Cổ đông Công ty Chế tạo điện cơ Hà Nội thông qua nhận sáp nhập Chế tạo máy điện Việt Nam – Hungary
Năm 2017, VIHEM có lợi nhuận sau thuế là 22 tỷ đồng còn HEM đạt lợi nhuận hơn 80 tỷ đồng.
Sáng 18/10, CTCP Chế tạo điện cơ Hà Nội (HEM) đã tổ chức ĐHCĐ bất thường nhằm thông qua phương án nhận sáp nhập CTCP Chế tạo máy điện Việt Nam – Hungary (VIHEM).
Theo đó, VIHEM sẽ là bên bị sáp nhập, với tỷ lệ hoán đổi cổ phiếu là 2:1, 2 cổ phiếu VIHEM được 1 cổ phiếu của HEM.
HEM sẽ phát hành hơn 1,9 triệu cổ phần để hoán đổi hơn 3,8 triệu cổ phần đang lưu hành của VIHEM.
Tỷ lệ hoán đổi được xác định theo kết quả định giá của Công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC. Theo đó, giá trị cổ phiếu HEM là 26.554 đồng, VIHEM là 13.098 đồng.
Theo ông Hà Đình Minh, Chủ tịch HĐQT HEM, 2 công ty đều cùng ngành hàng, việc sáp nhập sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất và hiệu quả hoạt động, giảm chi phí, giá thành sản phẩm, từ đó tăng sức cạnh tranh.
Sau khi sáp nhập, HEM sẽ nâng cao được năng lực cạnh tranh; tối ưu hóa hiệu quả hoạt động, sản xuất, nâng cao giá trị thương hiệu các sản phẩm động cơ mang nhãn hiệu HEM và VIHEM. Doanh nghiệp sau sáp nhập đặt mục tiêu doanh thu bình quân tăng trưởng 25%/năm, lợi nhuận tăng bình quân 11%/năm.
Video đang HOT
Tại đại hội, mặc dù ủng hộ chủ trương sáp nhập nhưng một số cổ đông vẫn còn băn khoăn vì cho rằng tỷ lệ sáp nhập 2:1 dường như cổ đông HEM “hơi bị thiệt”.
HEM là một thành viên trong Liên doanh SAS-CTAMAD, chủ đầu tư Khách sạn 5 sao Melia Hanoi. Hiện nay, HEM đang có phần góp trị giá 22,37 triệu USD (466 tỷ đồng) tại liên doanh này, tương đương tỷ lệ 35% vốn điều lệ. Cổ đông cũng đề nghị cho biết thêm thông tin về kết quả định giá các tài sản của công ty, ví dụ như phần góp vốn tại SAS-CTAMAD, thương hiệu HEM…
HEM hiện có vốn điều lệ 368 tỷ đồng, là công ty con của Tổng công ty Thiết bị điện GELEX. Năm 2017, HEM nhận được 23,6 tỷ đồng lợi nhuận được chia từ Công ty SAS-CTAMAD, đóng góp đáng kể vào 80 tỷ đồng lợi nhuận hợp nhất. Năm 2016, HEM có lợi nhuận 68 tỷ đồng, năm 2015 là 57 tỷ đồng.
VIHEM có vốn điều lệ 11 tỷ đồng. Năm 2017, lợi nhuận của VIHEM là 22,2 tỷ đồng. Năm 2016, VIHEM đạt 7,9 tỷ đồng lợi nhuận, còn trong năm 2015, lỗ 59 tỷ đồng.
Đại diện đơn vị thẩm định giá cho biết, đơn vị đã tuân thủ đúng các quy định thẩm định giá, tuân thủ các tiêu chuẩn thẩm định giá số 12 của Việt Nam về thẩm định giá doanh nghiệp. Các cơ sở thẩm định giá đã được trình bày trong chứng thư và thẩm định, đề nghị cổ đông liên hệ công ty để biết.
Cũng theo đại diện đơn vị thẩm định, xét về hoạt động kinh doanh cốt lõi thì 2 đơn vị có hiệu quả không chênh lệch nhau nhiều.
Lợi nhuận của HEM có một phần quan trọng đến từ lợi tức góp vốn trong liên doanh Khách sạn Melia. Vị đại diện này cho rằng, đây là lợi nhuận bất thường đến từ tài sản phi hoạt động. Nếu gạt bỏ lợi nhuận bất thường thì lợi nhuận của HEM giảm đi đáng kể.
Trong khi đó, VIHEM cũng có một khoản bất thường đó là trích lập dự phòng. Cũng theo vị đại diện này, nếu gạt bỏ khoản trích lập dự phòng này, thì hiệu quả hoạt động của VIHEM không cách quá xa HEM.
Mặc dù còn băn khoăn về tỷ lệ sáp nhập và quyền lợi cổ đông, nhưng tỷ lệ cổ đông thông qua phương án sáp nhập vẫn đạt trên 90%.
Bùi Trang
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Hồ sơ chào bán riêng lẻ của VCB đã đến "cửa" Ủy ban chứng khoán Nhà nước
Sau hơn 1 năm rưỡi được Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) phê duyệt phương án tăng vốn điều lệ bằng phát hành riêng lẻ tỷ lệ 10%, Vietcombank đang tiến tới những bước cuối cùng trong quá trình thực hiện.
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Ngày 18/10/2018, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank - Mã CK: VCB) công bố thông tin cho biết nhận được công văn từ Ủy ban chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) về việc nhận đủ hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu riêng lẻ và các tài liệu liên quan khác của VCB.
Đây là bước đi tiếp theo trong quá trình hoàn tất các thủ tục pháp lý nhằm thực hiện tăng quy mô vốn của Vietcombank lên 39.575,45 tỷ đồng, bằng hình thức phát hành riêng lẻ tỷ lệ 10% đã được cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên ngày 28/4/2017 thông qua.
Quá trình triển khai của Vietcombank kể từ khi được ĐHĐCĐ thông qua cũng mất nhiều thời gian.
Cụ thể, đầu năm 2018, Hội đồng quản trị (HĐQT) Vietcombank đã thành lập Tổ triển khai phương án tăng vốn điều lệ để đẩy nhanh quá trình thực hiện. Khoảng 8 tháng sau, ngày 19/9/2018, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) mới có văn bản chấp thuận việc tăng vốn tại Vietcombank.
Đáng chú ý, văn bản chấp thuận của NHNN chỉ có hiệu lực trong thời gian 12 tháng. Trong trường hợp việc tăng vốn điều lệ chưa hoàn tất trong thời hạn cho phép, nếu ĐHĐCĐ Vietcombank thông qua việc thay đổi Phương án tăng vốn điều lệ đã được NHNN chấp thuận, văn bản này sẽ hết hiệu lực pháp lý.
Theo phương án phát hành được thông qua, Vietcombank sẽ tổ chức chào bán riêng lẻ 359.776.857 cổ phiếu (tương đương với 10% tổng số cổ phần hiện tại).
Trong đó, Vietcombank sẽ phát hành cho đối tác chiến lược là Ngân hàng Mizuho Nhật Bản gần 54 triệu cổ phần, để ngân hàng này giữ tỷ lệ sở hữu 15%. Số cổ phiếu còn lại (305,8 triệu cổ phần) sẽ được phát hành cho các nhà đầu tư khác.
Mức giá chào bán cho cổ đông chiến lược vẫn chưa được Vietcombank công bố chính thức.
Được biết, giá phát hành sã được xác định dựa trên nguyên tắc giá định giá của tổ chức có chức năng cung cấp địch vụ xác định giá trị doanh nghiệp và giá bình quân số học của giá đóng cửa 10 phiên giao dịch (trên HSX) liền kề trước ngày nhà đầu tư thông báo mua.
Ngoài ra, số lượng cổ phần chào bán riêng lẻ sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong thời gian 1 năm kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán./.
Theo viettimes.vn
Tập đoàn Nguyễn Hoàng đang đàm phán mua cổ phần của ĐH Hoa Sen Tập đoàn Nguyễn Hoàng thông tin họ đang đàm phán mua bán, chuyển nhượng cổ phần với ĐH Hoa Sen, TP.HCM. Ngày 16/10, trao đổi với Zing.vn, người phụ trách truyền thông của tập đoàn Nguyễn Hoàng xác nhận quá trình mua bán, chuyển nhượng cổ phần của ĐH Hoa Sen với tập đoàn này đang diễn ra. Tuy nhiên, đại diện tập...