Cổ đông GDI “tố” Chủ tịch HĐQT về khoản tiền 100 tỷ đầu tư vào Happy Land
Nhóm cổ đông sở hữu 12,76% cổ phần phổ thông tại Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Gia Định (GDI) đề nghị ông Nguyễn Thế Hoàng – Chủ tịch HĐQT phải chịu trách nhiệm bồi thường về khoản đầu tư 100 tỷ đồng khi đầu tư tài chính ngắn hạn vào dự án Happy Land.
Theo thông tin từ nhóm cổ đông này, vào tháng 11/2015, ông Nguyễn Thế Hoàng đã trực tiếp đàm phán với Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển Hạ tầng Phú An ( Công ty Phú An, là thành viên của Tập đoàn Khang Thông), và đã chỉ đạo ông Hà Viết Thanh (Tổng giám đốc lúc bấy giờ) ký hợp đồng đầu tư tài chính số 08/HĐĐTTC-GDI-NIDECO cho Công ty Phú An vay 100 tỷ đồng, thời hạn của Hợp đồng này là ngày 31/12/2016. Tuy nhiên cho đến nay Công ty GDI vẫn chưa thu hồi được vốn và lãi.
Đại diện nhóm cổ đông nêu trên cho rằng, việc Chủ tịch HĐQT ra quyết định đầu tư số tiền 100 tỷ đồng nêu trên là đã vi phạm Khoản 3 Điều 162 Luật Doanh nghiệp và Điều 35 Điều lệ Công ty GDI. Bởi ông Hoàng đã không thông qua HĐQT khi thực hiện Hợp đồng đầu tư tài chính này mà chỉ gửi công văn (số 04/CV/CTHĐQT ngày 16/11/2015) đến các thành viên Tiểu ban Tài chính với nội dung đánh giá khả năng hoàn trả vốn của Công ty Phú An và khẳng định thẩm quyền của Chủ tịch HĐQT được quyết đinh khoản đầu tư tài chính số tiền 100 tỷ đồng nói trên, còn việc lấy ý kiến các thành viên Tiểu ban Tài chính chỉ là tham khảo.
Sau nhiều năm đầu tư vào dự án Happy Land, công ty GDI vẫn chưa thu hồi được số vốn đầu tư.
Với quyết tâm ký bằng được Hợp đồng đầu tư tài chính này, ngày 16/11/2015, với tư cách là Trưởng Tiểu ban Tài chính ông Nguyễn Thế Hoàng đã ký Nghị Quyết số 02/2015/NQ/GDI-TBTC phê duyệt chủ trương tham gia hợp tác đầu tư tài chính ngắn hạn số tiền 100 tỷ đồng vào Công ty Phú An, mặc dù tại thời điểm này một số thành viên HĐQT không đồng ý do nghi ngại về khả năng trả nợ của Công ty Phú An.
Sau khi một số thành viên trong HĐQT chỉ ra sai phạm trong việc ký kết Hợp đồng đầu tư tài chính này, ngày 25/12/2015 ông Hoàng đã có Báo cáo số 02/2015/BTT/HĐQT về Hợp đồng đầu tư tài chính nêu trên đã thừa nhận có sự thiếu sót khi quyết định ký kết hợp đồng mà chưa thông qua ý kiến của HĐQT.
Để hợp đồng tiếp tục được thực hiện, ông Nguyễn Thế Hoàng – Chủ tịch HĐQT, ông Hà Viết Thanh – nguyên Tổng giám đốc và ông Phạm Hữu Cơ (thành viên HĐQT nhận ủy quyền) đã thừa nhận sai sót trước HĐQT, đồng thời nếu có tổn thất tài chính xảy ra thì sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường cho Công ty (với tỷ lệ ông Hoàng 50%, ông Thanh 30%, ông Cơ 20%).
Đến ngày 25/01/2016, ông Nguyễn Thế Hoàng thay mặt HĐQT Công ty GDI ban hành Nghị Quyết số 01/2016/NQ/GDI/HĐQT/NK2 đồng ý tiếp tục thực hiện Hợp đồng đầu tư tài chính ngắn hạn tối đa 100 tỉ đồng vào dự án Happy Land và cam kết nếu có tổn thất xảy ra thì ông Nguyễn Thế Hoàng, Hà Viết Thanh, Phạm Hữu Cơ sẽ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại tài chính cho Công ty GDI theo tỷ lệ nêu trên.
Video đang HOT
Trong đơn gửi HĐQT và Ban kiểm soát Công ty GDI, báo cáo gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở KH&ĐT TP.HCM, ngày 06/06/2020, nhóm cổ đông này đề nghị ông Nguyễn Thế Hoàng, ông Hà Viết Thanh, ông Phạm Hữu Cơ chịu trách nghiệm bồi thường thiệt hại tài chính cho Công ty GDI theo như cam kết. Đồng thời đề nghị các thành viên còn lại trong HĐQT phải quyết liệt yêu cầu các cá nhân đã cam kết phải thực hiện bồi hoàn tài sản cho Công ty GDI.
HĐQT và Ban kiểm soát của Công ty GDI có trách nhiệm nhanh chóng thu hồi tài sản Công ty dựa trên cam kết của các cá nhân liên quan và bảo toàn lượng tiền mặt còn lại ít ỏi của Công ty. Nhóm cổ đông này cũng đề nghị trong thời gian sơm nhất của năm 2020 phải tổ chức Đại hội cổ đông để lấy ý kiến cổ đông về các định hướng hoạt động tiếp theo của Công ty GDI, bởi trong suốt 4 năm qua Công ty GDI không tổ chức Đại hội cổ đông.
Được biết, dự án Happy Land trong thời gian qua đã dính nhiều sai phạm, chậm triển khai và không đi vào hoạt động dẫn đến số tiền đầu tư 100 tỷ đồng của Công ty GDI đến nay vẫn chưa thu hồi được cả vốn lẫn lãi.
Deloitte Việt Nam: Tổ chức Đại hội cổ đông trực tuyến tránh lỗi "trễ hẹn" giữa "bão" COVID-19
Giữa "bão lốc" COVID-19, các kỳ đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) của doanh nghiệp (DN) đã không thể diễn ra vào tháng 4. Nhiều DN đã và đang tính đến phương án họp ĐHĐCĐ trực tuyến để tránh "lỗi" trễ hẹn theo luật định. Theo bà Hà Thu Thanh, Chủ tịch HĐTV Công ty Tư vấn và Kiểm toán Deloitte Việt Nam, kiêm Chủ tịch HĐQT - Viện Hội đồng Quản trị Việt Nam (VIOD), dù có rất nhiều lợi ích song doanh nghiệp cần cân nhắc tới những vấn đề phát sinh khi quyết định tổ chức họp theo hình thức này.
Bà Hà Thu Thanh, Chủ tịch HĐTV Công ty Tư vấn và Kiểm toán Deloitte Việt Nam, kiêm Chủ tịch HĐQT - Viện Hội đồng Quản trị Việt Nam (VIOD)
ĐHĐCĐ trực tuyến là khái niệm khá "lạ lẫm" ở Việt Nam. Theo bà, hình thức họp này có phù hợp với những quy định luật pháp hiện nay?
Việc thực hiện họp ĐHĐCĐ trực tuyến được quy định tại Khoản 3, Điều 140 Luật Doanh nghiệp năm 2014 sửa đổi, đồng thời cũng được quy định chi tiết tại Khoản 3, Điều 8 tại Nghị định 71/2017/NĐ-CP hướng dẫn về Quản trị Công ty áp dụng đối với các công ty đại chúng.
Tuy nhiên, để ĐHĐCĐ trực tuyến được tiến hành một cách hợp pháp còn cần phải xem xét xem điều này đã được quy định trong Điều lệ Công ty và Quy chế Quản trị Công ty hay chưa. Nói một cách khác, nếu điều này chưa được quy định rõ trong Điều lệ hoạt động và Quy chế Quản trị Công ty, DN cần phải lấy ý kiến của các cổ đông bằng văn bản để bổ sung thêm quy định về việc tổ chức thực hiện họp ĐHĐCĐ trực tuyến, thì mới được tiến hành triển khai họp theo hình thức này.
Dù ĐHĐCĐ trực tuyến còn khá mới mẻ với nhiều DN Việt Nam nhưng hình thức này đã phổ biến ở một số quốc gia. Bà có thể cho biết, ở các quốc gia khác, việc này được thực hiện như thế nào và đem đến những lợi ích gì cho DN?
Việc tổ chức ĐHĐCĐ trực tuyến không phải là điều mới ở nhiều nước. Tại Mỹ, việc tổ chức họp ĐHĐCĐ dưới hình thức trực tuyến được diễn ra khá phổ biến. Trong bối cảnh hiện nay, tính đến tháng 04 năm 2020, tại một số quốc gia như Anh, Đức, Canada, Singapore..., cũng đã có nhiều DN thực hiện tổ chức họp theo hình thức này.
Bằng công nghệ trực tuyến, các cuộc họp ĐHĐCĐ có thể được diễn ra dưới 02 dạng: cuộc họp trực tuyến toàn bộ (virtual only-meeting), trong đó không thành viên nào gặp mặt trực tiếp; và cuộc họp trực tuyến một phần (hybrid meeting) với sự tham gia của một số thành viên có mặt trực tiếp tại một địa điểm cụ thể và thiết lập đường online để các thành viên khác trong cuộc họp này tham gia.
Trên thực tế, cách thức tổ chức họp ĐHĐCĐ trực tuyến sẽ mang lại khá nhiều lợi ích cho DN, như thúc đẩy DN đổi mới, ứng dụng công nghệ , tăng khả năng huy động cổ đông tham gia - điều này đặc biệt phù hợp với các Công ty, Tập đoàn đa quốc gia; và giúp tiết kiệm chi phí so với họp trực tiếp ( bao gồm chi phí thuê hội trường, in ấn tài liệu, nguồn nhân lực phục vụ phiên họp,...).
Đặc biệt điều này hết sức có giá trị vào năm nay khi mùa đại hội đến trong bối cảnh các quy định cách ly, giãn cách xã hội do ảnh hưởng bởi đại dịch. Tổ chức họp ĐHĐCĐ trực tuyến sẽ giúp các công ty chủ động trong việc đưa ra thời gian Đại hội sau khi đã hoãn/ hủy kế hoạch Đại hội, và theo đó, tiến hành tổ chức họp ĐHĐCĐ kịp thời và hiệu quả
Theo bà, các DN sẽ phải cân nhắc những vấn đề gì khi lựa chọn hình thức họp ĐHĐCĐ trực tuyến?
Dù họp dưới hình thức nào thì tôi cho rằng các cuộc họp ĐHĐCĐ cần được đảm bảo về cơ sở pháp lý như tôi đã trình bày ở trên.
Hiện nay do ảnh hưởng của đại dịch, rất nhiều DN phải hủy kế hoạch họp ĐHĐCĐ đã có từ trước và đang xây dựng lại kế hoạch họp ĐHĐCĐ mới. Cùng với đó là hàng loạt các công việc cần phải thực hiện trước khi triển khai cuộc họp như chốt danh sách cổ đông, cập nhật các thông tin cho cuộc họp....Đây là những vấn đề DN phải tính đến.
Đến thời điểm này, theo quan sát của chúng tôi, mới có Tập đoàn FPT (bao gồm tập đoàn và các công ty thành viên) đã tổ chức thành công họp ĐHĐCĐ dưới hình thức trực tuyến. Việc FPT tổ chức họp ĐHĐCĐ dưới hình thức này không đơn thuần xuất phát từ việc đây là một tập đoàn về Công nghệ mà trên thực tế, trong các văn bản pháp lý về Quản trị Công ty của tập đoàn này (Điều lệ và Quy chế Quản trị Công ty), đã có điều khoản quy định về việc có thể triển khai các cuộc họp ĐHĐCĐ dưới dạng trực tuyến. Vậy nên các doanh nghiệp chưa có qui định điều khoản này trong các văn bản về Quản trị công ty thì cần khẩn trương xin ý kiến Cổ đông phê duyệt việc này. Deloitte Việt Nam có nhiều chuyên gia về Quản trị Công ty có thể hướng dẫn và hỗ trợ doanh nghiệp về vấn đề này.
Do hình thức họp trực tuyến được cho là khá mới mẻ đối với nhiều DN tại Việt Nam, DN cũng cần phải lưu ý đến một số vấn đề sau để đảm bảo cuộc họp được diễn ra trôi chảy và hiệu quả.
Thách thức đầu tiên lớn nhất trong các buổi họp trực tuyến là đảm bảo tính hiệu quả trong việc trả lời của chủ tọa khi có thảo luận và tranh luận. Các câu hỏi của cổ đông sẽ được gửi dưới dạng câu hỏi điện tử với khối lượng lớn cùng với chức năng "ẩn danh" sẽ gây khó cho Chủ tọa trong việc quyết định chọn câu nào sẽ trả lời. Do vậy có thể không thỏa mãn yêu cầu của các cổ đông với các câu hỏi, đặc biệt là những câu hỏi hóc búa, "nhạy cảm".
Thứ hai là việc khó dự đoán được kết quả cuộc họp. Họp trực tuyến đồng nghĩa với việc có nhiều cổ đông tham gia họp hơn. Trong một phạm vi nhất định, số lượng bỏ phiếu có thể bị thay đổi theo thời gian thực, cổ đông không thực hiện việc ủy quyền biểu quyết, do vậy việc dự đoán kết quả sẽ khó hơn.
Bên cạnh đó, các vấn đề về công nghệ thông tin như lỗi kỹ thuật, tốc độ đường truyền... có thể sẽ xảy ra gây đình trệ hoặc thậm chí tê liệt hoàn toàn một cuộc họp trực tuyến. Ngoài ra, DN cũng cần xem xét sẽ phải làm gì nếu các cổ đông phản đối việc tổ chức việc tổ chức họp dưới dạng trực tuyến vì trên thực tế đã từng xảy ra trường hợp này.
Hiện nay, DN cung cấp nền tảng để thực hiện ĐHĐCĐ trực tuyến rất ít, thậm chí gần như chưa có ở Việt Nam. Với tình hình này, theo bà, liệu rằng sẽ có nhiều DN bị phạt vì trễ hẹn ĐHĐCĐ hay không?
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp Việt Nam, kỳ họp ĐHĐCĐ thường niên cần được tổ chức trong vòng 04 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính, và không muộn hơn trong vòng 06 tháng nếu cần phải gia hạn.
Tức là các DN bắt buộc phải hoàn thành tổ chức họp ĐHĐCĐ trước/vào ngày 30/6. Với tình hình hiện nay, tôi cho rằng các DN tại Việt Nam nhanh nhất phải sang tháng 5 hoặc đầu tháng 6 mới có thể triển khai cuộc họp ĐHĐCĐ.
Với cơ sở pháp lý được chuẩn bị đầy đủ tôi cho rằng DN nên xem xét hình thức họp trực tuyến như một giải pháp hữu hiệu cho kỳ họp ĐHĐCĐ trong bối cảnh đại dịch Covid-19 năm nay. Theo tôi, vấn đề nền tảng công nghệ không phải là yếu tố cản trở. Chúng tôi cũng như tin tưởng rằng Đại dịch sẽ sớm bị đẩy lùi và sớm chấm dứt để các doanh nghiệp có thể tổ chức họp ĐHĐCĐ bình thường.
An An
Dính đòn Covid-19, công ty sở hữu chuỗi Vuvuzela, Kichi Kichi, Gogi House dự kiến lợi nhuận giảm trên 50% Golden Gate cho biết, tháng 2, tháng 3 và tháng 4 công ty thua lỗ do các nhà hàng phải đóng cửa để phòng tránh dịch Covid-19, nên dự kiến lợi nhuận cả năm sẽ giảm mạnh. Công ty cổ phần Thương mại dịch vụ Cổng Vàng (Golden Gate) mới đây đã tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2020. Theo...