo lái công ty trở về con đường thành công.
Hiện CTD đang nắm gần 15% vốn Ricons, các quỹ đầu tư 22%, cá nhân khác là 63%. Nếu sáp nhập thành công, CTD sẽ nắm 100% vốn Ricons.
Tại đại hội lần này, Chủ tịch Nguyễn Bá Dương chia sẻ, CTD là công ty xây dựng không giống với bất cứ đơn vị nào đang làm, CTD có cơ hội tham gia với chủ đầu tư, bỏ vốn tham gia lấy 3% hoặc hợp tác đối tác bỏ đất – CTD bỏ tiền, hoặc mua dự án trong đó có một phần do chủ đầu tư không đủ tiền… Nên hiện CTD đang có rất nhiều phương án làm việc với chủ đầu tư khi tình hình kinh tế lạc quan với nhiều dự án lớn. Nhưng vấn đề rất hệ trọng nên CTD cân nhắc rất kỹ.
Với các dự án xây dựng, công ty cân nhắc kỹ việc thu hồi vốn. Đồng thời chủ đầu tư cũng có rất nhiều lựa chọn, các dự án khoảng 200-300 tỷ đồng không mời CTD vì họ cảm thấy CTD “đắt” quá.
Theo ông Nguyễn Bá Dương, các công ty nhỏ có cơ hội phát triển tốt hơn và đa dạng hóa hơn. Chính vì thế, ông Nguyễn Bá Dương đề xuất tại đại hội lần này các cổ đông xem xét các phương án sáp nhập Ricons để tăng cường khả năng hấp thụ của CTD.
MInh An
Theo vietamfinance.vn
Năm 2019, khởi động dự án cầu Cát Lái 7.200 tỉ nối Đồng Nai - TPHCM
UBND tỉnh Đồng Nai vừa có kiến nghị Chính phủ về hình thức triển khai thực hiện dự án xây dựng cầu Cát Lái nối huyện Nhơn Trạch của tỉnh Đồng Nai với quận 2, TPHCM.
Hiện việc lưu thông từ quận 2, TPHCM vào trung tâm đô thị mới Nhơn Trạch và ngược lại chỉ thông qua phà Cát Lái
Theo UBND tỉnh Đồng Nai, do đây là dự án có tổng mức đầu tư lớn, việc triển khai theo hình thức xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT) cho toàn bộ dự án sẽ không khả thi, tỉnh kiến nghị tách dự án xây dựng cầu Cát Lái ra làm 3 dự án thành phần.
Cụ thể, 3 dự án thành phần mà UBND tỉnh Đồng Nai kiến nghị tách ra từ dự án xây dựng cầu Cát Lái gồm:
Phần đường dẫn phía TPHCM dài 623m, Đồng Nai kiến nghị Chính phủ giao UBND TPHCM là cơ quan nhà nước có thẩm quyền triển khai thực hiện theo hình thức đầu tư hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT);
Phần đường dẫn phía tỉnh Đồng Nai 263m sẽ do UBND tỉnh Đồng Nai triển khai thực hiện theo hình thức BT.
Dự án được kỳ vọng sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế vùng đô thị mới Nhơn Trạch (Đồng Nai)
Phần cầu chính giao UBND tỉnh Đồng Nai là cơ quan nhà nước có thẩm quyền triển khai thực hiện theo hình thức BOT. Trong quá trình nghiên cứu, nếu việc triển khai thực hiện theo hình thức BOT không khả thi sẽ nghiên cứu triển khai theo phương án BOT kết hợp BT, quỹ đất đối với phần BT này sẽ nghiên cứu sử dụng quỹ đất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Đặc biệt, theo quy định tại Nghị định 63/2018/NĐ-CP, đối với dự án nhóm A, áp dụng loại hợp đồng BT sẽ do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư. Do đó, trường hợp phần cầu chính phải triển khai theo hình thức BOT kết hợp BT, Đồng Nai cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận giao cho Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai phê duyệt quyết định chủ trương triển khai thực hiện dự án.
Trước đó, ngày 9.5.2017, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản chấp thuận bổ sung Quy hoạch phát triển giao thông vận tải TPHCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020 theo đề nghị của Bộ Giao thông vận tải. Theo đó, đồng ý xây cầu thay thế phà Cát Lái, vị trí tại quận 2, TPHCM và huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai vượt sông Đồng Nai.
Đến tháng 8.2018, UBND tỉnh Đồng Nai đã làm việc với Sở Giao thông vận tải TPHCM và đề xuất được chủ trì tổ chức mời các nhà đầu tư xây dựng cầu Cát Lái thay UBND TPHCM để dự án sớm được triển khai. Được biết, dự án xây dựng cầu Cát Lái có tổng mức đầu tư dự kiến gần 7.200 tỉ đồng.
HÀ ANH CHIẾN
Theo laodong.vn
Đã có ngân hàng được nới "room" cho vay Đã có ngân hàng thương mại được nâng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng từ 14% lên 20% trong bối cảnh tín dụng của hệ thống tăng chậm hơn so với cùng kỳ. Ông Nguyễn Lê Quốc Anh, Tổng giám đốc Techcombank, cho biết ngân hàng ông vừa được Ngân hàng Nhà nước nới hạn mức (room) tăng trưởng tín dụng từ 14%...