Cổ đông lớn duy nhất của CTCP Dược – Trang thiết bị Y tế Bình Định (DBD) muốn thoái hết vốn
CTCP Dược – Trang thiết bị Y tế Bình Định (Mã chứng khoán: DBD – sàn HOSE) thông báo, Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Bình Định, đơn vị sở hữu 6.984.955 cổ phiếu, tương ứng 13,34% cổ phần tại DBD sẽ thoái ra toàn bộ cổ phiếu đang sở hữu.
Cụ thể, lô cổ phiếu sẽ được thoái thông qua giao dịch khớp lệnh hoặc giao dịch thoả thuận tại sàn HOSE, trường hợp có cổ đông quan tâm mua toàn bộ cổ phần chào bán với mức giá tốt thì có thể liên hệ với người đại diện và thực hiện giao dịch thoả thuận.
Giá đặt lệnh giao dịch tối thiểu 43.221 đồng/cổ phiếu nhưng không thấp hơn giá tham chiếu bình quân 30 phiên giao dịch liên tiếp trên thị trường trước ngày công bố thông tin. Thời gian dự kiến từ 11/5/2020 tới ngày 5/6/2020.
Tính tới 31/12/2019, Quỹ Đầu tư và Phát triển Bình Định là cổ đông lớn duy nhất của DBD, còn lại là các cổ đông cá nhân. Doanh nghiệp chủ yếu sản xuất, mua bán hàng dược phẩm, dược liệu, máy móc thiết bị, dụng cụ, vật tư y tế.
Trong báo cáo kết quả kinh doanh quý I/2020, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu là 380,2 tỷ đồng, lợi nhuận là 41,1 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 50,8% và 19,1% so với quý I/2019.
Trong kỳ mặc dù doanh thu tăng cao, nhưng lợi nhuận lại tăng chậm hơn do có sự tăng đột biến của chi phí bán hàng. Cụ thể, chi phí bán hàng ghi nhận 78,4 tỷ đồng, tăng 181% so với cùng kỳ.
Doanh nghiệp có thuyết minh chi phí bán hàng tăng do chi phí nhân viên tăng từ 14,6 tỷ đồng lên 28,2 tỷ đồng, chi phí dịch vụ mua ngoài tăng từ 7,3 tỷ đồng lên 37 tỷ đồng và chi phí bán hàng khác tăng từ 4,6 tỷ đồng lên 11,8 tỷ đồng.
Mặc dù doanh thu và lợi nhuận tăng, tuy nhiên dòng tiền hoạt động kinh doanh chính tiếp tục âm 47,2 tỷ đồng, cùng kỳ năm trước âm 63,6 tỷ đồng. Hoạt động kinh doanh chính không tạo ra tiền, trong khi nhu cầu đầu tư và trả nợ vay cho chủ nợ đã làm dòng tiền thuần trong kỳ âm 95,6 tỷ đồng. Điều này làm cho lượng tiền và tương đương tiền giảm từ 138,2 tỷ đồng về mức 42,2 tỷ đồng.
Video đang HOT
Diễn biến giá cổ phiếu DBD
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 8/5/2020, cổ phiếu DBD giao dịch vùng giá 51.000 đồng/cổ phiếu, đi ngang so với phiên trước đó. Tuy nhiên, trong vòng hơn 1 tháng trở lại đây, cổ phiếu đã bật tăng mạnh từ vùng giá 43.000 đồng/cổ phiếu lên giá hiện tại, tức tăng 18,6%.
Giao dịch chứng khoán chiều 4/5: Hàng loạt mã thị trường giảm sàn, cổ phiếu cao su tỏa sáng
Áp lực bán gia tăng trong phiên chiều khiến thị trường chìm trong sắc đỏ và VN-Index về mức thấp nhất khi để mất gần 7 điểm. Tâm điểm đáng chú ý là nhóm cổ phiếu cao su kể cả tự nhiên hay chế biến đều khởi sắc.
Sau kỳ nghỉ lễ kéo dài, dòng tiền vẫn chưa mấy nhập cuộc khiến thị trường giao dịch khá ảm đạm trong phiên sáng đầu tiên của tháng 5.
Mặc dù thị trường đảo chiều hồi phục sau màn giảm khá sâu đầu phiên, nhưng với tâm lý giao dịch thăm dò trong khi áp lực bán luôn thường trực đã nhanh chóng đẩy VN-Index trở về dưới mốc tham chiếu và tạm dừng phiên sáng với mức giảm nhẹ.
Bước sang phiên giao dịch chiều, thị trường không có thêm thông tin hỗ trợ. Áp lực bán tiếp tục gia tăng và ngày càng mạnh hơn khiến VN-Index nới rộng biên độ giảm. Trên bảng điện tử, số mã giảm gấp tới hơn 2 lần số mã tăng, trong đó nhóm bluechip cũng có gần 2/3 số mã giao dịch dưới mốc tham chiếu, đã đẩy VN-Index về mức thấp nhất của phiên chiều.
Chốt phiên, với 110 tăng và 251 mã giảm, VN-Index giảm 6,64 điểm (-0,86%), xuống 762,47 điểm. Tổng khối lượng giao dịch phiên hôm nay đạt 285,57 triệu đơn vị, giá trị hơn 4.001 tỷ đồng, tăng 14,23% về khối lượng nhưng giảm 4,53% về giá trị so với phiên 29/4.
Giao dịch thỏa thuận đóng góp tích cực với hơn 31,6 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị hơn 1.018 tỷ đồng. Trong đó đáng kể là GAB thỏa thuận gần 2 triệu đơn vị, giá trị 297,8 tỷ đồng; EIB thỏa thuận 9,16 triệu đơn vị, giá trị 140,6 tỷ đồng; SAB thỏa thuận hơn 124 tỷ đồng.
Nhóm VN30 có tới 22 mã giảm và chỉ 8 mã tăng, trong đó nhiều mã gia tăng sức ép như BVH -4,5% xuống mức thấp nhất ngày 44.100 đồng/CP, HPG -2,3% xuống 21.000 đồng/CP, SAB -4,9% xuống 155.000 đồng/CP, VNM -1,4% xuống 97.600 đồng/CP, MSN -2,3% xuống 57.500 đồng/CP, MWG -2,8% xuống 79.400 đồng/CP...
Ở nhóm cổ phiếu ngân hàng, ngoại trừ HDB tiếp tục nới rộng biên độ 4,4% lên 21.550 đồng/CP, còn lại đều giao dịch kém tích cực hơn như CTG, EIB, TCB thu hẹp biên độ tăng, BID đảo chiều giảm, hay MBB, VPB, STB, VCB giảm sâu hơn.
Cổ phiếu POW cũng chịu áp lực chốt lời mạnh sau 6 phiên tăng liên tiếp và kết phiên tại mức giá sàn 9.820 đồng/CP, với khối lượng khớp lệnh hơn 9,8 triệu đơn vị.
Trái lại, cặp đôi nhà Vingroup đi ngược xu hướng chung nhưng chưa đủ sức để giúp thị trường thoát hiểm. Cụ thể VHM 2% lên mức cao nhất ngày 64.900 đồng/CP, VRE 1,5% lên 23.450 đồng/CP.
Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, áp lực bán gia tăng cũng khiến hàng loạt mã kết phiên trong sắc xanh mắt mèo như FRT, HBC, DLG, HAI, AMD, TSC, FIT, HAR, HID, LMH... Cổ phiếu FLC -5,7% xuống 2.820 đồng/CP và vẫn là mã giao dịch sôi động nhất thị trường, đạt 19,53 triệu đơn vị.
Tuy nhiên, vẫn có những mã giữ được đà tăng trần, đáng kể là ITA sau công bố kết quả kinh doanh quý I/2020 tăng trưởng mạnh. Kết phiên, ITA đứng tại mức giá trần 2.580 đồng/CP với khối lượng khớp 15,56 triệu đơn vị và dư mua trần 0,42 triệu đơn vị.
Đáng chú ý, trong khi các nhóm như phân bón bị chốt lời với DCM, BFC giảm sát sàn, DPM, LAS cũng có mức giảm 3-5%, thì nhóm cổ phiếu cao su cả tự nhiên và chế biến đều khởi sắc. Trong đó, TNC, HRC hay CSM đều tăng trần, DRC 2,9% lên 20.000 đồng/CP, SRC 2% lên 17.500 đồng/CP.
Trên sàn HNX, áp lực bán dâng cao cũng khiến thị trường chìm sâu hơn.
Chốt phiên, HNX-Index giảm 1,12 điểm (-1,05%), xuống 105,72 điểm với 59 mã tăng và 92 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch hôm nay đạt 41,58 triệu đơn vị, giá trị 316 tỷ đồng, giảm 20,34% về khối lượng và 13,19% về giá trị so với phiên 29/4. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 1,24 triệu đơn vị, giá trị 20,22 tỷ đồng.
Nhiều mã lớn nới rộng biên độ giảm, là tác nhân khiến thị trường giảm sâu hơn. Cụ thể, ACB -1% xuống 20.300 đồng/CP, SHB -1,9% xuống 15.300 đồng/CP, VCS -1,8% xuống 61.200 đồng/CP, hay các mã khác như VCG, PVS, PVI, PVB, CEO... cũng kết phiên trong sắc đỏ.
Đáng chú ý, trong khi phần lớn các cổ phiếu trong nhóm hóa chất đều đứng giá tham chiếu, thì DGC vẫn giao dịch tích cực và kết phiên 3,4% lên 27.600 đồng/CP.
Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, bộ đôi KLF và HUT cùng lùi về mức giá sàn, nhưng thanh khoản vẫn dẫn đầu với khối lượng khớp lần lượt đạt 7,86 triệu đơn vị và hơn 6 triệu đơn vị.
Trên UPCoM, giao dịch cũng kém tích cực hơn, sắc đỏ bao trùm trong suốt cả phiên chiều.
Chốt phiên, UPCoM-Index giảm 0,31 điểm (-0,59%), xuống 51,91 điểm với 76 mã tăng, 96 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt gần 14 triệu đơn vị, giá trị 205 tỷ đồng, giao dịch thỏa thuận đóng góp 2,77 triệu đơn vị, giá trị 63,26 tỷ đồng.
Bên cạnh BSR, OIL dừng chân tại mốc tham chiếu, nhiều mã lớn như ACV, VGI, VIB, QNS, BCM, VTP... đều đóng cửa trong sắc đỏ, đáng kể ACV -2,37% xuống 57.600 đồng/CP.
Cổ phiếu LPB vẫn giữ nguyên mức giá tại thời điểm chốt phiên sáng là 7.100 đồng/CP với khối lượng giao dịch đạt hơn 2,5 triệu đơn vị.
Tiếp theo đó, BSR và C4G có khối lượng giao dịch trên dưới 1,5 triệu đơn vị.
Trên thị trường phái sinh, cả 4 hợp đồng tương lai chỉ số VN30 đều mất điểm, trong đó hợp đồng có thời hạn đáo hạn gần nhất là VN30F2005 giảm 2,63% xuống 684 điểm với 202.008 hợp đồng được chuyển nhượng, khối lượng mở 30.747 hợp đồng.
Trên thị trường chứng quyền, chỉ có 7 mã tăng và 7 mã đứng giá, còn lại đều giảm. Trong đó, mã CROS2001 có thanh khoản nhất với 80.162 đơn vị, đóng cửa giảm sàn về mức 10 đồng.
VN-Index giảm hơn năm điểm phiên đầu tuần Phiên giao dịch ngày 27-4, mở cửa thị trường VN-Index tiếp tục duy trì được đà tăng, nhưng sau đó áp lực bán bất ngờ dâng cao ở nhóm cổ phiếu bluechip đã khiến chỉ số này quay đầu giảm điểm. Trong rổ VN30 chỉ có các mã: CTD, POW, ROS, VPB tăng giá, hai cổ phiếu SAB và VNM về giá tham...