Cổ đông cảng Quy Nhơn tố Ban lãnh đạo ‘cố tình làm trái quy định’
Trong văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước (QLVNN) tại doanh nghiệp, cổ đông T. V. N tố cáo Ban lãnh đạo Cảng Quy Nhơn cố tình làm trái quy định.
Ký hợp đồng thuê tàu lai 324 tỷ không qua đấu thầu
Văn bản nêu rõ: “Ngay sau khi nhận bàn giao Cảng Quy Nhơn từ Công ty Hợp Thành. Tổng Công ty Hàng Hải Việt Nam đã có các công văn số 3386/HHVN-ĐT ngày 28/12/2018; 410/HHVN-ĐT ngày 8/3/2019.
Theo đó, nội dung chỉ đạo; “không thực hiện các hoạt động thanh lý, mua, bán tài sản tại Cảng Quy Nhơn; có biện pháp ổn định tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, kiểm soát hoạt động tài chính, tài sản, nhân sự, đảm bảo giá trị vốn, tài sản không có khác biệt lớn so với Hồ sơ Cảng Quy Nhơn tại thời điểm gần nhất với thời điểm Thanh tra Chính phủ ban hành Kết luận cũng như các quy chế, quy định của Cảng Quy Nhơn …”.
Tuy nhiên, không hiểu sao Ban lãnh đạo Cảng vẫn tiến hành ký hàng loạt các Hợp đồng kinh tế có giá trị lớn nhằm mục đích đưa vụ việc vào tình thế đã rồi, hậu quả làm phát sinh các nghĩa vụ dân sự rất lớn cho Cảng Quy Nhơn nếu như có tranh chấp xảy ra.
Video đang HOT
Ký hợp đồng thuê tàu lai lên tới 324 tỷ đồng, trong 10 năm không qua đấu thầu
Minh chứng rõ ràng nhất đó là ngày 08/04/2019, đại diện Cảng Quy Nhơn là ông Nguyễn Hữu Phúc tiến hành ký kết với Công ty TNHH Thương mại vận tải Phúc Trường Linh Hợp đồng kinh tế số 03.2019/QNP-PTL, về việc thuê tàu lai khai thác tại cảng Quy Nhơn có thời hạn lên tới 10 năm, với tổng giá trị hợp đồng lên đến 324 tỷ đồng, kèm chứng thư bảo lãnh thực hiện hợp đồng cho mỗi bên là 10 tỷ đồng mà không hề thông qua đấu thầu hoặc các trình tự thủ tục theo quy định, không có báo cáo cũng như không được thông qua bởi Hội đồng quản trị Công ty hay Đại hội đồng cổ đông.
Trong khi đó, theo quy định của pháp luật, cụ thể căn cứ vào khoản 2; 3; 4 Điều 162 Luật Doanh nghiệp 2014 thì đối với các Hợp đồng và giao dịch có giá trị nhỏ hơn 35% Tổng giá trị tài sản doanh nghiệp ghi trong báo cáo tài chính gần nhất (hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại điều lệ của Công ty) thì người đại diện ký Hợp đồng phải có nghĩa vụ báo cáo các thành viên HĐQT; Ban kiểm soát. Trường hợp giá trị hợp đồng, giao dịch từ 35% trở lên thì phải báo cáo và được thông qua bởi Đại hội đồng cổ đông.
Có tình trạng “sân trước” – “sân sau”
Từ khi được bổ nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc Cảng Quy Nhơn, ông Phan Tuấn Linh đã ủy quyền cho cấp dưới của mình (ông Nguyễn Hữu Phúc) thâu tóm và chi phối mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Cảng. Tất cả các công việc phát sinh đều được đưa về cho nhiều Công ty sân sau của mình. Cụ thể các công ty đó là:
Công ty TNHH Nguyên liệu giấy Á Châu có MSDN 4400348173; do bà Châu Thị Bích (vợ ông Nguyễn Hữu Phúc – phó TGĐ cảng Quy Nhơn).
Công ty cổ phần dịch vụ hậu cần Cảng biển Quy Nhơn; địa chỉ tại số 06 Phan Chu Trinh, phường Hải Cảng, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định (Chủ tịch HĐQT, người đại diện theo pháp luật lại chính là ông Nguyễn Hữu Phúc).
Công ty TNHH Thương mại vận tải Phúc Trường Linh; địa chỉ tại số 01 đường Thanh Niên, phường Thượng lý, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng (Công ty này có cổ phần của ông Phan Tuấn Linh – TGĐ Cảng Quy Nhơn).
Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ hàng hải Thái Hà, mã số doanh nghiệp 4101547413 cấp ngày 25/07/2019; địa chỉ 89 Ỷ Lan, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định (Công ty này do TGĐ Phan Tuấn Linh mới thành lập và nhờ người thân đứng tên hộ).
Ngoài ra, còn nhiều các công ty khác có mối liên quan đến ông Phan Tuấn Linh và ông Nguyễn Hữu Phúc được tham gia ký kết và giao dịch với Cảng Quy Nhơn.
Căn cứ vào khoản 1 Điều 162 Luật Doanh nghiệp 2014 và tiết a; b điểm mục 5 trang 56 Điều lệ tổ chức và hoạt động Công ty cổ phần cảng Quy Nhơn (Ban hành lần 5 theo nghị quyết của Đại Hội đồng cổ đông Công ty cổ phần Cảng Quy Nhơn ngày 29 tháng 06 năm 2019). Thì theo đó, hợp đồng hoặc giao dịch giữa công ty với một hoặc nhiều thành viên HĐQT, Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc, người điều hành và các cá nhân, tổ chức có liên quan đến họ hoặc công ty, đối tác, hiệp hội, hoặc tổ chức hoặc có liên quan lợi ích tài chính sẽ bị vô hiệu hóa khi hợp đồng hoặc giao kết đó không được thông qua HĐQT hoặc ĐHĐCĐ.
“Hành vi lạm dụng chức quyền, cố tình làm trái các quy định pháp luật của ông Phan Tuấn Linh TGĐ và ông Nguyễn Hữu Phúc Phó Tổng giám đốc thường trực là không thể chối cãi”, văn bản nêu rõ.
CTD trình kế hoạch 2020 lợi nhuận 600 tỷ đồng, bãi miễn 2 thành viên Ban kiểm soát không đủ tiêu chuẩn
Công ty Coteccons vừa công bố tài liệu ĐHĐCĐ với kế hoạch doanh thu 16.000 tỷ đồng và lợi nhuận hợp nhất 600 tỷ đồng, giảm 32,6% và 15,5% so với thực hiện năm trước.
CTD cũng dự trình cổ đông mức chia cổ tức 2019 là 30% trả bằng tiền. Thời gian thực hiện dự kiến trong quý II/2020.
CTD cũng trình ĐHĐCĐ miễn nhiệm hai thành viên Ban kiểm soát là ông Luis Fernando Garcia Agraz và ông Đặng Hoài Nam.
Cụ thể, ông Luis Fernando Garcia Agraz không phải là kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp và làm việc chuyên trách tại Công ty theo quy định tại Điều 163.2, Điều 164.2 của Luật Doanh nghiệp năm 2014 và Điều 33.1 của Điều lệ Công ty.
Trong khi đó, ông Đặng Hoài Nam vẫn giữ các chức vụ quản lý Công ty trước và trong thời gian làm thành viên Ban Kiểm soát, không phù hợp với quy định tại Điều 164.1(c) của Luật Doanh nghiệp năm 2014 và Điều 33.1 của Điều lệ Công ty.
Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM đã nhắc nhở CTD thực hiện các quy định về Quản trị Công ty liên quan đến hai thành viên ban kiểm soát này.
Quốc hội thảo luận về đưa hộ kinh doanh vào dự thảo Luật Doanh nghiệp Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề xuất lựa chọn loại ý kiến thứ hai "đề nghị không quy định nội dung về hộ kinh doanh vào dự thảo Luật Doanh nghiệp." Các hộ kinh doanh ở thành phố Lào Cai. Ảnh minh họa. (Ảnh: Quốc Khánh/TTXVN) Tiếp tục Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá...