Có dấu vết Covid-19 trong nước sông ở Ấn Độ
Các nhà nghiên cứu phát hiện dấu vết virus gây Covid-19 trong các mẫu nước lấy từ một số sông hồ ở Ấn Độ.
Nhiều người chết vì Covid-19 ở Ấn Độ trong đợt dịch vừa qua . Ảnh REUTERS
Theo tờ India Today, các nhà nghiên cứu thuộc Học viện Công nghệ Ấn Độ (IIT) và Đại học Khoa học môi trường Jawaharlal Nehru đã tìm thấy dấu vết của SARS-CoV-2 gây Covid-19 trong các mẫu nước lấy từ sông Sabarmati, cũng như tại 2 hồ Kankria và Chandola (đều thuộc thành phố ở thành phố Ahmedabad, bang Gujarat).
Giáo sư Manish Kumar thuộc IIT cho rằng việc nước sông hồ có sự hiện diện của virus gây Covid-19 có thể dẫn tới các nguy cơ nguy hiểm tiềm tàng.
Các nhà khoa học cũng đang muốn mở rộng nghiên cứu sang các sông hồ khác trên khắp Ấn Độ để đánh giá nguy cơ.
Hồi đầu tuần này, Karnataka trở thành bang đầu tiên ở Ấn Độ đưa ra hệ thống giám sát nước thải tại thành phố Bengaluru nhằm xác định các cụm dịch Covid-19 tiềm tàng.
Ấn Độ nới khoảng cách giữa hai lần tiêm vắc xin lên 16 tuần
Ấn Độ vừa trải qua đợt dịch có sức tàn phá khủng khiếp làm hàng ngàn người tử vong vì Covid-19 mỗi ngày. Nhiều bang đã ghi nhận tình trạng thi thể nạn nhân Covid-19 không được hỏa táng mà bị thả trôi trên sông Hằng. Hình ảnh được ghi lại cho thấy hàng trăm thi thể trôi trên sông. Một số địa phương còn phải giăng lưới để vớt thi thể.
Biến thể Delta thành chủng trội toàn cầu
Lãnh đạo bộ phận khoa học của WHO nói Delta dần trở thành chủng trội toàn cầu và bày tỏ thất vọng khi một ứng viên vaccine Covid-19 thất bại.
"Delta đang dần trở thành chủng trội toàn cầu do khả năng lây nhiễm cao của nó", Soumya Swaminathan, nhà khoa học trưởng của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nói trong cuộc họp báo ngày 18/6.
Anh báo cáo số ca nhiễm biến chủng Delta, hay B.1.617.2, được phát hiện lần đầu tại Ấn Độ, tăng mạnh. Các quan chức y tế công cộng cao cấp của Đức dự đoán Delta sẽ trở thành chủng trội ở nước này bất chấp tỷ lệ tiêm chủng tăng.
Số ca nhiễm nCoV mới tại Moskva gần đây tăng cao, chủ yếu với biến chủng Delta, làm dấy lên lo ngại về đợt bùng phát thứ ba tại Nga. Điện Kremlin cho biết thái độ không sẵn sàng tiêm vaccine Covid-19 và chủ nghĩa vô chính phủ là nguyên nhân khiến ca nhiễm tại thủ đô Moskva gia tăng.
Soumya Swaminathan trong cuộc phóng vấn với AFP tại Geneva,Thụy Sĩ, ngày 8/5. Ảnh: AFP .
Công ty CureVac của Đức thông báo thất bại trong phát triển vaccine Covid-19, khi sản phẩm của họ chỉ đạt hiệu quả phòng bệnh 47% và không đáp ứng tiêu chuẩn 50% của WHO. CureVac cho biết họ ghi nhận ít nhất 13 biến chủng, trong đó có Delta, trong nhóm tình nguyện viên tham gia thử nghiệm vaccine.
Swaminathan bày tỏ thất vọng về thất bại của CureVac, đặc biệt trong bối cảnh các biến chủng mới với khả năng lây lan cao làm tăng nhu cầu về vaccine mới hiệu quả hơn.
Swaminathan cho biết thế giới đã mong đợi nhiều hơn từ ứng viên vaccine của CureVac, sản phẩm sử dụng công nghệ ARN thông tin (mRNA), tương tự vaccine Pfizer-BioNTech và Moderna với hiệu quả cao tới 90%.
"Chỉ vì một loại vaccine mRNA, chúng ta không thể cho rằng tất cả vaccine mRNA đều giống nhau vì mỗi loại đều có công nghệ hơi khác nhau", Swaminathan nói và cho biết thất bại bất ngờ của CureVac nhấn mạnh giá trị của các thử nghiệm lâm sàng chặt chẽ nhằm kiểm tra sản phẩm mới.
Các quan chức WHO cho biết châu Phi vẫn là khu vực đáng lo ngại, dù khu vực ghi nhận số ca nhiễm mới chiếm khoảng 5% và ca tử vong mới chiếm khoảng 2% toàn cầu.
Mike Ryan, người đứng đầu Chương trình Các tình trạng khẩn cấp của WHO, cho biết số ca nhiễm mới ở Namibia, Sierra Leone, Liberia và Rwanda tăng gấp đôi trong tuần trước khi khi việc tiếp cận vaccine còn hạn chế.
"Đó là tình trạng cực kỳ đáng lo ngại", Ryan nói. "Thực tế phũ phàng là trong thời điểm xuất hiện nhiều biến chủng với khả năng lây nhiễm ngày càng tăng, chúng ta đã bỏ lại những vùng dân cư rộng lớn và dễ bị tổn thương của châu Phi, vốn không được bảo vệ với vaccine".
Mỹ tiêm 300 triệu mũi vaccine trong 150 ngày Giới chức Mỹ thông báo số ca tử vong giảm 90% từ tháng một nhờ nỗ lực tăng tốc tiêm vacicne Covid-19, song nước này "còn nhiều việc phải làm". Thế giới ghi nhận 178.513.114 ca nhiễm nCoV và 3.864.682 ca tử vong, tăng lần lượt 325.893 và 6.567, trong khi 161.246.386 người đã bình phục, theo trang thống kê thời gian thực...