Cố đô Huế qua bộ ảnh ‘Triều đại vàng son’ của chàng thủ khoa trường Kiến trúc
‘Huế mang trong mình những dấu tích thời gian, ôm vào lòng chiều dài lịch sử dân tộc. Bộ ảnh không phải là một bài review để cộng đồng mạng tìm đến ’sống ảo’ mà mình muốn hướng các bạn trẻ đến việc du lịch có tìm hiểu các giá trị văn hóa – lịch sử’.
Nguyễn Kỳ Anh (SN 1995, cựu sinh viên trường ĐH Kiến trúc TP. HCM) đã khẳng định như vậy trước khi bắt đầu chia sẻ về bộ ảnh đang nhận được hàng ngàn lượt tương tác trên các diễn đàn nhiếp ảnh, du lịch. Bộ ảnh được Kỳ Anh đặt tên “ Triều đại vàng son” ghi lại quy mô đồ sộ, không gian kiến trúc độc đáo và vẻ đẹp cổ kính của Quần thể di tích Cố đô Huế – Di sản văn hóa thế giới đầu tiên của Việt Nam.
Nguyễn Kỳ Anh tốt nghiệp Thủ khoa chuyên ngành Thiết kế Nội thất, khoa Kiến trúc Nội thất, trường ĐH Kiến trúc TP. HCM. Năm 2019, Kỳ Anh là một trong 26 thủ khoa tốt nghiệp có thành tích học tập, rèn luyện xuất sắc vinh dự được Ban Thư ký Hội Sinh viên Việt Nam TP. HCM xét chọn và tuyên dương.
Tập trung vào kiến trúc các công trình
Vốn đã yêu thích vẻ đẹp của Huế nhưng chưa có dịp đặt chân đến, Kỳ Anh và hai người bạn đồng hành quyết định thực hiện chuyến đi vào cuối tháng 6/2020. Những ngày này, thời tiết ở cố đô luôn trên 37 độ C. Vì vậy, Kỳ Anh và bạn đồng hành khá vất vả trong việc di chuyển cũng như trong quá trình thực hiện bộ ảnh vì đa phần là cảnh chụp ngoài trời.
“Lịch trình đã được tụi mình lên sẵn với rất nhiều điểm đến. Các đạo cụ cũng được chuẩn bị từ trước. Mình và một bạn từ TP. HCM bay ra rồi gặp một bạn khác ở Huế. Tại đây, tụi mình dành 1một ngày để khảo sát các địa điểm và điều chỉnh lại lịch trình vì một số nơi ở xa, ngược đường”, Kỳ Anh cho biết.
Được đào tạo về kiến trúc nội thất, Kỳ Anh xác định bộ ảnh tập trung vào kiến trúc cung điện và hệ thống lăng tẩm tại Huế, không chụp các điểm đến khác vì không cùng chủ đề mà bạn đã lên ý tưởng. Trong bộ ảnh có sự xuất hiện của Đại nội Huế, Lăng Khải Định, Lăng Minh Mạng và Lăng Tự Đức.
Kỳ Anh cho biết: “Mình cũng dành nhiều hình ảnh chụp các chi tiết chạm trổ để các bạn sinh viên cùng ngành có thêm tư liệu học tập, nghiên cứu vì thực tế các nguồn ảnh này khá hiếm, tìm kiếm trên internet rất khó có ảnh chất lượng”.
Bộ ảnh hiện được chia sẻ trên hàng loạt diễn đàn du lịch uy tín: Check in Vietnam, Vietnam Travel, Du lịch Việt Nam… và nhiều nhóm Facebook, fanpage khác. Thái Hồng Phúc (nhiếp ảnh gia tự do) bình luận: “Bộ ảnh có những góc chụp độc đáo, bố cục đẹp, xử lý ảnh xuất sắc nên nhìn có hồn, rất nên thơ và đậm chất Huế. Mỗi tấm ảnh đều thấy được sự chỉn chu của tác giả”.
Video đang HOT
Qua bộ ảnh “Triều đại vàng son”, Kỳ Anh bày tỏ mong muốn du khách, đặc biệt là các bạn trẻ hãy dành thời gian đến và cảm nhận những giá trị văn hóa – lịch sử của Huế trước khi các công trình này có thể bị ảnh hưởng bởi thời gian và các tác động khác.
Làm việc, tiết kiệm để theo đuổi đam mê nhiếp ảnh
Từ năm thứ hai đại học, Kỳ Anh bắt đầu trang bị máy ảnh để phục vụ cho việc học vì phải đi thực tế nhiều, cần có phương tiện lưu giữ các hình ảnh kiến trúc nội thất. Chàng trai sinh viên thời điểm ấy không ngờ rằng đó cũng là lúc cậu bạn nhận ra một đam mê khác của bản thân là nhiếp ảnh và chia sẻ những câu chuyện thông qua các khung hình.
Với chuyên môn ngành học cung cấp các kiến thức về bố cục, màu sắc… kết hợp với sự tự nghiên cứu, tích lũy kinh nghiệm, Kỳ Anh nhanh chóng được cộng đồng yêu nhiếp ảnh biết đến qua nhiều bộ ảnh độc đáo. Ngoài “Triều đại vàng son”, cậu bạn còn có các bộ ảnh lan tỏa khác: Mùa vàng – mùa thảnh thơi (chụp đồng lúa vàng ở vùng núi Hà Giang), Về nhà có Tết (chụp những hình ảnh ký ức Tết ở Nam Bộ), Thanh Đa – nơi yên bình bỏ quên (chụp cảnh vật tại Thanh Đa, quận Bình Thạnh, TP. HCM)…
“Giai đoạn đầu, nhiều bạn bè, kể cả người thân đã không ủng hộ mình theo nhiếp ảnh. Mọi người cho rằng đây là công việc không ổn định, không liên quan tới chuyên ngành. Do đó, mình càng thêm quyết tâm có nhiều bộ ảnh đẹp để khẳng định với mọi người rằng đó là đam mê của mình và ngành học càng bổ trợ thêm cho đam mê ấy. Hiện tại, mình vẫn làm việc chuyên môn song song với công việc nhiếp ảnh tự do”, Kỳ Anh tâm sự.
Tất cả các hành trình chụp ảnh của Kỳ Anh đều được cậu bạn tự lên kế hoạch, tự nghiên cứu về những điểm đến, dự trù kinh phí đồng thời tiết kiệm chi tiêu, “săn” vé bay (nếu đi xa) để thực hiện chuyến đi. Theo Kỳ Anh, trên từng chặng hành trình, sẽ có một số phát sinh như địa điểm đang trùng tu hay tạm dừng đón khách, đường xá đang sửa chữa… Những lúc như vậy, cậu bạn sẽ trò chuyện cùng người dân địa phương để được hướng dẫn các địa điểm hoặc đường đi khác. Nhờ vậy, mỗi chuyến đi lại cho Kỳ Anh thêm kiến thức về văn hóa, xã hội sâu sắc.
Cuộc sống ở 'hòn ngọc' Đông Phi
Di sản thế giới Stone Town mang đậm dấu ấn về cảnh quan, kiến trúc và lối sống của người Hồi giáo Swahili ở Đông Phi.
Một góc đường bờ biển Stone Town (thị trấn Đá), thuộc vùng lãnh thổ bán tự trị của Tanzania, được UNESCO công nhận là Di sản thế giới năm 2000. "Hòn ngọc" Đông Phi này có diện tích khoảng 96 ha, là khu cổ của thành phố Zanzibar.
Zanzibar là tên chung của hai hòn đảo Unguja và Pemba. Tuy nhiên, Pemba là nơi nghỉ dưỡng, còn thủ phủ Stone Town đặt ở Unguja nên khi nhắc đến Zanzibar hầu hết khách du lịch đều nghĩ đến Unguja.
Zanzibar có vị trí đắc địa trên Ấn Độ Dương. Từ thế kỷ 15, hòn đảo dưới sự kiểm soát của người Bồ Đào Nha rồi đến Oman vào cuối thế kỷ 17 và là thuộc địa của Anh, Đức, Italy vào thế kỷ 19. Trong khoảng thời gian này, Zanzibar được xem là trung tâm buôn bán hương liệu cho các thương nhân đến từ Ả Rập, Ba Tư và Ấn Độ.
Những mái nhà cổ trong thị trấn. Khu trung tâm cổ như một mê cung với những con đường hẹp chỉ dành cho khách bộ hành và những người đạp xe, mang lại cảm giác hoài cổ.
Người dân nghỉ ngơi phía trước tòa nhà Old Dispensary. Được cải tạo lại những năm 1990, Old Dispensary với mặt tiền được sơn màu xanh lá cây đặc trưng, là một trong những công trình cổ và biểu tượng tại thị trấn.
Tòa nhà này nằm trước bãi biển, trên đường Mizingani, tọa lạc giữa Bảo tàng Cung điện và bến cảng, nơi này là từng là trạm xá hoạt động trong nửa đầu thế kỷ 20.
Điểm nổi bật ở đây là những tòa nhà cổ có kết cấu bằng đá san hô, trong đó cửa chính có hoa văn cầu kì, phía trước có những tam cấp cho khách ngồi nghỉ. Kiến trúc những cánh cửa này là "sự pha trộn văn hóa" được mang đến bởi các thương nhân và những người di cư đến từ châu Âu, Ấn Độ và Ả Rập.
Du khách dễ dàng nhận ra những cánh cửa này có hình dáng như mái vòm của lăng mộ Taj Mahal và khắc hoa văn Hindu. Ngoài ra, các khối núm bằng đồng thau nhô ra trên cửa chính được lấy cảm hứng từ kiến trúc cửa Ấn Độ, một thiết kế thực tế nhằm ngăn chặn voi tấn công cửa lối vào của pháo đài lớn thời xa xưa.
Người phụ nữ trong trang phục rực rỡ sắc màu, đang làm việc tại một trang trại trồng gia vị ở Stone Town.
Những năm gần đây, du lịch đã bắt đầu phát triển nhưng đa số dân đảo vẫn sống bằng nghề trồng gia vị, đánh cá và vớt rong biển. Người dân trên đảo thân thiện và luôn nở nụ cười chào đón du khách.
Cha và ba con trai trên xe máy ra đường. Người đàn ông đội mũ thêu tay Bargashi truyền thống dành cho nam giới, một hình ảnh thường thấy ở thị trấn.
Những thiếu nữ xúng xính trong đồng phục và rạng rỡ nụ cười sau khi tan trường tại Pemba. Giáo lý ở đây không quá khó, phụ nữ thích mặc trang phục dài tha thướt, sắc màu.
Phụ nữ đang lựa chọn mỹ phẩm trước cửa hàng. Thị trấn có các nhà thờ đạo Hồi, cửa hàng tạp hóa, bách hóa, khu chợ hay các nhà kho mà mỗi công trình đều có những nét đặc trưng riêng.
Một sạp bán trái cây với cách bài trí đơn giản như một bức tranh tua ngược thời gian.
Những người đàn ông giải trí chơi cờ domino tại một góc phố.
Một nhóm chơi nhạc truyền thống Taraab, "hợp nhất" các nhạc cụ địa phương và phương Tây.
Những dấu tích độc đáo ở Kinh thành Huế Sau thời gian triển khai thực hiện dự án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực 1 kinh thành Huế, đến nay hàng trăm hộ dân sống leo lắt ở khu vực Thượng Thành đã được di dời đến nơi ở mới. Điều đặc biệt, quá trình giải tỏa mặt bằng ở khu vực này đã khiến nhiều nhà nghiên...