Khám phá đỉnh Hòn Vượn ở Huế
Đỉnh Hòn Vượn là một địa điểm du lịch mới mẻ thời gian gần đây hấp dẫn du khách đến Huế, đặc biệt là giới trẻ.
Hòn Vượn thuộc địa phận thôn Đồng Chầm, phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Du khách đi theo hướng chùa Thiên Mụ, qua Văn Thánh (ảnh), Võ Thánh là những địa điểm nổi tiếng của Huế. Từ đó, đi lên chùa Huyền Không Sơn Thượng, gửi xe ở bãi giữ xe của chùa và bắt đầu đi lên núi Triều Sơn Phương tức đỉnh Hòn Vượn.
Có khá nhiều khó khăn khi đi lên đỉnh Hòn Vượn vì phải đi qua khu rừng tràm có độ dốc lớn, thường du khách đi vào mùa khô sẽ dễ dàng hơn.
Đỉnh núi Hòn Vượn rất hùng vĩ.
Đi lên đến đỉnh mất một khoảng thời gian đáng kể nhưng khi chinh phục được cảm thấy rất thú vị.
Du khách cần mang thêm nước uống và trái cây, bánh mặn bánh ngọt để ăn.
Video đang HOT
Nhiều vị trí trên đỉnh Hòn Vượn chụp những tấm hình rất ấn tượng.
Một nữ võ sinh chụp ảnh với thế võ tấn công.
Hiện khu vực đỉnh núi Hòn Vượn vẫn còn một số động vật hoang dã sinh sống. Du khách có thể cắm trại ngủ lại trên đỉnh này và chiêm ngưỡng cảnh hoàng hôn buông xuống đến bình minh sáng mai đẹp nhẹ nhàng cuốn hút.
Những điểm đến thú vị ở Huế ít người biết
Huế là điểm đến quen thuộc với khách du lịch trong và ngoài nước, nhưng vùng đất Thần Kinh còn ẩn chứa nhiều địa danh độc đáo, hấp dẫn ít người biết.
Huế là kinh đô của Việt Nam dưới triều đại Tây Sơn (1788-1801) và thời Nguyễn (1802-1945). Đến Huế, khách du lịch thường lựa chọn tản bộ trong Đại Nội, ghé thăm chùa Thiên Mụ hay thưởng ngoạn kiến trúc tuyệt mỹ và cảnh sắc núi rừng bao la tại 7 khu lăng tẩm hoàng đế nhà Nguyễn. Nhưng vùng đất Thần Kinh còn ẩn chứa nhiều địa danh độc đáo, hấp dẫn du khách.
Hổ Quyền - Điện Voi Ré
Địa chỉ: Phường Thủy Biều, thành phố Huế
Hổ Quyền được xây dựng năm 1830, với mục đích tổ chức những trận chiến sinh tử giữa voi và hổ để bậc đế vương tiêu khiển. Đây là đấu trường dành cho voi và hổ duy nhất trên thế giới hiện nay, thường được ví là "Colosseum của Việt Nam". Trận chiến cuối cùng tại Hổ Quyền diễn ra vào năm 1904, dưới thời vua Thành Thái.
5 chuồng cọp trong Hổ Quyền.
Hổ Quyền là đấu trường lộ thiên hình vành khăn, được bao quanh bởi 2 vòng tường thành (chu vi 145 m) bằng gạch vồ, đá thanh. Sân đấu có dạng lòng chảo với đường kính 44 m. Khán đài dành cho vua nằm ở phía bắc đấu trường, bên trái là hệ thống cấp bậc dành cho vua và hoàng thân, bên phải dành cho quan lại và binh lính. Hổ Quyền có 5 chuồng cọp nằm trong khuôn viên và một cổng để voi tiến vào khi trận chiến chuẩn bị diễn ra.
Hổ Quyền, đấu trường độc đáo tại cố đô Huế.
Cách Hổ Quyền không xa là Điện Voi Ré. Theo truyền thuyết, sau khi chủ nhân chết trận, một con voi đã chạy đến đồi Thọ Cương, rống lên những tiếng thảm thiết rồi chết. Khi lên ngôi, vua Gia Long cho xây dựng Điện Voi Ré thờ phụng vị thần và 4 con voi dũng cảm trong các trận chiến của quân Nguyễn, bên mộ con voi năm xưa.
Long Châu miếu, chứng tích của đội kinh tượng nhà Nguyễn. Ảnh: Kiến Thức.
Điện Voi Ré tọa lạc trên khu đất rộng khoảng 2.000 m2, gồm các hạng mục như cổng tam quan, hồ Điện, bức bình phong long mã, Đông Phối điện, Tây Phối điện và Long Châu miếu. Long Châu miếu là công trình quan trọng nhất, được xây dựng theo kiểu nhà kép (trùng thềm điệp ốc). Tương truyền, những con voi trước khi đến Hổ Quyền sẽ được quản tượng đưa đến uống nước ở hồ Điện để tăng khí thế chiến đấu.
Huyền Không Sơn Thượng
Địa chỉ: Phường Hương Hồ, thành phố Huế
Chốn tiên cảnh Huyền Không Sơn Thượng.
Huyền Không Sơn Thượng thuộc hệ phái Nam tông, khác với nhiều chùa tại Huế. Ngôi chùa nằm ẩn sâu trong thung lũng, xung quanh là những đồi thông xanh ngát tạo cho du khách cảm giác thanh bình, tĩnh mịch khi tham quan. Chùa được chia thành 2 không gian chính: Nội viện (tĩnh tu) và ngoại viện (thờ cúng). Chính điện là công trình quan trọng nhất của Huyền Không Sơn Thượng, được xây dựng bằng gỗ theo lối kiến trúc nhà rường Huế xưa để thờ Phật Thích Ca.
Không gian thanh bình, tĩnh lặng tại ngôi chùa cổ kính.
Quang cảnh chùa đẹp như bức tranh thủy mặc với màu xanh của rừng trúc, màu tím của những hoa súng khoe sắc trên mặt hồ, màu nâu đỏ của gạch Bát Tràng lát nền sân vườn... Ngoài ra, Huyền Không Sơn Thượng còn có vườn thư pháp, nơi lưu giữ tác phẩm chứa đựng tư tưởng phật học và nhân sinh của các sư thầy trụ trì. Huyền Không Sơn Thượng là công trình tiêu biểu cho nét Huế, hồn Việt ở vùng đất Thần Kinh.
Lăng chúa Nguyễn
Địa chỉ: Xã Hương Thọ, thành phố Huế
Không tráng lệ như 7 khu lăng tẩm hoàng đế nhà Nguyễn, nơi yên nghỉ của các chúa Nguyễn lặng lẽ giữa núi rừng cố đô Huế. Sau khi nhà Tây Sơn chiếm được Phú Xuân, lăng mộ các chúa Nguyễn bị tàn phá và hủy hoại hoàn toàn. Vua Gia Long đã cho xây dựng lăng mộ các chúa Nguyễn dựa trên phong cách kiến trúc của lăng Chiêu Nghi, công trình duy nhất còn nguyên vẹn bấy giờ.
Một số lăng các chúa Nguyễn dần trở thành phế tích.
Mỗi khu lăng mộ bao gồm 2 vòng thành có chiều cao bằng nhau, vòng ngoài xây bằng đá bazan, vòng trong xây bằng gạch. Trong lăng có 2 bức bình phong long mã, trang trí bằng cách ghép sành sứ rất sinh động. Tuy vậy, thăng trầm lịch sử khiến lăng mộ của những người có công mở mang bờ cõi về phương nam bị xuống cấp trầm trọng.
Đầm Chuồn
Địa chỉ: Xã Phú An, huyện Phú Vang
Khung cảnh tuyệt đẹp ở đầm Chuồn lúc bình minh.
Đầm Chuồn thuộc hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, cách thành phố Huế 15 km về phía đông. Du khách sẽ được trải nghiệm lênh đênh trên những chiếc đò, cảm nhận vị mặn của gió biển và ngắm nhìn khung cảnh mênh mang sóng nước tại đầm Chuồn lúc sáng sớm (hoặc hoàng hôn). Ngoài ra, khi đến đầm Chuồn, khách du lịch có thể thưởng thức hải sản tươi sống và đặc sản nơi đây như bánh khoái cá kình hay bún nghệ xào ngao.
Cầu ngói Thanh Toàn
Địa chỉ: Xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy
Cầu ngói Thanh Toàn có kiến trúc độc đáo.
Cầu ngói Thanh Toàn xây dựng vào năm 1776, được làm bằng gỗ theo lối "thượng gia hạ kiều" (trên nhà, dưới cầu). Công trình gồm 7 gian, trong đó gian giữa thờ bà Trần Thị Đạo, người đã cúng tiền cho dân làng xây dựng chiếc cầu. Cầu có chiều dài 18 mét, bắc qua nhánh nhỏ của sông Như Ý tạo nên phong cảnh thôn quê bình dị, hữu tình. Hiện nay, cầu ngói Thanh Toàn vẫn giữ được vẻ đẹp cổ kính và giá trị nghệ thuật độc đáo sau nhiều lần trùng tu.
Mùa hoa muồng ở cố đô Huế Từ cuối tháng 5 đến giữa tháng 7, ngoài hoa phượng, bằng lăng và điệp, cố đô Huế còn được tô điểm bởi sắc vàng, hồng của hoa muồng. Đầu mùa hè là thời điểm Huế trở nên rực rỡ nhất với vô vàn loài hoa khoe sắc: từ hoa sen, hoa phượng, bằng lăng, điệp vàng... Trong đó có hoa muồng, gây...