Cố đô Huế đứng vững trước bão lớn, đón du khách trở lại vào chiều nay
Ảnh hưởng của bão số 4, ở Huế không có bất cứ công trình di tích nào bị tổn hại. Cán bộ công nhân viên đã vệ sinh cảnh quan sạch sẽ để đón du khách trở lại vào chiều ngày 28/9.
Chiều ngày 28/9, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế thông tin, tất cả các điểm di tích thuộc Quần thể Di tích Cố đô Huế mở cửa đón khách tham quan trở lại vào lúc 14h cùng ngày.
Bão số 4 đã vào đất liền nước ta vào sáng sớm nay. Ảnh: Bảo Minh.
Theo Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, nhờ công tác kiểm tra chặt chẽ và sâu sát các công trình di tích trước khi bão tới và có phương án nhắc nhở để bảo vệ các công trình di tích, các đơn vị thi công nên khi bão đi qua không để lại thiệt hại nào.
Rạng sáng ngày 28/9, Ban chỉ huy phòng, chống bão lụt của trung tâm đã sớm có mặt trên các địa điểm của quần thể di tích. Thực trạng cho thấy chỉ có các cành cây khô, lá gãy rụng, không có bất cứ công trình di tích nào bị tổn hại.
Tập thể cán bộ công nhân viên di sản đã tiến hành vệ sinh cảnh quan sạch sẽ để đón khách trở lại. Do công tác vệ sinh cảnh quan đã hoàn tất sớm hơn dự kiến nên đơn vị thông báo mở cửa đón khách tham quan trở lại vào lúc 14h ngày 28/9.
Trước đó, để ứng phó với cơn bão số 4 (bão Noru), đơn vị này đã có thông báo tạm dừng đón khách tham quan trong ngày 28/9 tại các điểm di tích thuộc Quần thể Di tích Cố đô Huế.
Vệ sinh cảnh quan sạch sẽ sau bão số 4. Ảnh: Bảo Minh.
Để phòng, chống bão số 4, Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã kiểm tra công trình di tích để có phương án bảo vệ các công trình di tích xuống cấp. Đồng thời, nhắc nhở các đơn vị thi công gia cố hệ thống bao che các công trình di tích đang thi công do đơn vị mình quản lí nhằm hạn chế thiệt hại thấp nhất khi bão, lũ xảy ra.
Phòng Cảnh quan Môi trường, Phòng Quản lí Bảo vệ, Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, Tổ Quản lí điện, nước… đã kiểm tra hệ thống cây xanh tất cả các điểm di tích để có kế hoạch tiếp tục cắt tỉa, chống đỡ những cây dễ gãy đổ, tránh bật gốc, gây thiệt hại cho người và các công trình di tích; tiến hành hạ các trụ đèn tại Quảng trường Ngọ Môn.
Video đang HOT
Ngoài ra, còn hạ các thống, chậu cây cảnh trên các đôn giá xuống vị trí an toàn dưới đất, giằng néo, chốt, nêm các cột, cửa và các công trình di tích… trước khi khi bão, lũ xảy ra; chủ động phân công lực lượng kịp thời khắc phục hậu quả bão, lũ.
Di tích Huế an toàn sau bão. Ảnh: Bảo Minh.
Quét rác, lá cây… Ảnh: Bảo Minh.
Che chắn cẩn thận. Ảnh: Bảo Minh.
Cây cảnh được đặt ở vị trí an toàn. Ảnh: Bảo Minh.
Trước khi bão đổ bộ, các công trình di tích Huế đã được giằng néo cẩn thận. Ảnh: Bảo Minh.
Vệ sinh cảnh quan môi trường sạch sẽ. Ảnh: Bảo Minh.
Những lăng tẩm thu hút du khách ở Cố đô Huế
Không chỉ là di tích lịch sử, những lăng tẩm thờ các vị vua triều Nguyễn còn là biểu tượng của xứ Huế với những bóng cây xanh mướt, hồ nước, vườn hoa...
Lăng Vua Khải Định (Ứng Lăng)
Nằm cách trung tâm thành phố Huế 10 km, Lăng Khải Định là công trình kiến trúc cuối cùng của triều Nguyễn. Lăng được xây dựng trong 11 năm (1920 - 1931), kéo dài 2 đời vua nhà Nguyễn là Khải Định và Bảo Đại.
Dù là lăng tẩm có diện tích nhỏ nhất nhưng lăng Khải Định lại là công trình tốn nhiều công sức và tiền của nhất trong các lăng tẩm Triều Nguyễn với lối kiến trúc pha trộn văn hóa Đông - Tây. Khi đến đây, du khách sẽ nhận ra nét đặc trưng của nhiều trường phái kiến trúc đến từ các nền văn minh và tôn giáo lớn như Ấn Độ giáo, Phật giáo, Roman.
Toàn cảnh lăng Khải Định ở Huế. Ảnh: Di sản Tràng An
Hình ảnh Lăng Khải Định. Ảnh: Di sản Tràng An
Đặc biệt, Lăng Khải Định nổi tiếng với 3 bức bích họa "cửu long ẩn vân" được trang trí trên trần của 3 gian nhà giữa trong cung Thiên Định, được coi là hoành tráng và có giá trị nhất tại Việt Nam.
Ngoài ra, trong cung Thiên Định còn hai bức tượng đồng của Vua Khải Định. Bức tượng bên ngoài, nhà vua mặc đồ binh sĩ Pháp, được đúc tại Việt Nam. Bức tượng trên áng thờ, tỉ lệ 1:1 được đúc tại Pháp bởi hai nghệ nhân người Pháp, và dát vàng bởi những nghệ nhân người Huế. Mộ phần của nhà vua nằm ngay dưới áng thờ này.
Lăng Vua Tự Đức (Khiêm Lăng)
Khi đặt chân đến Cố đô, sẽ thật thiếu sót nếu bạn không ghé thăm Lăng Tự Đức. Đây là nơi an nghỉ của vua Tự Đức - vị vua có học vấn uyên thâm và lãng tử bậc nhất triều Nguyễn.
Hình ảnh Lăng Tự Đức. Ảnh: Di sản Tràng An
Với vẻ đẹp trầm mặc, nhã nhặn, nằm giữa khung cảnh sơn thủy hữu tình, Lăng Tự Đức được đánh giá là một trong những công trình kiến trúc lăng tẩm đẹp nhất thời Nguyễn. Toàn cảnh lăng như một công viên rộng lớn với gần 50 công trình lớn nhỏ, bóng cây xanh mướt, hồ nước, vườn hoa nên thơ. Ngày nay, dù nhiều đường nét đã mai một theo thời gian, nhưng Lăng Tự Đức vẫn toát lên vẻ đẹp vừa vương giả, vừa nho nhã, không thể nhầm lẫn vào đâu được.
Khi đến thăm Lăng Tự Đức, du khách có thể dừng chân tại Xung Khiêm Tạ và Dũ Khiêm Tạ, hoặc ngay trong khuôn viên hồ Linh Khiêm - những nơi mà ngày xưa vua từng ngồi đọc sách, sáng tác thơ văn... để tham quan và chụp ảnh.
Lăng Vua Minh Mạng (Hiếu Lăng)
Cách trung tâm thành phố Huế 12 km, nằm trên núi Cẩm Khê, gần ngã ba Bằng Lãng, Lăng Minh Mạng (hay Hiếu Lăng) là nơi yên nghỉ của vị vua thứ hai nhà Nguyễn.
So với Lăng Khải Định hay Lăng Tự Đức, Lăng Minh Mạng không nguy nga, tráng lệ bằng, nhưng nơi đây lại là nơi đạt chuẩn mực về kiến trúc lăng tẩm.
Hình ảnh Lăng Minh Mạng. Ảnh: hiddenlandtravel.
Lăng Minh Mạng rộng 26 ha, gồm 40 công trình kiến trúc lớn nhỏ nằm trên một khu đồi núi, sông, hồ thoáng mát. Hầu hết các hạng mục chính được xây dựng theo trục đối xứng, góp phần làm cho không gian trở nên uy nghiêm, khuôn thước và tráng lệ.
Tuy nhiên, tổng thể lăng không hề bị khô cứng mà vẫn rất nên thơ bởi nằm giữa những hồ nước phủ đầy sen, bên cạnh là đồi thông reo gió hát, tạo nên một bức tranh thiên nhiên sơn thủy hữu tình.
Lăng Vua Gia Long (Thiên Thọ Lăng)
Lăng Gia Long (hay Thiên Thọ Lăng) là nơi vị vua đầu tiên của triểu Nguyễn yên nghỉ. Trong số các lăng tẩm triều Nguyễn, đây là nơi có vị trí đẹp nhất bởi thế núi dáng sông bề thế.
Lăng Gia Long nằm trong một vùng núi hoang sơ, non xanh nước biếc thuộc xã Hương Long, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Vị trí của lăng phía trước có ngọn ại Thiên Thọ án ngữ, phía sau có 7 ngọn núi làm hậu án. Bên trái có 14 ngọn núi gọi là "tả thanh long", bên phải có 14 ngọn gọi là "hữu bạch hổ".
Lăng vua Gia Long được chia làm 3 khu vực chính: ở giữa là khu lăng mộ của vua và hoàng hậu Thừa Thiên Cao, phía bên phải lăng là khu vực tẩm điện, phần bên trái là Bi Đình - tấm bia lớn khắc "Thánh ức Thần Công" do vua Minh Mạng soạn ra nhằm ca ngợi vua cha được chạm khắc tinh tế, sắc sảo.
Lăng Gia Long không chỉ là một công trình kiến trúc có vẻ đẹp cổ kính, đặc sắc và mang tính lịch sử, mà còn là minh chứng câu cho chuyện tình yêu đầy lãng mạn của vua Gia Long và hoàng hậu Thuận Thiên Cao.
Lăng Gia Long là khu lăng tẩm duy nhất mà vua và hoàng hậu được song táng. Ảnh: Facebook Tran Thu Thuy
Lăng Gia Long là khu lăng tẩm duy nhất mà vua và hoàng hậu được song táng, mộ của vua nằm bên trái còn bên phải là mộ của bà Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu. Hình ảnh hai ngôi mộ của vua và hoàng hậu nằm cạnh nhau thể hiện tình nghĩa vợ chồng son sắt, thuỷ chung, cùng vào sinh ra tử, vượt qua mọi sóng gió cuộc đời.
3 resort sang chảnh cho kỳ nghỉ dưỡng ở xứ Huế Lưu trú trong những resort sang trọng với kiến trúc đặc sắc sẽ khiến kỳ nghỉ tại xứ Huế của du khách thêm đáng nhớ. Azerai La Residence nằm bên dòng Hương Giang thơ mộng, với khuôn viên sân vườn rộng. Nét đặc biệt của resort là khu dinh thự cổ ở trung tâm được xây dựng vào những năm 1930 như một...