Cô đơn trong bệnh viện, ai hỗ trợ?
14 giờ chiều 30.5 tại phòng khám ngoại trú của một bệnh viện nhi đồng, một phụ nữ trạc 50 tuổi bế đứa con nhỏ với vết thương ở chân hỏi người y tá chỗ thay băng.
Phòng có ba điều dưỡng, người này chỉ sang người kia, rồi người cuối cùng, một điều dưỡng chưa tới 30 tuổi, xẵng giọng: “Đây là bệnh viện lớn, không có thay băng, bà về trạm y tế địa phương để nhờ người ta làm cho”.
Tinh thần nhân ái của nhân viên y tế mang lại sự hỗ trợ mạnh mẽ cho bệnh nhân và thân nhân của họ. Ảnh: TLDC.
Người phụ nữ thảng thốt: “Tôi từ Bến Tre đưa con lên khám bệnh rồi sẵn thay băng cho nó, nhưng đi vòng vòng cả tiếng đồng hồ, từ bác sĩ đến y tá ai cũng chỉ qua chỉ lại, thậm chí có người còn la tôi”. Câu chuyện trên có lẽ chẳng lạ gì ở nhiều bệnh viện công lập hiện nay. Theo quy định của bộ Y tế, bệnh viện nào cũng lập ra phòng công tác xã hội để giải quyết những nhu cầu của bệnh nhân phía sau điều trị. Rồi để làm hài lòng “khách hàng”, bệnh viện nào cũng lập ra những quầy hướng dẫn,chỉ đường bệnh nhân.
Nhưng bất chấp tất cả, người bệnh vẫn thấy lạc lõng khi đối mặt với bao thứ vấn đề khi vào bệnh viện. Đừng nói dân quê lên, ngay cả dân thành phố vào bệnh viện cũng có nhu cầu hỗ trợ. Không chỉ tìm kiếm các dịch vụ hỗ trợ khám bệnh, nhập viện hay xuất viện, người bệnh còn tìm kiếm sự nâng đỡ tinh thần, hỗ trợ tâm lý – đặc biệt với người bệnh nan y.
Một khảo sát của bộ Y tế vào năm 2005, cho thấy 87% bệnh nhân ung thư cho biết họ buồn hoặc rất buồn, 48% cảm thấy hoàn toàn hoặc một phần không hài lòng về cuộc sống của họ. Tại một hội thảo về công tác xã hội trong bệnh viện diễn ra cuối tuần qua, GS Peggy McFarland thuộc đại học Elizabethtown (Hoa Kỳ), cho biết những nhiệm vụ trên được giao cho nhân viên công tác xã hội. Bà nói: “Trong khi bác sĩ đặt mục tiêu cứu sống người bệnh, thì nhân viên công tác xã hội lại chú trọng vào chất lượng sống hơn là thời gian sống”.
Năm 1927, bác sĩ người Mỹ Francis Peabody nói: “Bí quyết của việc chăm sóc bệnh nhân nằm ở chỗ chăm sóc tình cảm dành cho bệnh nhân”. Y học hiện đại đã đạt được nhiều tiến bộ vượt bậc, nhưng đâu đó tinh thần nhân đạo cốt lõi của y khoa mà Peabody đề cập đã bị mất đi. Thầy thuốc ngày càng trông chờ vào những phương tiện chẩn đoán, thay vì thực hành thăm khám người bệnh. Họ cũng kiệm lời, ít giao tiếp hơn với người bệnh vì bận chúi mũi vào màn hình để đọc những nghiên cứu cập nhật.
May mắn là y khoa ngày nay có sự hiện diện của những nhân viên công tác xã hội y tế chuyên làm nhiệm vụ đánh giá nhu cầu tâm lý xã hội và hỗ trợ tinh thần người bệnh có nguy cơ. Tại các nước phát triển, những người này được đào tạo bài bản và có một vị trí quan trọng trong đội ngũ gồm nhiều ngành nghề khác nhau trong bệnh viện.
Ở nước ta, mãi cuối năm 2015 bộ Y tế mới ban hành thông tư 43/2015/TT-BYT quy định về nhiệm vụ và hình thức tổ chức thực nhiện nhiệm vụ công tác xã hội của bệnh viện (“Đón tiếp, chỉ dẫn, cung cấp thông tin, giới thiệu về dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện cho người bệnh ngay từ khi người bệnh vào khoa khám bệnh hoặc phòng khám bệnh”).
Mới mẻ như thế, nên không có gì lạ khi nhân viên công tác xã hội hầu như không có chỗ đứng trong bệnh viện. Nhưng cũng phải nói thêm, việc đào tạo chuyên ngành công tác xã hội bệnh viện ở các trường đại học hầu như không có. Sinh viên chỉ được đào tạo tổng quát, ra trường về bệnh viện làm việc họ phải tự học và thích nghi mọi thứ.
Video đang HOT
Trong hoàn cảnh đó, việc người bệnh tự loay hoay đối mặt với mọi khó khăn trong bệnh viện cũng là điều dễ hiểu. Bác sĩ Minh Mẫn nói: “Một bệnh nhân ung thư sau khi đưa kết quả xét nghiệm cho thầy thuốc và nghe nói &’Ông/bà về thích ăn gì thì cứ ăn thoải mái, không phải kiêng cữ gì hết’ thì ai mà không nản lòng, vì nghĩ rằng bệnh của mình vô phương cứu chữa. Lúc này họ rất cần sự hỗ trợ của nhân viên công tác xã hội”.
Tháng qua, Th., 56 tuổi, bệnh nhân ung thư phổi đang điều trị tại một bệnh viện chuyên khoa lớn ở TP.HCM, đã trải nghiệm sự cô đơn, mệt mỏi trong bệnh viện. Ông chia sẻ: “Tôi chữa được bốn tháng thì có dấu hiệu kháng thuốc, sụt cân và ho ra máu trở lại. Hỏi nữ bác sĩ điều trị, bà trả lời qua loa, cứ nói không sao. Sốt ruột, tôi xin chuyển sang bệnh viện khác điều trị, bà gây khó khăn đủ điều. May nhờ sự giúp đỡ của một bác sĩ quen, tôi cũng chuyển được hồ sơ, chứ nhiều lúc tôi đã có ý định buông xuôi, chấp nhận cái chết”.
Một nghiên cứu của Sommers vào năm 2000, đã chứng minh việc tiếp cận chăm sóc y tế bao gồm nhân viên công tác xã hội và điều dưỡng, sẽ cho kết quả điều trị với bệnh nhân tốt hơn hẳn so với tiếp cận chăm sóc chỉ có bác sĩ.
Theo Dương Cầm ( Thế Giới Tiếp Thị)
Cận cảnh bệnh viện nhi mới ở Sài Gòn
Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố vừa đi vào hoạt động với nhiều trang thiết bị hiện đại, trong đó có 10 phòng chức năng và 39 khoa lâm sàng và cận lâm sàng.
Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố tại đường số 15, cao tốc TP.HCM - Trung Lương (thuộc xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh, TP.HCM), chính thức đi vào hoạt động vào sáng 16/1. Đây là dự án bệnh viện lớn nhất được đầu tư xây dựng ở phía nam kể từ sau năm 1975 đến nay. Công trình có diện tích 12,47 ha, quy mô 1.000 giường bệnh, với tổng kinh phí đầu tư của Chính phủ là 4.200 tỷ đồng.
Dự kiến đến hết quý I/2017, bệnh viện sẽ triển khai công tác tiếp nhận điều trị bệnh nhân nội trú và đưa vào hoạt động toàn bộ quy mô dự án kể từ quý II/2017.
Sáng 16/1, công nhân lau dọn, trang trí chuẩn bị hoàn thiện các hạng mục.
Theo chỉ đạo của Chính phủ, đội ngũ cán bộ ở Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố sẽ được Sở Y tế điều động từ Bệnh viện Nhi Đồng 1 và Bệnh viện Nhi Đồng 2 sang làm việc tại đây. Trong hình là khu vực căn tin của bệnh viện.
Khu vực làm thủ tục khám bệnh. Bệnh viện thuộc Khu y tế, kỹ thuật cao Tân Kiên, theo đề án Quy hoạch mạng lưới khám chữa bệnh TP.HCM đến năm 2020 tầm nhìn 2025 của UBND TP.HCM.
Đặc điểm của công trình này là khuôn viên khá rộng rãi, thoáng mát.
Trên một số bức tường, tranh trang trí khá nhiều, vui nhộn để tạo cảm giác nhẹ nhàng cũng như thu hút trẻ em.
Trần làm mát với lớp kính trong suốt được lắp đặt bên ngoài lối đi.
Phía sau bệnh viện có khu vui chơi dành cho các em nhỏ.
Theo bác sĩ Trương Quang Định, Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố, khi khánh thành và đi vào hoạt động, bệnh viện sẽ tạo điều kiện cho các bệnh nhi thành phố, các tỉnh miền Tây Nam Bộ được tiếp cận điều trị y khoa kỹ thuật cao, ngang tầm khu vực và thế giới.
Bệnh viện còn là nơi để nghiên cứu khoa học, trung tâm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực y bác sĩ chuyên khoa nhi cho thành phố và khu vực phía Nam, với mô hình Viện trường theo chuẩn quốc tế.
Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố chính thức đi vào hoạt động từ ngày 16/1, tiếp nhận và điều trị bệnh nhân ngoại trú với các chuyên khoa: Nội, ngoại, tai - mũi -họng, mắt, dinh dưỡng, tiêm chủng.
Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố gồm có 10 phòng chức năng và 39 khoa lâm sàng, cận lâm sàng. Đây cũng là bệnh viện đầu tiên được trang bị thiết bị hiện đại. Đặc biệt, với ngành ung bướu nhi, lần đầu tiên một bệnh viện nhi được xây dựng khoa y học hạt nhân và khoa xạ trị dành riêng cho trẻ em...
Bà Hoàng Thị Yến đưa cháu ngoại Trần Hoài Anh (19 tháng tuổi) đi khám tại Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố. Cháu bé là một trong 50 bệnh nhân đầu tiên được điều trị tại bệnh viện trong ngày đầu hoạt động.
(Theo Zing News)
Nghi án mẹ dùng xăng tự thiêu cùng hai con nhỏ Khoảng 10 giờ 30 phút sáng 15-5, người dân sống quanh hẻm 442B đường Bình Giã, phường Nguyễn An Ninh, TP.Vũng Tàu bàng hoàng chứng kiến cảnh ba mẹ con trong một gia đình bị bỏng nặng, nghi do tự thiêu. Theo thông tin ban đầu từ hàng xóm và gia đình, khoảng thời gian trên họ nghe một tiếng nổ lớn phát...