Cơ điện lạnh (REE) chuyển nhượng 11% vốn Thuỷ điện Miền Nam về công ty năng lượng
Thuỷ điện Miền Nam hiện có vốn điều lệ hơn 937 tỷ đồng, trụ sở đặt tại Tp.HCM. Công ty hiện vận hành 3 nhà máy thuỷ điện là Nhà máy Đa Siat (công suất 13,5MW), Nhà máy Đa Dâng 2 (công suất 34MW) và Nhà máy Đa M’Bri (công suất 75MW).
Công ty TNHH Năng lượng REE vừa nhận chuyển nhượng hơn 10 triệu cổ phần, tương đương 11,09% vốn của CTCP Thủy điện Miền Nam (HoSE: SHP) từ công ty mẹ. Theo đó, Năng lượng REE trở thành cổ đông lớn từ ngày 10/11/2020.
Được biết, Cơ điện lạnh (REE) vừa có hàng loạt động thái tái cơ cấu mới. Trong đó, Công ty thông qua việc thành lập công ty TNHH Năng lượng REE sở hữu 100% vốn, thời gian thực hiện từ quý 3-4/2020, vốn điều lệ vào mức 6.380 tỷ đồng. Vốn góp Năng lượng REE bằng tài sản từ việc chuyển sở hữu danh sách các cổ phiếu mảng điện giá trị 6.201 tỷ đồng. Phần còn lại được góp bằng tiền mặt. Danh sách các cổ phiếu bao gồm Nhiệt điện Phả Lại, Thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh, Thủy điện Miền Trung… Năng lượng REE theo đó chỉ mới đi vào hoạt động từ ngày 30/9/2020, có trụ sở tại quận Tân Bình, Tp.HCM.
Ngoài ra, HĐQT cũng thông qua việc chuyển đổi CTCP Nước sạch REE (vốn điều lệ dự kiến 1.630 tỷ đồng) và CTCP Bất động sản REE (vốn điều lệ dự kiến đăng ký mới là 912 tỷ đồng) sang hình thức công ty TNHH MTV. Tại mỗi đơn vị, REE nhận chuyển nhượng 20.000 cổ phần từ 2 cổ đông cá nhân còn lại để sở hữu 100% vốn. Thời gian thực hiện cũng từ quý 3-4/2020.
Về Thuỷ điện Miền Nam, công ty hiện có vốn điều lệ hơn 937 tỷ đồng, trụ sở đặt tại Tp.HCM. Công ty hiện vận hành 3 nhà máy thuỷ điện là Nhà máy Đa Siat (công suất 13,5MW), Nhà máy Đa Dâng 2 (công suất 34MW) và Nhà máy Đa M’Bri (công suất 75MW).
Kết thúc năm 2019, cả 3 nhà máy đều không hoàn thành kế hoạch sản lượng do thời tiết không thuận lợi, theo đó SHP chỉ hoàn thành 96,2% kế hoạch sản lượng toàn công ty. Trong đó, nhà máy Đa Siat hoàn thành 96,3%; nhà máy Đa Dâng 2 hoàn thành 95,3% và nhà máy Đa M’bri hoàn thành 96,7% kế hoạch về sản lượng đề ra của Đại hội đồng Cổ đông.
Sang năm 2020, do vào mùa mưa nên giá bán điện giảm hơn quý 2 liền trước gần 30%, đồng thời nhà máy Đa M’Bri ngừng vận hàng để sửa chữa, kết quả SHP báo lỗ quý 3/2020 gần 2 tỷ đồng (cùng kỳ lãi gần 129 tỷ đồng). Luỹ kế 9 tháng, Công ty lỗ hơn 1,5 tỷ, cùng kỳ lãi 134 tỷ đồng.
Video đang HOT
Giao dịch chứng khoán chiều 10/6: ROS bị chốt lời, VN-Index gặp may
Đã không có thêm sự cố nào xảy ra trong đợt khớp lệnh ATC giống như phiên hôm qua. Sắc tím tràn ngập bảng điện tử và số mã tăng chiếm ưu thế, nhưng VN-Index suýt chút nữa mất điểm.
Trong phiên sáng, nhiều lệnh bán không thể thực hiện được trong đợt ATC hôm qua đã được nhà đầu tư thực hiện trong nửa đầu phiên sáng nay, đẩy VN-Index giảm mạnh xuống vùng 890 điểm.
Tuy nhiên, rất nhanh chóng, với dòng tiền chảy mạnh, VN-Index đã nảy trở lại lên trên tham chiếu khi chốt phiên với sắc xanh chiếm thế áp đảo, trong đó hàng chục mã tăng trần, chủ yếu là các mã nhỏ.
Bước vào phiên giao dịch chiều, sau khi nới nhẹ đà tăng đầu phiên, VN-Index nhanh chóng bị đẩy trở lại tham chiếu và giằng co nhẹ quanh mốc này trước khi gặp may có được sắc xanh nhạt, giữ được mốc tâm lý quan trọng 900 điểm, dù trên bảng điện tử, sắc xanh chiếm ưu thế.
Chốt phiên, VN-Index tăng nhẹ 0,57 điểm ( 0,06%), lên 900 điểm với 220 mã tăng, trong khi có 164 mã giảm, trong đó có tới 54 mã tăng trần và chỉ 10 mã giảm sàn. Tổng khối lượng giao dịch đạt 542,9 triệu đơn vị, giá trị 7.135,6 tỷ đồng, tăng nhẹ về khối lượng, giảm nhẹ về giá trị giao dịch so với phiên hôm qua, nhưng phiên hôm qua không tính đợt ATC. Còn so với phiên giao dịch đầu tuần, thanh khoản hôm nay giảm 5% về khối lượng và 15% về giá trị. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 28,6 triệu đơn vị, giá trị 762,4 tỷ đồng.
VN-Index đóng cửa gần như không đổi khi sắc xanh và sắc tím trần ngập bảng điện tử là do nhiều mã lớn giảm giá, dù mức giảm không mạnh. Có thể kể đến như VIC, VHM, VHM, GAS, SAB, HPG, MSN, HVN, FPT...
Trong khi đó, nhóm ngân hàng vẫn giữ được đà tăng tốt, như CTG tăng 1,86% lên 24.650 đồng, TCB tăng 1,39% lên 21.850 đồng, MBB tăng 2,76% lên 18.600 đồng, TPB tăng 1,62% lên 22.000 đồng, đặc biệt STB tăng trần lên 11.500 đồng với 30,78 triệu đơn vị được khớp. Các mã VCB, VPB, BID tăng nhẹ, EIB đứng giá, còn HDB giảm nhẹ.
Trong các mã thị trường, trong khi ROS bị chốt lời sau chuỗi 4 phiên tăng trần, nền đóng cửa giảm 5,96% xuống 3.470 đồng, thậm chí có lúc xuống sàn 3.440 đồng, khớp tới 60,2 triệu đơn vị, thì ITA, DLG, HBC, KBC, OGC, HHS, TDH, DRH, FCN... lại đóng cửa với sắc tím đậm.
Trong đó, ITA tăng trần lên 5.670 đồng, khớp 52,6 triệu đơn vị, chỉ đứng sau ROS về thanh khoản, còn dư mua giá trần hơn 7,4 triệu đơn vị. DLG lên 1.730 đồng, khớp 12,4 triệu đơn vị và còn dư mua giá trần gần 2,4 triệu đơn vị...
Trong khi đó, TNI dù mở cửa với mức giá trần 9.080 đồng, nhưng sau đó lực bán mạnh đã đẩy mã này xuống sàn 7.900 đồng, trước khi hồi phục trở lại. Đóng cửa, TNI tăng 3,18% lên 8.760 đồng, khớp gần 5,3 triệu đơn vị.
Các mã khác có sắc tím hôm nay có thể kể đến EVG, LMH, TTB, JVC, FIT, FTM, DAH, TDG, VOS, QBS...
Trên HNX, đà tăng của chỉ số chính trên sàn này thu hẹp dần trong phiên chiều và có lúc đã chớm đỏ trước khi lấy lại sắc xanh vào cuối phiên nhờ sự hỗ trợ của ACB và SHB.
Chốt phiên, HNX-Index tăng 0,56 điểm ( 0,46%), lên 120,68 điểm với 113 mã tăng, trong khi chỉ có 64 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 74,9 triệu đơn vị, giá trị 778,9 tỷ đồng, giảm 13,8% về khối lượng và 4,7% về giá trị so với phiên hôm qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 2,1 triệu đơn vị, giá trị 32,7 tỷ đồng.
Trong các mã lớn, ACB tăng nhẹ 0,39% lên 25.600 đồng, khớp 6,5 triệu đơn vị, SHB tăng 0,62% lên 16.200 đồng, khớp 4,87 triệu đơn vị, PVI tăng 1,62% lên 31.400 đồng, trong khi PVS giảm 0,73% xuống 13.600 đồng, khớp 6,9 triệu đơn vị.
Trong các mã nhỏ, HUT đóng cửa ở mức trần 2.700 đồng, khớp 7 triệu đơn vị, đứng đầu sàn HNX, nhưng không có dư mua giá trần. CEO cũng leo lên mức trần 10.300 đồng khi chốt phiên, khớp 5,2 triệu đơn vị.
Ngoài ra, còn phải kể đến hàng loạt mã khác tăng trần, chủ yếu là các mã nhỏ, như BII, ACM, KVC, NHP, VIG, PVC, S99, AAV...
Thị trường UPCoM cũng có diễn biến giống 2 sàn niêm yết khi giằng co nhẹ quanh tham chiếu và đóng cửa gần như không đổi.
Chốt phiên, UPCoM-Index tăng 0,01 điểm ( 0,02%), lên 57,3 điểm với 107 mã tăng và 92 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 45 triệu đơn vị, giá trị 605 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp 9,4 triệu đơn vị, giá trị 170,7 tỷ đồng.
LPB, BSR, OIL vẫn là 3 mã có thanh khoản tốt nhất trên thị trường này với lần lượt 7,7 triệu đơn vị, 5,8 triệu đơn vị và 3,1 triệu đơn vị, trong đó LPB và BSR đứng ở mức tham chiếu 9.400 đồng, 7.700 đồng, còn OIL tăng 4,49% lên 9.300 đồng.
3 mã có thanh khoản tốt tiếp theo là PPI (1,9 triệu đơn vị), PXL (gần 1,8 triệu đơn vị) và TDP (1,1 triệu đơn vị), tỏng đó PPI đóng cửa ở mức trần 600 đồng, PXL tăng 3,96% lên 10.500 đồng, còn TDP giảm 13,04% xuống 20.000 đồng.
VIB là mã cuối cùng khớp trên 1 triệu đơn vị hôm nay, đóng cửa giảm 0,56% xuống 17.800 đồng.
Trên thị trường phái sinh, các hợp đồng tương lai chỉ số VN30 đều tăng mạnh hôm nay, bất chấp VN30 chỉ tăng khiêm tốn. Cụ thể, VN30-Index tăng 0,25% lên 839,11 điểm, trong khi VN30F2006 tăng 1,49% lên 839,3 điểm với 185.721 hợp đồng được chuyển nhượng, khối lượng mở 24.282 hợp đồng. Các hợp đồng còn lại đều tăng trên 1%.
Trên thị trường chứng quyền, sắc đỏ lại chiếm ưu thế với 21 mã tăng, trong khi có tới 37 mã giảm. Trong đó, CSTB2001 là mã có thanh khoản tốt nhất với hơn 1,07 triệu đơn vị được chuyển nhượng, đóng cửa tăng 190,9% lên 640 đồng. Tiếp đến là CROS2001 với hơn 1,06 triệu đơn vị, đóng cửa ở tham chiếu 10 đồng.
Đầu tư Vinatex-Tân Tạo muốn mua thêm 5 triệu cổ phiếu KBC Đầu tư Vinatex-Tân Tạo muốn mua thêm 5 triệu cổ phiếu KBC từ ngày 15/6. Trước đó ông Đặng Thành Tâm đã mua 10 triệu cổ phiếu để nắm giữ 18,15% cổ phần KBC. Công ty Đầu tư Vinatex-Tân Tạo vừa đăng ký mua 5 triệu cổ phiếu Tổng công ty phát triển đô thị Kinh Bắc (HoSE: KBC) từ ngày 15/6 đến...