Cố đô Huế đón du khách thứ 2 triệu
Sáng 30.12, Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế tổ chức đón và trao giấy chứng nhận du khách thứ 2 triệu cho bà Sandra, quốc tịch Anh, đến tham quan di tích cố đô Huế trong đoàn của Hãng lữ hành Vido tour.
Ngoài giấy chứng nhận, bà Sandra được nhận quà tặng đặc biệt gồm vé tham dự “Dạ nhạc tiệc” trong chương trình “Đêm hoàng cung” tối 30.12 và gói sản phẩm tham quan, nghỉ dưỡng trị giá 20 triệu đồng tại cố đô Huế, tour tham quan con đường di sản miền Trung 4 ngày 3 đêm (được sử dụng bất cứ thời điểm nào trong năm 2013) do Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế và các doanh nghiệp du lịch tại Huế tài trợ.
Ông Phan Thanh Hải, Giám đốc trung tâm, cho biết việc đón vị khách thứ 2 triệu đến tham quan vào dịp cuối năm có ý nghĩa hết sức đặc biệt, nhất là sự kiện này diễn ra đúng thời điểm của chương trình kích cầu du lịch “Di sản Huế – Tuần lễ của du khách” từ ngày 24 – 30.12.
Video đang HOT
Theo TNO
800 tỷ đồng trùng tu di tích Cố đô Huế
Thủ tướng vừa phê duyệt chính sách hỗ trợ đầu tư bảo tồn và phát huy giá trị di tích Cố đô Huế từ năm 2013 đến 2020 với mức đầu tư 800 tỷ đồng.
Trao đổi với VnExpress.net, ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế cho biết, ngày 12/12 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phê duyệt cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư bảo tồn, phát huy giá trị di tích này.
Cố đô Huế là địa phương đang được Chính phủ quan tâm đầu tư trùng tu để gìn giữ và phát triển di sản văn hóa của nhân loại. Ảnh: Nguyễn Đông
Quyết định ghi rõ, bổ sung có mục tiêu cho Thừa Thiên - Huế từ năm 2013 đến 2020 với tổng mức 800 tỷ đồng, bình quân mỗi năm 100 tỷ đồng. Riêng năm 2013 do ngân sách khó khăn nên bố trí hỗ trợ 50 tỷ đồng các năm sau tùy điều kiện ngân sách sẽ bố trí tăng thêm để đảm bảo tổng mức hỗ trợ như trên.
Thủ tướng cũng giao các bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Văn hóa Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế bố trí vốn từ chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa trong giai đoạn 2013-2015 và giai đoạn đến năm 2020 theo nguyên tắc năm sau cao hơn năm trước để thực hiện các dự án đồng thời bổ sung nguồn vốn từ nguồn thu ngân sách vận động nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) để cùng với ngân sách địa phương đảm bảo vốn đối ứng, ngân sách trung ương hỗ trợ việc thực hiện đề án.
Việc trùng tu di tích nhằm quảng bá di sản Cố đô Huế đến với du khách trong và ngoài nước. Trong ảnh, du khách tham quan di tích Cửu đỉnh. Ảnh: Nguyễn Đông
"Thừa Thiên - Huế là địa phương đầu tiên trong cả nước xây dựng cơ chế này và được Thủ tướng phê duyệt. Có thể nói, đây là quyết định rất quan trọng của Chính phủ nhằm đảm bảo thực hiện thành công đề án quy hoạch, bảo tồn và phát huy giá trị di tích Cố đô Huế, giai đoạn 2010-2020", ông Hải nói.
Cũng theo ông Hải, toàn bộ nguồn kinh phí này sẽ được dùng để trùng tu di tích cố đô Huế đã được Chính phủ thông qua, trong đó có Ngọ Môn, Đông Khuyết Đài, hành lang Tử Cấm thành, Xung khiêm tạ và Dũ Khiêm tạ của lăng vua Tự Đức, Điện Gia thành của lăng vua Gia Long...
Trước đây mỗi năm Thừa Thiên - Huế có 20-25 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Trung ương và khoảng 30 tỷ đồng từ nguồn ngân sách địa phương để trùng tu di tích. "Đây là lần đầu tiên có được nguồn hỗ trợ có mục tiêu của Chính phủ, ngoài ra còn có thêm cơ chế về nguồn vốn ODA...", ông Hải cho biết thêm.
Theo VNE
Nhiều đồ chơi trung thu cổ truyền tại cố đô Huế Không sôi động với những món đồ chơi trung thu hàng Trung Quốc như ở thị trường ở Hà Nội hay TP. Hồ Chí Minh, thị trường đồ chơi trung thu ở Huế vẫn sôi động với những mặt hàng truyền thống. Theo ghi nhận của PV Dân trí tại Huế đến ngày 26/9 (tức 11 tháng 8 âm lịch) thì thị trường...